Ông Lê Văn Lý nguyên hiệu trưởng ĐH Hùng Vương kiện UBND TP.HCM
Vì cho rằng quyết định của UBND TP.HCM trái thẩm quyền và không phù hợp với Luật giáo dục đại học, ông Lê Văn Lý- nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương đã khởi kiện UBND TP.HCM.
Tòa án nhân dân TP.HCM vừa công bố quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực giáo dục về không công nhận hiệu trưởng giữa ông Lê Văn Lý – nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM với UBND TP.HCM vào ngày 3/12/2013.
Theo đó, tại phiên xét xử này người khởi kiện là ông Lê Văn Lý sẽ có người đại diện hợp pháp là ông Lê Văn Nam và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện là luật sư Nguyễn Hải Vân thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ông Lê Văn Lý – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Hùng Vương (ảnh: website ĐH Hùng Vương)
Đại diện được ủy quyền của UBND TP.HCM gồm ông Phạm Ngọc Thanh – Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM và ông Mai Lương Khôi – Phó giám đốc thường trực Sở Tư pháp TP.HCM.
Video đang HOT
Ngoài ra, 9 thành viên của Hội đồng quản trị Trường ĐH Hùng Vương được công nhận hợp pháp cũng được tòa án triệu tập đến tham gia phiên tòa sơ thẩm này.
Trước đó, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định ngày 14/6/2013 không công nhận hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đối với ông Lê Văn Lý. Sau đó, ông Lê Văn Lý đã làm đơn khởi kiện UBND TP.HCM vì cho rằng quyết định trên của UBND TP.HCM trái thẩm quyền và không phù hợp với Luật giáo dục đại học.
Theo UBND TP.HCM việc bãi miễn chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM đối với ông Lê Văn Lý là phù hợp, đúng mức đối với các hành vi vi phạm của ông Lý. Xét thấy đây là biện pháp cần thiết để chấn chỉnh tình hình bất ổn tại trường nên UBND thành phố đã ban hành quyết định số 3163/QĐ-UBND ngày 14/6/2013 về việc không công nhận hiệu trưởng đối với ông Lý.
Cùng với văn bản trên, UBND thành phố cũng cung cấp hồ sơ liên quan đến việc không công nhận hiệu trưởng đối với ông Lê Văn Lý để Tòa án nhân dân TPHCM xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Trong khoảng thời gian ông Lê Văn Lý và cộng sự của ông chiếm giữ con dấu thì Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM vẫn không thể tổ chức thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho hơn 1500 sinh viên năm cuối.
Sau đó, căn cứ đề xuất của trường ĐH Hùng Vương, UBND TP.HCM đã có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận và có ý kiến chỉ đạo cho Trường Đại học Sài Gòn (trực thuộc UBND TP.HCM) và một số trường đại học khác có đào tạo các ngành, chuyên ngành phù hợp với ngành học của các sinh viên nói trên phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp và cấp bằng cho số sinh viên trên theo quy định.
Vào giữa tháng 11/2013 thì hơn 1500 SV Trường ĐH Hùng Vương đã chính thức thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp tại các trường ĐH Mở TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Sài Gòn và ĐH Nông lâm (Huế) nhưng kết quả này sẽ được gửi lên Bộ GD-ĐT, sau khi bộ xem xét, bằng cấp của SV vẫn là bằng của Trường ĐH Hùng Vương cấp. Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất của các SV hiện nay là thời hạn để có được tấm bằng vì nhà trường cũng chưa đưa ra được khẳng định chắc chắn bởi vấn đề này phụ thuộc vào… con dấu.
Dư luận đang chờ đợi kết quả phiên tòa sơ thẩm vụ kiện của ông Lê Văn Lý đối với UBND TPHCM, còn SV trường ĐH Hùng Vương đang chờ con dấu của nhà trường để các em sớm được cấp bằng tốt nghiệp và sớm có việc làm.
Theo Petrotimes
Chính phủ tạm đình chỉ con dấu ĐH Hùng Vương
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn hỏa tốc truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vụ việc tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM.
Theo thống kê của ông Ngô Đình Linh, người được cho là đang giữ con dấu của ĐH Hùng Vương, có khoảng 30 văn bản đã được đóng dấu từ ngày 24.6 - 26.10.2013
Theo đó, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo tạm đình chỉ con dấu ướt và con dấu nổi của trường này.
Bộ Công an cũng được giao nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thu hồi con dấu của trường
Chính phủ cũng chỉ đạo UBND TP.HCM chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT kiện toàn tổ chức bộ máy của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi ổn định tổ chức mới tiếp tục cho phép sử dụng con dấu.
Trước đó, UBND TP.HCM đã có công văn khẩn gửi Văn phòng Chính phủ về việc đề nghị kiểm tra, thu hồi, hủy con dấu và cấp con dấu khác cho Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM.
UBND TP.HCM cho rằng một số đối tượng có liên quan không thực hiện bàn giao con dấu của trường cho hội đồng quản trị được công nhận hợp pháp của trường theo chỉ đạo của UBND mà cố tình chiếm đoạt, cất giữ trái phép con dấu.
Theo TNO
Sinh viên được nghỉ Tết dài Thời điểm này, nhiều trường ĐH, CĐ đã công bố lịch nghỉ Tết cho sinh viên. Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2013 mỗi trường quy định không giống nhau. Có trường, thời gian này kéo dài đến gần một tháng. Trường ĐH Văn Hiến cho sinh viên được nghỉ từ ngày 28/1/2013 (tức 17 tháng chạp) đến hết ngày 24/2/2013 (tức ngày...