Ông Kim: Triều Tiên sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân ‘theo cấp số nhân’

Theo dõi VGT trên

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết sẽ tăng cường năng lực hạt nhân của nước này để đối phó mối đe dọa từ các quốc gia đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết sẽ tăng cường năng lực hạt nhân của Triều Tiên để ngăn chặn mọi mối đe dọa từ kẻ thù, nói rằng nước này đang thực hiện chính sách tăng số lượng vũ khí hạt nhân “theo cấp số nhân”, hãng thông tấn KCNA đưa tin hôm 10-9.

Phát biểu nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Triều Tiên 9-9, ông Kim nói rằng Triều Tiên phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn “năng lực hạt nhân và khả năng sẵn sàng sử dụng năng lực này một cách hợp lý vào bất kỳ thời điểm nào để đảm bảo an ninh của nhà nước”.

Ông Kim nói thêm rằng cần có sự hiện diện quân sự mạnh mẽ để đối mặt với “nhiều mối đe dọa khác nhau do Mỹ và các nước đồng minh gây ra”.

Ông Kim: Triều Tiên sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân theo cấp số nhân - Hình 1

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại thủ đô Bình Nhưỡng (Triều Tiên) trong bức ảnh do KCNA công bố ngày 10-9. Ảnh: KCNA

Nhà lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo rằng nước này đang phải đối mặt với “mối đe dọa nghiêm trọng” từ khối quân sự hạt nhân do Mỹ đứng đầu.

“CHDCND Triều Tiên sẽ không ngừng tăng cường sức mạnh hạt nhân để có khả năng đối phó hoàn toàn với mọi hành động đe dọa do từ các quốc gia đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân gây ra và tăng gấp đôi các biện pháp và nỗ lực để đảm bảo toàn bộ lực lượng vũ trang của nhà nước, bao gồm cả lực lượng hạt nhân, sẵn sàng chiến đấu” – ông Kim nhấn mạnh.

Video đang HOT

Cũng trong ngày 9-9, Thiếu tướng Pat Ryder – phát ngôn viên của Lầu Năm Góc – tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc hợp tác chặt chẽ với các đồng minh sau khi Triều Tiên công bố một bệ phóng tên lửa di động mới trong tuần này.

“Không có gì lạ khi Triều Tiên sử dụng các bản tin và hình ảnh truyền thông để cố gắng truyền tải thông điệp đến thế giới. Trọng tâm của chúng tôi là hợp tác với các đồng minh và đối tác trong khu vực, bao gồm Hàn Quốc và Nhật để bảo vệ an ninh và ổn định khu vực cũng như ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng” – hãng thông tấn Yonhap dẫn lời ông Ryder.

Chiến lược vũ khí hạt nhân bí mật - Di sản phức tạp của Tổng thống Joe Biden

Đó không còn là chuyện bí mật nữa, dù tài liệu này vẫn được đóng dấu "Tuyệt mật".

Sau khi tờ The New York Times bất ngờ "phát pháo lệnh" vào ngày 20/8, tất cả các hãng truyền thông hàng đầu thế giới đều đã đua nhau lên bài về chuyện: Hồi tháng 3/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt một kế hoạch vũ khí hạt nhân, trong đó tái định hướng chiến lược răn đe của Mỹ, nhằm tập trung đối phó với nguy cơ kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ngày càng được mở rộng, trở thành mối đe dọa đối với Mỹ và các đồng minh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

"Chuyện không hẳn đã là như thế!"

Ngay lập tức, theo hãng tin Reuters, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Savett đã phải lên tiếng "làm rõ" rằng bản kế hoạch chiến lược hạt nhân vừa được đương kim Tổng thống Mỹ phê chuẩn ấy "không phải là phản ứng đối với một quốc gia hay mối đe dọa nào", và "mặc dù được xếp loại tuyệt mật, nhưng sự tồn tại của nó hoàn toàn không phải là bí mật".

Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (có trụ sở tại Mỹ) giải thích thêm: Họ hiểu rằng chiến lược và tình trạng vũ khí hạt nhân của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vẫn không thay đổi so với những gì được mô tả trong bản Báo cáo về tình trạng hạt nhân năm 2022, nghĩa là không có sự tái định hướng nào từ Nga sang Trung Quốc.

Chiến lược vũ khí hạt nhân bí mật - Di sản phức tạp của Tổng thống Joe Biden - Hình 1
Chính ông Joe Biden từng nói vào năm 2022: Nguy cơ "Ngày tận thế" do vũ khí hạt nhân đang ở mức cao nhất.

Ông Daryl Kimball, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, dẫn lại phát biểu hồi tháng 6 của Pranay Vaddi - Giám đốc cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia về Kiểm soát Vũ khí, Giải trừ Quân bị và Không phổ biến vũ khí hạt nhân: Trong khi các nguồn tin tình báo Mỹ ước tính Trung Quốc có thể tăng quy mô kho vũ khí hạt nhân của mình từ 500 lên 1.000 đầu đạn vào năm 2030, thì hiện tại nước Nga đã có khoảng 4.000 đầu đạn hạt nhân, "và vẫn là động lực chính thúc đẩy chiến lược hạt nhân của nước Mỹ".

Theo những phát biểu đó, chiến lược của Mỹ vẫn là theo đuổi các biện pháp hạn chế vũ khí hạt nhân với Trung Quốc và Nga, nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục triển khai quỹ đạo hiện tại, và nếu Nga vượt quá giới hạn của Hiệp ước START mới, thì tại một thời điểm nào đó trong tương lai, nước Mỹ có thể cần cân nhắc điều chỉnh quy mô và thành phần của lực lượng hạt nhân của chính mình, ông Kimball lập luận. "Tôi hiểu rằng thời điểm mà chính quyền hiện tại nghĩ rằng họ có thể muốn cân nhắc những thay đổi như vậy sẽ không xảy ra cho đến năm 2030, hoặc một thời gian sau đó", ông nói.

Những gì đang được lan truyền

Không phải ngẫu nhiên mà Nhà Trắng nỗ lực "chữa cháy" cấp tốc như vậy, bởi ngay sau khi tin tức được lan tỏa trên các mặt báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã lập tức phản ứng gay gắt khi bày tỏ rằng "Trung Quốc thực sự quan ngại về báo cáo liên quan", và "Bắc Kinh chỉ duy trì kho vũ khí hạt nhân của mình ở mức tối thiểu cần thiết cho an ninh quốc gia, hoàn toàn không ngang bằng với Washington".

Bà cũng cáo buộc: Chính nước Mỹ là "tác nhân tạo ra nguy cơ chiến lược lớn nhất thế giới về mối đe dọa hạt nhân", khi áp dụng chính sách răn đe dựa trên việc sử dụng vũ khí hạt nhân lần đầu, đồng thời công khai nâng cấp bộ ba vũ khí hạt nhân (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền; tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm; và máy bay n.ém b.om chiến lược) của mình. Trong khi đó, "Trung Quốc theo đuổi chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, và tuân thủ chiến lược tự vệ hạt nhân". Trung Quốc đã đề xuất năm cường quốc vũ khí hạt nhân, bao gồm cả Nga, Pháp và Anh, thực hiện một thỏa thuận hoặc đưa ra tuyên bố về việc "cùng không sử dụng vũ khí hạt nhân trước".

Chiến lược vũ khí hạt nhân bí mật - Di sản phức tạp của Tổng thống Joe Biden - Hình 2
Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đang trở thành nỗi bất an đối với nước Mỹ .

Thực tế, liệu Nhà Trắng có lâm vào cảnh "tình ngay lý gian" hay không?

Thông tin về việc sửa đổi bản kế hoạch chiến lược vũ khí hạt nhân (mang tên "Hướng dẫn Sử dụng Hạt nhân") ấy chưa từng được công bố chính thức. Tài liệu này thường được sửa đổi 4 năm một lần, và vì tính chất nhạy cảm của nó, chỉ một nhóm rất nhỏ quan chức có phận sự mới được tiếp cận. Ngay cả các thành viên Quốc hội cũng không có toàn quyền tiếp cận các hướng dẫn nêu chi tiết về phản ứng của Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân. Theo The New York Times, không có bản sao điện tử nào của nó tồn tại, chỉ có một số bản cứng được phân phát cho các quan chức an ninh quốc gia và Lầu Năm Góc.

Không ai biết, bằng cách nào The New York Times đã tiếp cận được những thông tin này. Song, thật ra, trong thời gian gần đây, cũng đã có những quan chức cấp cao công khai đề cập tới những thay đổi trong bản kế hoạch đang gây sóng gió này. Đơn cử, hồi tháng 6, ông Pranay Vaddi nhấn mạnh: Chiến lược mới tầm quan trọng của khả năng răn đe các đối thủ của Mỹ trong cùng một thời điểm (mà cụ thể là Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Iran).

Trước đây, khả năng các địch thủ của Mỹ phối hợp tạo ra các mối đe dọa hạt nhân để vượt qua sức mạnh tổng thể kho vũ khí hạt nhân mà nước Mỹ sở hữu là khá xa vời. Nhưng, các diễn biến địa chính trị trong quá khứ gần, trên quỹ đạo tái định hình trật tự thế giới đang tạo nên những thay đổi rất đáng lưu tâm. Do đó, ông tiết lộ: Washington đang xem xét mở rộng kho vũ khí của mình để chống lại khả năng tấn công của đối thủ. Điều này sẽ đ.ánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ tiến hành các nỗ lực ngoại giao nhằm giảm kho dự trữ hạt nhân toàn cầu.

Hoặc, đầu tháng 8/2024 này, ông Vipin Narang, cựu quyền trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chính sách không gian, hé lộ rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden "gần đây đã ban hành Hướng dẫn sử dụng vũ khí hạt nhân bản cập nhật, nhằm ứng phó với nhiều đối thủ có vũ khí hạt nhân, mà đặc biệt là sự gia tăng đáng kể về quy mô và sự đa dạng của kho vũ khí hạt nhân mà Trung Quốc đang nắm giữ".

Giữa "đúng" và "sai"

Từ lập trường của người đang nắm trọng trách lãnh đạo cường quốc hàng đầu thế giới, việc lên kế hoạch sẵn sàng để chuẩn bị trước cho mọi biến cố có thể ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia là điều hợp lý. Ở góc nhìn ấy, bản Hướng dẫn Sử dụng Hạt nhân cập nhật này có thể xem là một lời nhắc nhở rõ ràng, về việc bất cứ ai tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2025 tới đây cũng đều sẽ phải đối mặt với một bối cảnh bất ổn và khó dự liệu hơn nhiều so với trước đây. Đó sẽ là một di sản hoàn toàn không dễ tiếp nhận và xử lý.

Tuy nhiên, hơn thế, việc để rò rỉ những thông tin (đúng ra là phải được bảo vệ ở mức "Tuyệt mật" đích thực) đó lại xảy ra không hề đúng thời điểm. Như bình luận từ Newsweek, bài báo của The New York Times xuất hiện khi căng thẳng về các mối đe dọa hạt nhân tiềm tàng từ các đối thủ của Mỹ, như Trung Quốc và Nga, đang tiếp tục gia tăng (chưa kể tới các mâu thuẫn địa chính trị, cạnh tranh quyền lực hay xung đột về lợi ích kinh tế).

Chuyện chiến lược hạt nhân sửa đổi của Mỹ bị tiết lộ, vì thế, lại càng có vẻ đi ngược với lời khuyên từ giới nghiên cứu, thí dụ như chuyên gia Lyle Goldstein thuộc tổ chức nghiên cứu Defense Priorities, cựu giáo sư Học viện Hải quân Mỹ: "Washington nên tránh kích động, áp dụng chủ nghĩa thực dụng và cần phải kiềm chế đối với nhiều tình huống khó xử trong chính sách đối ngoại, đồng thời tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác trong tương lai giữa các cường quốc, bao gồm cả việc tái tham gia kiểm soát vũ khí". Bởi, theo ông, cho tới nay, Bắc Kinh, Moscow và Bình Nhưỡng "đã hành động với mức độ kiềm chế hợp lý, trong việc chính thức hóa khả năng phối hợp quân sự và chiến lược của họ".

Vấn đề là, cách mà ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm tiếp cận vấn đề thông qua việc ký phê duyệt bản kế hoạch cập nhật này, lại khá tương đồng với quan điểm của... cựu Tổng thống Donald Trump - người luôn nhấn mạnh những thách thức vừa được tô đậm thêm một lần nữa. Và cũng vì vậy, kể cả khía cạnh này lẫn những hệ lụy lâu dài trên bình diện ngoại giao, trong mối quan hệ với các "kình địch" đã được "điểm mặt chỉ tên", người tiếp nhiệm của Tổng thống Joe Biden hẳn cũng sẽ còn phải trải qua rất nhiều đợt lao tâm khổ tứ...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

'Cơn sốt' Moo Deng kéo hàng chục nghìn người tới thăm sở thú Thái Lan
05:22:49 17/09/2024
Anh, Mỹ lo ngại Nga chia sẻ bí mật hạt nhân với Iran
05:34:02 16/09/2024
Nghi vấn phát hiện răng người trong nhân bánh trung thu tại Trung Quốc
09:42:05 15/09/2024
Số người trên 65 t.uổi của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
06:00:18 16/09/2024
Hình ảnh Thượng Hải hứng chịu cơn bão mạnh nhất trong vòng 75 năm qua
15:10:53 16/09/2024
Bị ảnh hưởng nặng vì bão Yagi, Myanmar kêu gọi viện trợ
18:21:55 15/09/2024
Thượng Hải đón cơn bão mạnh nhất trong 70 năm
12:55:36 16/09/2024
Bị phương Tây trừng phạt vì liên quan đến Nga, Iran nói sao?
13:11:25 15/09/2024

Tin đang nóng

Lộ danh tính 5 Chị Đẹp 2024: Hậu Hoàng gây bão, xuất hiện 1 "Hoa khôi" và 1 mỹ nhân về từ nước ngoài!
06:24:37 17/09/2024
Chiếc điện thoại hỏng huỷ hoại cuộc tình của siêu mẫu hàng đầu và nam diễn viên đàn em kém 3 t.uổi
06:28:05 17/09/2024
Sao nữ Vbiz đứng hình khi biết t.uổi thật của Lâm Vỹ Dạ
06:58:02 17/09/2024
Giám khảo thứ 6: Người chấm điểm Kỳ Duyên cực thấp ở Miss Universe Vietnam 2024 là ai?
08:04:28 17/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa công khai trao tận tay 1 tỷ t.iền mặt cho bà con Làng Nủ
07:10:07 17/09/2024
Chị gái Hoà Minzy lên tiếng vụ từ thiện sai sự thật: "Tôi không liên quan..."
06:31:12 17/09/2024
Vừa thấy mặt con rể tương lai, mẹ lộ vẻ thất thần, lý do khiến tôi đ.au đ.ớn
07:59:45 17/09/2024
5 loại cây được mệnh danh không bao giờ c.hết, cắm cành vào đất là mọc rễ, nở hoa
06:44:48 17/09/2024

Tin mới nhất

Cộng đồng người Việt Nam hỗ trợ Lào khắc phục hậu quả thiên tai

06:01:56 17/09/2024
Tại buổi tiếp nhận, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã thông báo tình hình thiệt hại về người và tài sản, cũng như một số biện pháp ứng phó của các cấp chính quyền trong đợt bão lũ ở Lào vừa qua.

Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38

05:26:33 17/09/2024
Tại hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận và đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng để cùng nhau giải quyết các vấn đề, đưa ra định hướng rõ ràng nhằm tạo môi trường thuận lợi trong việc thúc đẩy hàng hóa trong khu vực ASEAN.

Bạo lực tại Papua New Guinea khiến hàng chục người c.hết

05:20:28 17/09/2024
Các vụ bạo lực đẫm m.áu thường xảy ra ở các cộng đồng xa xôi tại Papua New Guinea. Dân thường như phụ nữ và t.rẻ e.m cũng từng là n.ạn n.hân trong các vụ việc này.

Vấn đề người di cư: Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì không cho tàu cập cảng

05:18:08 17/09/2024
Nếu bị kết tội, ông Salvini có thể bị cấm giữ chức vụ trong chính phủ. Ông đã phủ nhận mọi cáo buộc, đồng thời khẳng định làm tất cả để bảo vệ biên giới.

Tướng cấp cao Israel đẩy mạnh chiến dịch trên bộ, muốn lập vùng đệm ở Liban

05:16:11 17/09/2024
Cụ thể, Thiếu tướng Ori Gordin - người đứng đầu Bộ Tư lệnh phía Bắc của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đang gây sức ép với ban lãnh đạo tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào Liban.

Cận cảnh tàu chiến Nga-Trung b.ắn đạn thật trong cuộc tập trận hải quân quy mô lớn

05:09:52 17/09/2024
Bộ quốc phòng cho biết hơn 15 tàu chiến các loại của Nga đã tham gia cuộc tập trận, bao gồm tàu chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, tàu tuần dương tên lửa Varyag.

Chuyên gia kinh tế ECB khuyến nghị lộ trình cắt giảm lãi suất

05:04:42 17/09/2024
Hầu hết các chuyên gia kinh tế dự báo ECB sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 10 trước khi thực hiện một đợt cắt giảm khác vào tháng 12.

Bão Boris gây thiệt hại tại nhiều nước Đông và Trung Âu

04:59:03 17/09/2024
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã kêu gọi tinh thần đoàn kết hỗ trợ các khu vực chịu ảnh hưởng, đồng thời khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ hỗ trợ các nước bị thiệt hại bằng nhiều hình thức.

Ủy viên EU phụ trách thị trường nội khối bất ngờ từ chức

04:56:42 17/09/2024
Giới truyền thông cho rằng, với việc đề cử ông Stéphane Séjourné, Tổng thống Macron đang nhắm đến một vị trí quan trọng, phụ trách các vấn đề chủ quyền công nghiệp và cạnh tranh trong EC.

Cộng đồng người Việt tại Singapore lan tỏa tinh thần 'nhường cơm sẻ áo'

04:54:47 17/09/2024
Việc chia sẻ tích cực, đầy đủ và chính xác các thông tin, trong đó có thông tin về tài khoản cứu trợ của Ban Vận động cứu trợ Trung ương, đã giúp bà con tại đây dễ dàng tham gia đóng góp trực tiếp về đất nước".

Armenia và EU khởi động quá trình tự do hóa thị thực

04:50:53 17/09/2024
Trong một tuyên bố, EU cho biết quyết định mở các cuộc thảo luận về việc miễn thị thực nhằm mục đích duy trì những nỗ lực đang diễn ra nhằm hỗ trợ chương trình cải cách toàn diện của Armenia .

Phòng bệnh hơn chữa bệnh - bài học trong ứng phó với thiên tai

20:12:25 16/09/2024
Theo giới chuyên gia, việc giáo dục, luyện tập các kỹ năng tự sống sót trong thảm họa cho người dân là một biện pháp then chốt làm tăng khả năng tự cứu mình và cứu người trong trường hợp thảm họa ập đến bất ngờ.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi du lịch đảo Phú Quý

Du lịch

08:43:30 17/09/2024
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch thì đảo Phú Quý cũng là cái tên dần được biết đến nhiều hơn đối với các tín đồ du lịch.

Đến nhà chơi, bạn thân từ sửng sốt rồi bỗng nhìn chằm chằm vào ông xã sau đó là kế hoạch không thể tin nổi

Góc tâm tình

08:39:25 17/09/2024
Chồng tôi nói với tôi em không nên thân thiết với Linh quá. Với lại cũng đừng để cô ấy đến nhà mình thường xuyên như vậy. Tôi mà Linh là bạn thân hồi cấp 3.

3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão

Sức khỏe

08:25:03 17/09/2024
Để phòng ngừa sốt rét người bệnh cần ngủ màn kể cả ở nhà, nương rẫy hoặc ngủ trong rừng. Phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất cụ thể:

Sao Việt 17/9: Bệnh tình của Kasim Hoàng Vũ nghiêm trọng

Sao việt

08:23:35 17/09/2024
Sao Việt 17/9: Trizzie Phương Trinh cho biết Kasim Hoàng Vũ rất yếu, bệnh viêm xương hàm diễn biến xấu nhưng anh tránh chia sẻ vì sợ mọi người lo lắng.

Áp thấp nhiệt đới thành bão số 4 rồi hướng thẳng miền Trung

Tin nổi bật

08:23:12 17/09/2024
Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới di chuyển vào Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão số 4 và di chuyển hướng thẳng miền Trung.

Độc đạo - Tập 7: Hồng tìm ra manh mối về cái c.hết của bố đẻ

Phim việt

08:20:34 17/09/2024
Hồng tìm đến điều trị tâm lý và chắp nối những mảnh ký ức vụn vỡ trong quá khứ để tìm ra sự thật về cái c.hết của bố đẻ, điều đã ám ảnh anh mỗi đêm trong suốt 20 năm.

Giám đốc công ty bất động sản l.ừa đ.ảo gần 21,5 tỉ đồng

Pháp luật

08:10:27 17/09/2024
Nguyễn Vĩnh Sơn đưa ra thông tin gian dối để nhận gần 21,5 tỉ đồng đặt cọc đất, góp vốn dự án nhưng ngay sau đó mang đi đầu tư t.iền ảo và thua lỗ hết.

Bùng nổ mô hình nhà dưỡng lão cho thanh niên ở Trung Quốc

Netizen

07:34:48 17/09/2024
Muốn trốn khỏi áp lực công việc và cuộc sống, nhiều người trẻ đổ xô tới các nhà dưỡng lão đặc biệt, xây dựng riêng để chữa lành cho thanh niên.

Phim Hàn siêu hot lập kỷ lục choáng nhất 2024: Dàn cast cực phẩm có Jung Hae In và ngôi sao "Nữ hoàng nước mắt"

Phim châu á

06:48:57 17/09/2024
Mới đây, bộ phim Đố anh còng được tôi (tựa Anh: I, the Executioner ) đã gây choáng khi cán mốc 1 triệu vé chỉ sau hơn 1 ngày.

Hãy sắm ngay 2 món đồ dùng thiết thực cho cuộc sống gia đình, món nào cũng có thể khiến tim bạn loạn nhịp!

Sáng tạo

06:47:28 17/09/2024
Đối với chậu rửa trong phòng tắm, nhiều người chú ý đến chất liệu mặt bàn và kiểu dáng của chậu. Nhưng khi thực sự sử dụng, bạn sẽ nhận thấy những điểm yếu của vòi nước. Ví dụ: V ấn đề nước b.ắn tung tóe.