Ông lớn xăng dầu trả cổ tức, ’siêu uỷ ban’ nhận tiền mặt khủng
Petrolimex sẽ chi khoảng 4.400 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức năm 2018.
Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo ngày 30/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018 bằng tiền, tỷ lệ 26% của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX).
Petrolimex sẽ chi hơn 4.400 tỷ đồng tiền mặt trả cổ tức 2018. (Ảnh: PLX)
Với việc chi trả cổ tức 26% bằng tiền mặt, tương đương 2.600 đồng mỗi cổ phần, Petrolimex dự kiến sẽ phải chi hơn 4.400 tỷ đồng cho hơn 1,1 triệu cổ phần đang lưu hành.
Do sở hữu hơn 981 triệu cổ phiếu, tương ứng 83,85%, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ nhận hơn 2.550 tỷ đồng tiền mặt. Petrolimex vẫn là doanh nghiệp chủ đạo của “siêu uỷ ban” khi nộp thuế cho nhà nước 38.200 tỷ đồng trong năm 2018.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2019 cho thấy Petrolimex đạt doanh thu thuần gần 42.000 tỷ đồng, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, biên lãi gộp quý này của tập đoàn tăng lên mức 9%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ khoảng 7% của quý 1/2018.
3 tháng đầu năm, Petrolimex lãi hợp nhất gần 1.294 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm trước đến gần 34%. Đây cũng là quý kinh doanh mà Petrolimex đạt lợi nhuận ròng cao nhất kể từ ngày cổ phiếu được niêm yết.
Theo lý giải của Petrolimex, lợi nhuận quý 1 tăng so cùng kỳ 2018 là do giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại sau chu kỳ giảm mạnh vào quý cuối năm 2018.
Petrolimex cũng được hoàn nhập khoản trích lập dự phòng về giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2018 theo quy định vào kết quả kinh doanh trong kỳ.
Ngoài ra, sản lượng bán ra trên thị trường của toàn hệ thống Petrolimex tăng 4,7% so với cùng kỳ và chi phí tài chính thấp hơn so với cùng kỳ do không phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá và chi phí lãi vay giảm so với cùng kỳ vì dòng tiền gia tăng sau khi bán thành công cổ phiếu quỹ.
Vẫn theo báo cáo, hết quý I, Petrolimex ghi nhận tổng vay và nợ thuê tài chính gần 13.870 tỷ đồng (trong đó 90% là nợ ngắn hạn), bằng xấp xỉ 55% vốn chủ sở hữu. Nợ lớn khiến tập đoàn phải trả lãi vay 184 tỷ đồng từ đầu năm.
Theo vtc.vn
Petrolimex sẽ chi hơn 3.000 tỷ trả cổ tức vào cuối tháng 7
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - HoSE: PLX) vừa thông qua ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2018, dự kiến là ngày 31/5.
Petrolimex vừa thông qua ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2018 dự kiến là ngày 31/5.
Trước đó tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, Petrolimex đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận 2018 với việc thanh toán cổ tức tiền mặt tỷ lệ 26% (mỗi cổ phiếu nhận 2.600 đồng). Tổng số tiền PLX bỏ ra cho đợt thanh toán này là 3.044 tỷ đồng.
Trong đó, cổ đông Nhà nước sẽ nhận hơn 2.552 tỷ đồng, JX Việt Nam sẽ thu về hơn 269 tỷ đồng và các cổ đông khác gần 223 tỷ đồng. Thời gian thanh toán dự kiến ngày 23/7.
Năm 2019, Petrolimex đặt kế hoạch sản lượng xăng dầu xuất bán hợp nhất giảm 5% so với 2018, xuống mức 12,3 triệu m3 tấn. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 195.000 tỷ đồng và 5.250 tỷ đồng, tăng 2% và 3% so với năm trước.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 được công bố, Petrolimex ghi nhận doanh thu thuần đạt 41.960 tỷ đồng, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giá vốn giảm mạnh hơn (9,6%) nên lợi nhuận gộp của Petrolimex tăng tới 18%, đạt 3.778 tỷ đồng.
Trong kỳ, Petrolimex cũng ghi nhận 166 tỷ đồng doanh thu tài chính, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Các công ty liên doanh, liên kết đem về 166 tỷ đồng, giảm 9,5%.
Về chi phí, quý vừa qua, Petrolimex ghi nhận 206 tỷ đồng chi phí tài chính, giảm 23%; trong đó chi phí lãi vay ở mức 184 tỷ đồng, giảm 11%. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng ở mức 2.253 tỷ đồng, tăng 15%; chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 134 tỷ đồng, giảm 10%.
Kết thúc quý I/2019, lợi nhuận trước thuế của Petrolimex đạt 1.568 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 31/3/2019, tổng tài sản của Petrolimex đạt 59.465 tỷ đồng, tăng 5,9% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi ngân hàng lên đến trên 12.000 tỷ đồng, gồm 4.635 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn và 7.460 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Petrolimex đến hết ngày 31/3/2019 ở mức 25.000 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cách đây 3 tháng. Nợ phải trả ở mức 34.465 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,9%.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
'Vua cá tra' Hùng Vương còn lại gì sau nhiều lần 'bán con'? Dù liên tục thoái vốn tại nhiều công ty con nhưng nợ phải trả của Hùng Vương vẫn tiếp tục phình to. Tổng vay nợ tài chính của HVG còn 3.088 tỷ đồng, chiếm 35% tổng nguồn vốn. Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ thoái vốn tại hàng loạt công ty conChứng khoán Bảo Việt thoái vốn khỏi TMT, thu về gần...