Ông Kim Jong-un: Triều Tiên phát triển vũ khí là để phòng vệ
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định rằng việc phát triển vũ khí của nước này là cần thiết để đối phó chính sách thù địch từ Mỹ.
Tên lửa phòng không được phóng thủ ở Triều Tiên trong thời gian gần đây. Ảnh REUTERS
Nhà lãnh đạo nhấn mạnh Bình Nhưỡng gia tăng sức mạnh quân sự để phòng vệ và không phải để khơi mào chiến tranh, khi ông phát biểu tại Cuộc triển lãm quốc phòng, theo hãng thông tấn KCNA hôm nay 12.10.
Ông Kim đưa ra tuyên bố trên trong lúc đứng trước nhiều loại vũ khí được trưng bày tại cuộc triển lãm, trong đó có tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM) Hwasong-16. Đây là ICBM mới nhất của Triều Tiên, được giới thiệu trong cuộc duyệt binh hồi tháng 10.2020, nhưng chưa được phóng thử, theo Reuters.
Ông Kim bày tỏ không tin tưởng khi chính quyền Mỹ nói nước này không có cảm giác thù địch đối với Triều Tiên những lại tiếp tục có “những phán đoán và hành động sai lầm”.
Washington gần đây tuyên bố sẵn sàng tổ chức đối thoại với Triều Tiên bất kỳ lúc nào, nhưng Bình Nhưỡng khẳng định không quan tâm chừng nào Washington còn duy trì các lệnh cấm vận và hoạt động quân sự ở Hàn Quốc.
Chủ tịch Kim Jong-un: Triều Tiên “không có mục đích và lý do” để khiêu khích Hàn Quốc
Trong bài phát biểu nói trên, nhà lãnh đạo Kim còn nói rằng những nỗ lực “không có giới hạn và nguy hiểm” để tăng cường sức mạnh quân sự của Hàn Quốc đang “phá hủy sự cân bằng quân sự ở bán đảo Triều Tiên, gia tăng sự bất ổn và nguy hiểm về mặt quân sự”.
Hàn Quốc gần đây phóng thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 và có kế hoạch phát triển vũ khí mới, kể cả tàu sân bay, theo Reuters.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ và Hàn Quốc đối với tuyên bố mới của nhà lãnh đạo Kim.
Hàn Quốc quảng bá chiến đấu cơ nhà làm KF-21 Boramae
Chuyên gia: Nga là nước duy nhất có thể tấn công hạt nhân quy mô lớn vào Mỹ
Theo chuyên gia, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể thực hiện đòn tấn công hạt nhân lớn nhằm vào Mỹ, do đó chính quyền Biden cần tập trung kiềm chế Nga.
Các tài liệu vừa công bố tại Mỹ đã đề cập đến vấn đề xem xét các lựa chọn tối ưu để cải thiện kho vũ khí hạt nhân của nước này. Theo các tài liệu này, chính quyền mới của Mỹ đang tìm cách cải thiện kho vũ khí hạt nhân, đồng thời đưa ra 2 lựa chọn. Đó là loại bỏ hoàn toàn các tên lửa xuyên lục địa (ICBM) Minuteman hoặc thay thế chúng bằng các ICBM mới trong thời gian sớm nhất.
Hai nhà báo Garrett Hink và Pranay Waddi của tờ War On The Rocks đã đưa ra các bình luận về kho vũ khí của Mỹ. Chuyên gia cho rằng, đây là một cách tiếp cận khá cấp tiến. Song cần lưu ý rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ phải đưa ra lựa chọn thay thế, nhằm kéo dài tuổi thọ của các ICBM Minuteman.
Nga là quốc gia duy nhất có khả năng tấn công hạt nhân quy mô lớn nhằm vào Mỹ.
Các chuyên gia này nhấn mạnh rằng, ngày nay, " mối đe dọa về một cuộc tấn công hạt nhân trên quy mô lớn là cực kỳ nhỏ ". và " Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân lớn nhằm vào Hoa Kỳ ".
Hink và Pranai đồng thời cho biết, không thể loại bỏ khả năng tấn công từ Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng " nỗ lực sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các quốc gia này sẽ dẫn đến thực tế là các ICBM của Mỹ sẽ bay qua lãnh thổ của Nga ".
Tác giả Hink và Pranai chỉ rõ, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân của Mỹ chống lại Trung Quốc hoặc Triều Tiên, Nga chắc chắn sẽ bị lôi kéo vào.
" Các đòn tấn công của các ICBM hạt nhân di chuyển qua lãnh thổ Nga có thể gây ra đòn trả đũa hạt nhân từ Nga. Do đó hầu như sẽ loại trừ khả năng xảy ra một cuộc tấn công nhằm vào Trung Quốc và Triều Tiên từ Mỹ ", chuyên gia viết.
Theo các chuyên gia này, chính quyền Biden nên tập trung vào vấn đề kiềm chế Nga trước nguy cơ về các cuộc tấn công hạt nhân ở quy mô lớn. Các ICBM của quân đội Mỹ vẫn phù hợp cho nhiệm vụ này, song cần được nâng cấp bằng cách mở rộng phạm vi tác chiến.
Tân Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng gặp Chủ tịch Triều Tiên không cần điều kiện tiên quyết Tại cuộc họp báo đầu tiên sau nhậm chức, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bày tỏ sẵn sàng tổ chức cuộc gặp với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un mà không cần điều kiện tiên quyết. Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Đài Sputnik, nhà lãnh đạo 64 tuổi này cam kết sẽ nỗ lực hết sức...