Ông lão cô độc, mù lòa 30 năm ngóng con
Ông Lê Văn Trừng (sinh năm 1938) bị mù cả hai mắt. Hơn 30 năm trước, người vợ không chịu nổi khổ cực đã dắt díu 2 người con ra đi, cũng từng ấy năm ông Trừng sống mò mẫm trong màn đêm, đói rét liên miên và căn bệnh phổi mạn tính cứ hành xác từng ngày…
“Biết kêu ai, khóc ai bây giờ!”
Chúng tôi hỏi đường về tổ 4, thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, Hà Nam để tìm gặp ông. Mặc dù ở thị trấn nhưng ông Trừng sống trong ngôi nhà “ổ chuột”, mái nhà thấp lè tè không cao bằng con đê ngăn lũ nằm ở ngay cạnh nhà.
Ông Trừng ra tiếp khách, chân dò từng bước từng bước một chậm chạp, thi thoảng đôi tay quờ về đằng trước tìm đường. Ngồi ở giường ông Trừng thở một hơi dài và tâm sự về những ngày tháng lận đận.
“Hồi trước, tôi bị đậu mùa, bố mẹ túng bấn không có tiền để đi chữa trị, bệnh chạy vào trong khiến mắt tôi kém hẳn rồi thành người mù. Từ đó đến nay, ngót nghét đã 30 năm trời tôi không được thấy ánh sáng.
Ngôi nhà của ông Trừng được chính quyền xã cho “mượn” bởi ông không có một mảnh đất cắm dùi
Gia cảnh nhà tôi khó khăn lắm, đến miếng cơm độn khoai cũng không có mà ăn. Tôi thường lê la khắp các quán trong chợ, mọi người thấy thương thì sai làm việc vặt rồi cho ăn. Đến mùa gặt, tôi lại xay lúa giã gạo thuê. Vốn có sức khỏe, tôi làm hăng lắm nên cũng tạm đủ ăn. Xay một thúng thóc thì được 1 nghìn. Ngày nào đi làm được thì có cái cho vợ con ăn, chứ hôm nào không có việc thì lại nheo nhóc lũ lượt. Cảnh kiếm sống khổ lắm chú à, nhưng có chết tôi cũng không đi ăn xin kể cả khi hai mắt không còn nhìn thấy nữa” – ông Trừng kể.
Giọng ông nghẹn lại, mắt ngấn nước khi nhắc đến vợ và con: “Vợ tôi cũng là người làng thôi. Lấy nhau về mà cái đói cái rét cứ bám lấy, đi làm quần quật cũng không đủ ăn. Đến khi đôi mắt tôi ngày càng mờ dần và không nhìn thấy được thì cũng là lúc bà ấy dắt díu 2 người con (Lê Thị Mai, sinh năm 1971 và Lê Văn Đoàn, sinh năm 1969) ra đi. Mấy chục năm qua, chiều nào tôi cũng tựa cửa ngóng tin các con mà vô vọng”.
Nỗi buồn của ông Trừng khi nhắc chuyện gia đình
Mọi sinh hoạt, ông Trừng đều cố gắng xoay sở để có thể thể tự làm. “Tôi sợ nhất là cắm cơm, không nhìn thấy được nên nhiều lúc chẳng may sờ vào ổ điện giật cứng đờ cả tay. Mỗi khi nấu canh cũng khốn khổ khốn nạn, nhóm củi mãi không lên, khói ngạt chảy hết cả nước mũi mà không nấu được nồi canh để ăn.
Nhiều đêm bụng đói cồn cào cả ruột gan nhưng biết kêu ai khóc ai bây giờ. Khổ lắm chú à, lắm hôm đói quá không có gì mà ăn, tôi lại phải dò dẫm đi ra chợ mua thức ăn, đi từ sáng đến tối mà không biết đường nào mà về. Hôm trước lạc đường, may sao có bác hàng xóm đưa về chứ không tôi chết ở đường mất. Thấy vậy, hàng xóm thương tình thỉnh thoảng vẫn đi chợ mua giúp tôi lọ mắm, mớ rau”.
Nghèo, đành buông xuôi số phận
Căn nhà lụp xụp, mỗi khi mưa thì dột khắp nhà, trời lạnh thì rét thấu xương. Ông có mỗi một chiếc chăn mỏng, những đêm đông lạnh quá không ngủ được ông bảo chỉ còn biết nằm đợi trời sáng.
Ông chia sẻ: “Những lúc ốm đau thèm lắm có người chăm sóc, nhưng có lẽ chỉ trong giấc mơ tôi mới dám nghĩ tới… Mỗi khi trái gió trở trời, căn bệnh lao phổi mạn tính “trời đánh” lại hành hạ. Có lần không chịu nổi tôi phải nhờ người đưa đi trạm y tế xã để khám, mất 400 nghìn tiền thuốc. Biết thế tôi không đi khám cho xong, tự nhiên mất hơn 2 tháng lương, về chẳng biết lấy gì mà ăn…”
Video đang HOT
Ông Lê Văn Trừng thuộc diện hộ nghèo, mỗi tháng được 180 nghìn đồng trợ cấp, cộng với 1 suất ruộng ông cho đợ một năm được gần 1 tạ thóc để sống đắp đổi qua ngày. Nhưng với tình trạng tuổi già ốm đau thường xuyên, những thứ đó không đủ để đảm bảo cuộc sống cho ông.
Ông Lê Thế Lực, Tổ trưởng tổ dân phố số 4, thị trấn Quế cho biết: “Ông Lê Văn Trừng bị khiếm thị, gia cảnh khó khăn, không ai nương tựa. Ngôi nhà ông đang ở là UBND xã cho ở nhờ, hồi xưa là kho của hợp tác xã, thấy hoàn cảnh khó khăn quá nên đã tạo điều kiện giúp đỡ. Gần đây, chính quyền xã đã mắc điện và dẫn nước để ông Trừng có nước sinh hoạt”.
Theo 24h
Xót thương bé 5 tháng tuổi cận kề cái chết vì chứng bệnh tim
5 tháng tuổi bé nhỏ xíu như chú mèo con, sắc da tím tái, bụng chướng lên, khó thở. Anh mắt bé lờ đờ, lâu lâu lại lên cơn co giật.
Nhìn con thơ sống cảnh thập tử nhất sinh, người mẹ trẻ ôm riết, không muốn buông ra, bởi chị hiểu rằng, một ngày không xa chứng bệnh tim quái ác sẽ cướp mất đứa con tội nghiệp.
Đã gần một tháng rồi Bé Song Ngân sắc da tím tái, bụng chướng lên, khó thở. Anh mắt bé lờ đờ, lâu lâu lại lên cơn co giật. Sự sống của bé đang hết sức mong manh.
Suốt gần một tháng nay đêm nào bà Trần Thị Hương, cùng con trai Trần Quốc Văn, con dâu Trần Thị Đào thuộc xóm 1, thôn Tân Thịnh, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng thức trắng đêm, canh cho bé Song Ngân 5 tháng tuổi ngủ. Ba con người khốn khổ lo sợ một điều, nếu chợp mắt họ không còn được nhìn thấy lần cuối cùng bé Ngân liếc mắt hay khóc thét đòi uống sữa. Bao đêm thức trắng, cũng là bao đêm người mẹ trẻ nhìn con khóc thầm, khuôn mặt cuồng thâm. Bao đêm khi con gái qua cơn co giật, ngủ thiếp đi không màng nuốt thêm tí sửa, người bố lặng thầm châm nén nhang vái lạy tứ phương, khẩn cầu một phép màu cho con qua cơn bạo bệnh.
5 tháng trước Song Ngân chào đời trong niềm vui khôn xiết của bà Hương và vợ chồng anh Văn, chị Đào. Song Ngân sinh ra, là kết quả của một "mối tình đũa lệch" giữa ông bố lớn tuổi bao năm xa quê làm ăn đứt gánh giữa đường và cô gái quê Đức Thọ đã từng có tuổi thơ bất hạnh, phải xa nhà đi phụ giúp việc ở thị thành. Lúc mới sinh - Song Ngân kháu khính, cận nặng hơn 3kg - trở thành niềm vui lớn nhất của bà Hương trong chuỗi ngày còn lại của tuổi già. Song Ngân cũng nhanh chóng xua tan mọi vất vả, trái ngang về đường đời của bố mẹ đã sinh ra bé. Đêm đêm anh Văn, chị Đào âu yếm, nũng nĩu bé Ngân rồi ước vọng, con gái sẽ là điểm tựa tinh thần để nay mai họ dứt bỏ cuộc sống nghèo khó, long đong.
Nhưng niềm vui, niềm hi vọng ấy với vợ chồng anh Văn không được bao lâu. Như định mệnh, cái số phận khốn khổ, bất hạnh của đôi vợ chồng đũa lệch đã truyền sang con, bắt bé Ngân sớm phải chịu cảnh bệnh tật nan y. Cách đây gần một tháng, đang yên bữa ăn, giấc ngủ, bé Ngân đột ngột đổ bệnh. Bé bỏ bú, khóc nhè suốt ngày đêm. Nghĩ con chỉ bị cảm sốt bình thường vợ chồng anh Văn cho con uống thuốc ngoại khoa theo chỉ dẫn. Nhưng, càng uống bé càng sụt cân, bệnh tình ngày một nặng thêm.
4 tháng tuổi bé chỉ cân nặng hơn chút đỉnh khi mới sinh ra, có điều bé biếng bú, da nhợt nhạt, nhiều lúc lên cơn co giật. Đưa Song Ngân tới một bệnh viện tại Nghệ An vợ chồng anh Văn chị Đào như chết lặng khi được các bác sỹ thông báo con gái bị bệnh tim bẩm sinh với tứ chứng fallot: Hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa, thông liên thất, tùy đại tâm thất phải. Hơn hai tuần được các bác sỹ điều trị, chăm sóc tại bệnh viện này nhưng sức khỏe của bé vẫn không khá hơn. Bé Ngân như một chú mèo con, gầy đi rất nhanh, môi bé tái tím, thường xuyên lên cơn con giật. "Nhiều hôm tim vợ chồng anh Văn như ngừng đập khi thấy con tái tím, ngủ thiếp một giấc quá dài. Vợ chồng em đã bất hạnh, chỉ có cháu mới là động lực, nguồn sống của chúng em. Nếu cháu có mệnh hề gì chúng em chắc không sống được"- chị Đào lưng tròng nước mắt nhìn con kể.
Bé Ngân được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh với tứ chứng fallot: hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa, thông liên thất, tùy đại tâm thất phải.
Thương bé Ngân, nhưng vì vượt quá chuyên môn nên các bác sỹ chỉ có thể giúp chẩn đoán, chăm sóc cho bé, trước khi làm thủ tục để anh Văn chị Đào đưa con kịp thời lên bệnh viện tuyến trên. Cứu Song Ngân, đó là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng nhất của anh Văn chị Đào, nhưng đưa con trở về quê đôi vợ chồng ở thế khốn cùng, bất lực. Bệnh tật của con chưa có tiến triển, nhưng bao nhiêu tiền gom góp, tiền vay mượn người thân, hàng xóm trước đó đã hết từ lâu. "Đáng nhẽ hôm nay cháu đã phải có mặt tại Bệnh viện trung ương Huế rồi, mà đến giờ vợ chồng em vẫn chưa thể đưa cháu đi được. Đến mấy triệu đồng tiền đi đường, tiền thuê chổ trọ, thuốc men cho cháu hàng ngày vợ chồng em cũng chưa xoay xở ra thì lấy đâu hàng chục triệu để làm viện phí cho con"- chị Đào bất lực kể về hoàn cảnh bi đát của hai vợ chồng dù sự sống của bé Ngân đang cần chạy chữa gấp.
Chị Đào luôn ôm con, bởi chị sợ một ngày chị sẽ không còn được gần con khi tử thần sẽ cướp mất "báu vật" quý nhất cuộc đời chị
Nhìn cháu nội 5 tháng tuổi bụng chướng căng tròn môi da tím tái bà Hương không cầm được nước mắt. Bà lật đật bước qua hàng xóm, gần 30 phút sau trở về với hơn 5 triệu đồng tiền vay mượn. Bà bảo với hai con, số tiền này bã đã dạm mượn mấy ngày rồi, giờ các con đưa cháu đi cho kịp, trước mắt kéo dài sự sống cho bé Ngân, cháu nó còn sống thì còn hi vọng. Lời mẹ dứt, chị Đào nhìn con rưng rưng rưng nước mắt. Chị ẵm con lên, giọng nghẹn ngào, "con nhìn bà nội đi con, bà đã làm tất cả cho con, con gắng lên rồi cùng mẹ trở về với bà con nhé". Chị nói thế để bà nội của cháu có chút niềm vui, bởi chị biết hoàn cảnh của vợ chồng chị bây giờ khó cứu lấy sự sống cho Song Ngân...
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Vợ chồng anh Trần Quốc Văn, chị Trần Thị Đào - xóm 1, thôn Tân Thịnh, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) (tỉnh Hà Tĩnh).
ĐT: 0977.948.769
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Cuộc sống không "neo đậu" của người lính tiểu đoàn cảm tử trên biển Cuộc sống đời thường của một người lính già vô cùng éo le, khổ cực. Được ví như tiền thân của đoàn tàu không số huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, đội quân ghe bầu thuộc Liên khu 5 xuất hiện từ thời chống Pháp, vượt biển tiếp tế cho chiến trường cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ đã...