‘Ông lớn’ Sembcorp sắp khởi công trung tâm kho vận đầu tiên tại miền Trung
Sembcorp Industries, nhà cung cấp giải pháp năng lượng và đô thị tại Singapore, sẽ khởi công dự án trung tâm kho vận đầu tiên tại Quảng Ngãi vào ngày 2/12 tới.
‘Ông lớn’ Sembcorp sắp khởi công trung tâm kho vận đầu tiên tại miền Trung
Trung tâm kho vận Sembcorp Logistics Park là dự án nhà kho xây sẵn đầu tiên nằm tại khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi. Dự án trưng bày 3 khối nhà kho một tầng với tổng diện tích đất 6ha và tổng diện tích sàn là 35.500m2, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2023.
Dự án nằm trong phạm vi gần các trung tâm hậu cần như cảng biển (Sa Kỳ và Dung Quất), sân bay (Chu Lai và Đà Nẵng) và đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
“Các xu hướng lớn về khử carbon và đô thị hóa đang tiếp tục định hình nền kinh tế Việt Nam. Qua việc xây dựng Sembcorp Logistics Park Quảng Ngãi, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho các doanh nghiệp những giải pháp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp vào con đường hướng tới sự phát triển bền vững của Việt Nam”, ông Charles Chong, Giám đốc Phát triển Sembcorp tại Việt Nam, cho hay.
Sembcorp đã phát triển các trung tâm kho vận tại TP. Hải Phòng được trang bị các tấm pin mặt trời trên mái nhà, cung cấp 2,7MWp điện năng xanh cho khách hàng.
Video đang HOT
Năm 2021, Sembcorp Logistics Park Hải Dương là dự án kho bãi đầu tiên tại Việt Nam đăng ký chứng chỉ xanh Lotus – hệ thống đánh giá công trình xanh do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam phát triển.
Sembcorp đánh dấu sự mở rộng ra miền Trung qua các khu trung tâm kho vận tại Quảng Ngãi và Nghệ An, trở thành công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh kho bãi trong khu vực.
Sembcorp đầu tư tại Việt Nam vào năm 1996, thông qua việc thành lập Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP). Kể từ đó, 12 khu VSIP đã được phát triển trên khắp các vùng kinh tế tại Việt Nam, thu hút 17,6 tỷ USD đầu tư từ khoảng 850 nhà sản xuất và doanh nghiệp quốc tế.
Doanh nghiệp này cũng là nhà cung cấp điện lâu năm tại Việt Nam thông qua việc phát triển dự án điện độc lập đầu tiên Phú Mỹ 3, một cơ sở tuabin khí chu trình hỗn hợp 746MW.
Các 'ông lớn' công nghệ đổ hàng tỉ USD vào ngành chip ở Việt Nam
Samsung, Intel, Amkor Technology và các công ty khác đang đổ hàng tỉ USD vào ngành công nghiệp chip của Việt Nam, theo một bài viết đăng trên diễn đàn chính sách quốc tế East Asia Forum mới đây.
Nhà máy của Samsung tại tỉnh Thái Nguyên - Ảnh: SAMSUNG
Trong bài viết có tiêu đề "Vietnam climbs the chip value chain" (tạm dịch: Việt Nam gia tăng vị thế trong chuỗi giá trị bán dẫn) đăng trên diễn đàn chính sách quốc tế East Asia Forum tuần này, hai nhà nghiên cứu Lê Phan và Nguyễn Hải Thanh đến từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) của Việt Nam cho biết nhiều công ty đa quốc gia đang rót hàng tỉ USD vào hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
Sự gia nhập ngành bán dẫn của Việt Nam
Tháng 8 năm nay, Tổng giám đốc Công ty Samsung Electronics (Hàn Quốc) Roh Tae Moon đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và công bố khoản đầu tư 850 triệu USD để sản xuất linh kiện bán dẫn tại tỉnh Thái Nguyên.
"Khoản đầu tư này sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong bốn quốc gia - cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ - sản xuất chất bán dẫn cho nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới này. Việc lựa chọn Việt Nam thay vì các quốc gia phát triển hơn nói lên nhiều điều về tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi giá trị chất bán dẫn" - các tác giả nhận định.
Các tác giả chỉ ra Việt Nam vốn không phải là gương mặt mới trong ngành bán dẫn. Nhà máy bán dẫn đầu tiên của Việt Nam (Z181) được thành lập vào năm 1979 để sản xuất và xuất khẩu các linh kiện bán dẫn sang khối Xô Viết trong Chiến tranh Lạnh.
Sự tan rã của Liên Xô và lệnh cấm vận thương mại sau đó đã chấm dứt nỗ lực đầu tiên của Việt Nam trong việc phát triển năng lực sản xuất chất bán dẫn.
Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu nói trên nhận định mong muốn tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu vẫn tồn tại ở Việt Nam. "Đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, chất bán dẫn đại diện cho cả cơ hội kinh tế và lợi ích an ninh quốc gia" - các tác giả khẳng định.
Việc tham gia vào chuỗi giá trị bán dẫn đồng nghĩa sẽ thâm nhập vào thị trường toàn cầu vốn được dự báo đạt 1.400 tỉ USD vào năm 2029 với tốc độ tăng trưởng gộp hằng năm 12%. Điều đó cũng giúp tăng chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn trong nước, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao liên quan và nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất điện tử của Việt Nam.
Chất bán dẫn cũng liên quan tới an ninh quốc gia. Sự phụ thuộc vào chip nhập khẩu khiến cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia dễ bị tổn thương khi có các gián đoạn trong chuỗi cung ứng và tiềm ẩn các rủi ro do phần mềm độc hại. Chẳng hạn lệnh cấm xuất khẩu chip của Mỹ đối với Trung Quốc làm dấy lên lo ngại ở Việt Nam về một kịch bản tương tự trong tương lai.
Tại sao Việt Nam hấp dẫn?
Các tác giả chỉ ra các chính sách khuyến khích của Việt Nam dành cho các dự án công nghệ cao không phải là lý do duy nhất khiến các công ty đa quốc gia đổ hàng tỉ USD vào hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
Công nhân làm việc tại một nhà máy điện tử ở Việt Nam - Ảnh: ASIA TIMES/FACEBOOK
Một lợi thế của Việt Nam so với các nước láng giềng là nguồn nhân lực kỹ thuật trẻ, chất lượng, với chi phí tương đối thấp. Hơn 40% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học của Việt Nam đang theo học chuyên ngành khoa học và kỹ thuật. Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật nhất.
"Khi rủi ro của việc 'bỏ hết trứng vào một giỏ' ở Trung Quốc tăng lên, các công ty bán dẫn nhận thấy Việt Nam là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho chiến lược 'Trung Quốc 1' của các công ty này" - nhà nghiên cứu Lê Phan và Nguyễn Hải Thanh chỉ ra thêm.
Cụm sản xuất phía Bắc của Việt Nam chỉ cách TP Thâm Quyến, trung tâm sản xuất của Trung Quốc, 12 giờ lái xe. Điều đó đảm bảo sự gián đoạn chuỗi cung ứng tối thiểu cho những công ty muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Việt Nam cũng tự hào là một trong những nền kinh tế mở hàng đầu thế giới, với 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện và một chính phủ ổn định với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng.
Theo nhóm tác giả, tính trung lập về địa chính trị cũng là một điểm cộng khác cho các công ty công nghệ đang tìm kiếm một địa điểm có rủi ro thấp để sản xuất và xuất khẩu.
Nốt gót Twitter, Meta công ty mẹ của Facebook dự định sa thải 5.000 nhân viên Theo báo cáo từ tờ Washington Post, Meta - công ty mẹ của Facebook đang có dự định sa thải 5.000 nhân viên trong tuần này. Mặc dù không sa thải tới một nửa công ty như Twitter nhưng đây có thể coi là đợt sa thải lớn nhất trong năm của Meta. Meta dự định sa thải 5.000 nhân viên Hiện tại,...