“Ông lớn” Việt mang 19 tỷ USD ra nước ngoài đầu tư
Lũy kế đến hết tháng 7/2014, đã có tổng cộng 890 dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Tanzania của Viettel có tổng vốn 355,2 triệu USD (ảnh minh họa).
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố mới đây cho hay, trong 7 tháng đầu năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 68 dự án, đầu tư sang 21 quốc gia với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam là 894 triệu USD.
Các dự án tập trung chủ yếu vào thị trường Campuchia (chiếm 25% tổng số dự án), Myanmar (chiếm 14%); Lào (chiếm 10%); Hoa Kỳ (chiếm 13,2%). Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực buôn bán thương mại chiếm tới 30,8% tổng số dự án và dịch vụ khác chiếm 20,5%.
Tanzania là quốc gia nhận đầu tư lớn nhất từ các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù chỉ có 1 dự án vào Tanzania nhưng đã chiếm 39% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam ra nước ngoài. Xếp thứ hai là thị trường Campuchia (chiếm 31,8% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam ) và kế đến là Burundi (chỉ có 1 dự án chiếm 19%).
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thông tin truyền thông (58,8%) và nông lâm nghiệp (32%).
Lũy kế có 890 dự án đầu tư ra nước ngoài
Như vậy, lũy kế đến hết tháng 7/2014, đã có tổng cộng 890 dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đạt 19 tỷ USD.
Video đang HOT
Các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng – bao gồm cả thăm dò khai thác dầu khí (chiếm 45,5%tổng vốn đăng ký phía Việt Nam), lĩnh vực trồng cây công nghiệp (chiếm 16,24%), lĩnh vực sản xuất điện (11,17%), lĩnh vực viễn thông (9,66%). Còn lại là các lĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản, chế biến chế tạo, thương mại buôn bán, dịch vụ, xây dựng, y tế, vận tải.
Các thị trường thu hút vốn đầu tư lớn nhất là Lào (chiếm 24,89% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam), Campuchia (18%), Nga (12%), Venezuela (9,5%), Peru (7%), còn lại là các thị trường khác có vốn đăng ký chiếm dưới 5% tổng vốn Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành buôn bán thương mại (chiếm 20,34% tổng số dự án), sản xuất chế biến (14,38%), nông nghiệp, trồng trọt (13,82%), khai khoáng – bao gồm cả thăm dò khai thác dầu khí (11,8%).
Đáng chú ý là các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn phần lớn nằm tại lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí (20 triệu – 1,8 tỷ USD), xây dựng mạng viễn thông (150 – 500 triệu USD), trồng cao su (50-80 triệu USD), ngân hàng (~40 triệu USD) và bất động sản…
Đến hết năm 2013, vốn thực hiện lũy kế phía Việt Nam đạt 4,97 tỷ USD, dự kiến vốn thực hiện 7 tháng đầu năm 2014 là 608,9 triệu USD và cả năm 2014 là 1,15 tỷ USD.
Một số dự án lớn của DN Việt đầu tư ra nước ngoài trên 50 triệu USD: – Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Tanzania của Viettel (355,2 triệu USD);
- Dự án đầu tư mạng viễn thông tại Burundi của Viettel (170 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP An Đông Mia (80,4 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Cao su Tây Ninh (64,7 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Dầu Tiếng – Kratie (63,8 triệu USD);
- Dự án trồng cao su tại Campuchia của CTCP Tân Biên – Kampongthom (61,98 triệu USD).
Sáu dự án trên đã có số vốn đăng ký 796 triệu USD (trong tổng 894 triệu USD), chiếm 89% tổng vốn đăng ký.
Bích Diệp
Theo dantri
Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Khó khăn, phức tạp
Hàng loạt những vụ án về tội phạm sử dụng công nghệ cao bị lực lượng Công an bóc gỡ mới đây cho thấy, loại tội phạm này đang hoạt động ngày càng tinh vi, táo tợn.
Tình hình vi phạm pháp luật thông qua mạng internet, mạng viễn thông đang diễn biến hết sức phức tạp, làm "đau đầu" lực lượng chức năng phòng và chống...
Ngân hàng: "Miếng mồi" béo bở!
Ngày 4/7, Phòng Cảnh sát chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) Công an TP. Hà Nội cho biết, đã phối hợp cùng Đội 3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an thành phố và Phòng 3, C50 (Bộ Công an) triệt phá ổ nhóm người Trung Quốc cấu kết với người Việt Nam chiếm đoạt tiền qua hệ thống thanh toán quốc tế của các ngân hàng. Cơ quan điều tra xác định, có bốn đối tượng liên quan và ra lệnh bắt khẩn cấp hai đối tượng Zeng Xiao Tian (Tăng Hiếu Thiên) người Trung Quốc và Đinh Văn Chính (29 tuổi, ở xã Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội) về hành vi "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" theo Điều 222b Bộ luật Hình sự.
Cán bộ Trung tâm phục hồi dữ liệu điện tử của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đang tác nghiệp, truy tìm dấu vết tội phạm. Ảnh: NDĐT
Theo tài liệu cơ quan Công an, Zeng Xiao Tian sang Việt Nam khoảng 3 năm nay. Một năm trở lại đây, Tian thuê một số thanh niên Việt Nam là sinh viên mới ra trường, chưa có việc làm, đứng ra đăng ký thành lập công ty và giữ chức Giám đốc. Tuy nhiên, thực chất đây là các công ty "ma" được thành lập không có hoạt động. Sau đó, các công ty này ký hợp đồng với các ngân hàng để thuê máy POS (máy thanh toán thẻ). Các đối tượng sử dụng thẻ tín dụng giả quẹt vào máy POS và chuyển tiền về tài khoản công ty mà chúng đã đăng ký. Khi tiền được chuyển vào, các đối tượng lập tức ra ngân hàng hoặc cây ATM rút hết.
Với thủ đoạn đó, năm 2013, Zeng Xiao Tian thuê Đinh Văn Chính thành lập Công ty TNHH Ninh Cát tại địa chỉ phòng 2603, Tòa nhà Licogi 13, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội do Chính làm Giám đốc, tạo vỏ bọc cho Tian làm Giám đốc điều hành. Tiếp đó, Zeng Xiao Tian chỉ đạo Chính thành lập thêm ba công ty khác.
Sau khi thành lập bốn công ty, Zeng Xiao Tian cùng Đinh Văn Chính đã lựa chọn ngân hàng có cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ (các ngân hàng có cung cấp dịch vụ thanh toán quẹt thẻ qua máy POS) trên địa bàn TP. Hà Nội mở tài khoản và hợp đồng dịch vụ thanh toán thẻ, sử dụng thẻ giả quẹt qua máy POS chuyển tiền vào tài khoản các công ty đã mở để rút trực tiếp tại các ngân hàng hoặc cây ATM. Bằng thủ đoạn nêu trên, chúng đã thực hiện thành công hơn 300 lượt giao dịch và cũng có nhiều lần giao dịch thất bại. Để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, nhóm đối tượng này chỉ mở công ty một vài tháng rồi lại giải tán, thành lập công ty khác. Có ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu sử dụng thẻ tín dụng giả đã cắt hợp đồng với công ty và thu hồi máy POS thì chúng lại lập công ty khác để giao dịch. Theo thống kê sơ bộ tại Ngân hàng Oceanbank, số tiền nhóm đối tượng này đã chiếm đoạt qua thanh toán POS lên đến hơn một tỷ đồng.
Từ vụ việc trên, lần theo các trang hồ sơ vụ án tội phạm công nghệ cao của PC50 Hà Nội cho thấy: Thời gian qua, tội phạm công nghệ cao đã gia tăng các hoạt động phi pháp, không chỉ đột nhập vào hệ thống máy tính của các công ty, ngân hàng trong nước để đánh cắp dữ liệu khách hàng, từ đó làm giả thẻ tín dụng để rút tiền hoặc ra lệnh giả để chuyển tiền, mà vươn ra nước ngoài với tính chất hoạt động xuyên quốc gia, đồng thời "nhắm" vào cả người dân để thực hiện hành vi phạm tội. Điển hình là mới đây, ngày 3/7, Công an TP. Hà Nội đã bắt giam hai đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc) là Chang Khai Yeu và Hsieh Ming Hsin, trú tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội để điều tra làm rõ về hành vi "đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet".Cuộc chiến đầy cam go, phức tạp
Từ các vụ tội phạm công nghệ cao gia tăng các hoạt động phạm pháp cho thấy, các nhà mạng viễn thông lộ ra kẽ hở qua việc sử dụng các thiết bị hiện đại kết nối vào mạng điện thoại trong nước. Tội phạm thường dùng thủ đoạn là dẫn dụ thuê bao vào mê cung kết nối đến các đầu số giả của các cơ quan chức năng nhằm mục đích đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo thống kê của Công an, trong khoảng một tháng qua đã có 16 người dân ở các tỉnh, thành trên toàn quốc bị lừa đảo với phương thức như trên, trong đó có 7 người ở Hà Nội và hai người ở TP. Hồ Chí Minh bị chiếm đoạt gần hai tỷ đồng. Những vụ việc có tính chất như trên liên tục xảy ra trong thời gian gần đây, trong khi đó, hiệu quả đấu tranh triệt phá của lực lượng chức năng còn hạn chế.
Một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng cho biết, thực tế hiện nay đang cho thấy, đảm bảo an ninh mạng cũng như an ninh máy tính vốn không phải là một việc đơn giản nhưng truy tìm, xử lý các tội phạm công nghệ cao lại càng khó khăn, phức tạp. Một trong những khó khăn trong đấu tranh của lực lượng chức năng đối với các vụ án sử dụng công nghệ cao là khó xác định được người bị hại cụ thể (ví dụ vụ án lừa đảo tài chính trên website www.colonyinvest.net năm 2007 có vài ngàn người là nạn nhân), hoặc không thể xác định được người bị hại (do người bị hại sống ở nước ngoài; người bị hại không hợp tác vì không muốn lộ danh tính...), do đó, có những vụ án phải đình chỉ điều tra, hoặc chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng phạm tội. Điều đó đòi hỏi phải có nỗ lực chung, sự kết hợp giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Như vậy, nhiều hành vi khác như tấn công trái phép vào máy tính, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu... bị hầu hết các nước phát triển coi là hành vi phạm tội nhưng chưa được Bộ luật Hình sự Việt Nam điều chỉnh. Đối với những tội có quy định trong Bộ luật Hình sự thì chế tài răn đe kẻ phạm tội cũng chưa đủ nghiêm khắc. Ngoài ra, các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng còn thiếu hoặc chưa đủ sức răn đe, có thể khiến tội phạm coi thường. Những khe hở này gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi phối hợp với các nước phòng chống tội phạm Việt Nam tấn công mục tiêu ở nước ngoài và ngược lại, đồng thời cũng là những điểm yếu dễ bị tội phạm lợi dụng.
Theo Công lý
"Bóng ma" Ptracker và vụ án nghe lén điện thoại đầu tiên ở Việt Nam Ptracker - phần mềm nghe lén điện thoại đầu tiên vừa bị cơ quan Công an phát hiện - đang trở thành "bóng ma" ám ảnh nhiều người, nhiều nhà. Ptracker còn gây nên nỗi ám ảnh, sự nghi kỵ và thậm chí cả những lời rủa xả... Nghe lén điện thoại tưởng đâu chỉ là... chuyện bên Mỹ nhưng hóa ra không...