Ông Kim Jong-un nổi giận, cách chức quan chức cấp cao mới bổ nhiệm 1 tháng
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un nổi giận vì đội ngũ quan chức trong nội các và cách chức 1 quan chức kinh tế cấp cao vì ông cho rằng họ không thể đưa ra được những ý tưởng mới nhằm cải thiện kinh tế.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: AFP)
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 12/2 thông báo, ông Kim đã tỏ ra không hài lòng với cách làm việc của nội các. Ông cũng đã cách chức một quan chức cấp cao trong lĩnh vực kinh tế mà ông mới bổ nhiệm 1 tháng trước vì làm chưa tốt.
Trước đó, ông Kim từng công khai thừa nhận rằng các kế hoạch kinh tế trong quá khứ chưa thành công. Trong phiên họp Đảng Lao động Triều Tiên hôm 11/2, ông Kim nổi giận với nội các vì họ đã “thất bại trong quản lý nền kinh tế và đưa ra những kế hoạch không khả thi vì không thể hiện sự sáng tạo và chiến thuật rõ ràng”.
Ông Kim Jong-un cho rằng các mục tiêu sản xuất nông nghiệp mà nội các đưa ra trong năm nay đã được đặt cao một cách phi thực tế, do nguồn cung nguyên liệu canh tác hạn chế và các điều kiện bất lợi khác.
Ông chỉ trích việc nội các đặt mục tiêu sản xuất điện quá thấp, cho thấy sự thiếu khẩn trương trong bộ máy trong bối cảnh tình trạng thiếu điện có thể khiến công việc tại các mỏ than và các ngành công nghiệp khác bị đình trệ.
“Nội các thất bại trong việc đóng vai trò chủ đạo khi vạch ra các kế hoạch kinh tế then chốt và gần như tập hợp một cách máy móc các con số do các bộ soạn thảo”, KCNA dẫn lời ông Kim cho hay.
Video đang HOT
KCNA cho biết ông O Su-yong đã được chọn làm tân giám đốc Ban Kinh tế của ủy ban trung ương trong cuộc họp tuần này, thay thế ông Kim Tu-il, người vừa được bổ nhiệm hồi tháng 1.
Theo AP , động thái của ông Kim được đưa ra trong bối cảnh ông đang đối mặt với những thách thức lớn nhất kể từ thời nắm quyền điều hành đất nước. Nỗ lực đàm phán phi hạt nhân hóa để Mỹ gỡ bỏ lệnh trừng phạt bị đình trệ, biên giới đóng cửa do đại dịch Covid-19, cùng thiên tai năm ngoái làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế nước này.
Lý do Biden bỏ qua Triều Tiên trong phát biểu đối ngoại đầu tiên
Biden không đề cập đến Triều Tiên khi lần đầu công bố chính sách đối ngoại, dường như bởi chưa tìm được phương án giải quyết hợp lý.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4/2 tới phát biểu tại Bộ Ngoại giao, cơ quan chính phủ đầu tiên ông đến thăm sau khi nhậm chức, nhằm công bố tầm nhìn mới về chính sách đối ngoại của Mỹ.
Biden cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong vai trò lãnh đạo của mình, đến từ tham vọng cạnh tranh ngày càng tăng của Trung Quốc và cũng như sức ép từ Nga. Ông cũng kêu gọi xây dựng lại quan hệ đồng minh đang suy yếu với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Tuy nhiên, Biden hoàn toàn không nhắc tới Triều Tiên, quốc gia đang sở hữu kho vũ khí thông thường và hạt nhân ngày càng lớn với trình độ kỹ thuật cao, bất chấp hàng loạt cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Kim Jong-un với cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.
Biden phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 4/2. Ảnh: AFP .
Ngay trước bài phát biểu, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết chính quyền Biden "đang xem xét chính sách về Triều Tiên" khi được hỏi liệu Nhà Trắng có duy trì những bước đi của Trump với Kim Jong-un hay không. "Tổng thống khẳng định với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in rằng Washington sẽ tham vấn chặt chẽ với các đồng minh, đặc biệt là Seoul và Tokyo. Tôi sẽ không cầm đèn chạy trước ô tô", Sullivan nói.
Chính sách của Mỹ với Triều Tiên là sự kết hợp giữa răn đe, kiềm chế, gây áp lực và ngoại giao. Chưa chính quyền nào trong quá khứ tìm được phương án cân bằng giữa những yếu tố này, đó có thể là lý do chính quyền Biden không vội vã công bố chính sách với Bình Nhưỡng.
Cựu tổng thống George W. Bush hồi nhưng năm 2000 áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn người tiền nhiệm Bill Clinton. Bush gộp Triều Tiên, Iraq và Iran vào "trục ma quỷ" và áp dụng hàng loạt lệnh cấm vận. Người kế nhiệm ông là Barack Obama tìm cách giảm đối đầu bằng chính sách "kiên nhẫn chiến lược".
Trump lại đề cao phương án "gây áp lực tối đa" lên Bình Nhưỡng trước khi trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp mặt lãnh đạo Triều Tiên. Hai người nhiều lần trao đổi thư sau đó.
"Suốt những năm qua, Mỹ đã tìm cách tiếp cận ngoại giao, hỗ trợ nhân đạo, bảo đảm an ninh, nới lỏng cấm vận, tổ chức họp thượng đỉnh và giảm những hoạt động răn đe cùng đồng minh, tất cả đều không có kết quả", Bruce Klinger, nhà nghiên cứu về Bắc Á tại Quỹ Heritage có trụ sở tại Mỹ, nhận xét.
Nhà Xanh cho biết Biden và Moon chia sẻ hiểu biết chung về "nhu cầu phát triển chiến lược chung toàn diện về Triều Tiên càng sớm càng tốt" trong cuộc điện đàm dài nửa giờ hồi tuần này. Ông chủ Nhà Trắng cũng khẳng định hai nước cần nhất trí về vấn đề Triều Tiên, đánh dấu sự khác biệt với Trump, người thường tương tác trực tiếp với Kim Jong-un mà không cần tham vấn đồng minh.
Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo Triều Tiên có thể sẽ thực hiện những hành động khiêu khích trong lúc chính quyền Biden đang tìm cách phối hợp với đối tác. "Triều Tiên có thể không phải trọng tâm chủ yếu trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ, nhưng Bình Nhưỡng cũng không muốn bị phớt lờ", Klingner nói.
Một cuộc diễn tập chung quy mô nhỏ được Mỹ và Hàn Quốc dự kiến tổ chức vào tháng 3 có thể trở thành chất xúc tác khiến Triều Tiên nói lại thử tên lửa. Các hoạt động huấn luyện quân sự giữa Washington và Seoul, vốn bị Bình Nhưỡng chỉ trích là chuẩn bị cho một cuộc xâm lược, từng được chính quyền Trump hủy bỏ để mở ra cơ hội đối thoại.
Kim Jong-un trong kỳ họp đại hội đảng Lao động Triều Tiên hôm 10/1. Ảnh: Reuters .
Patrick Cronin, chuyên gia tại Viện Hudson, cho rằng một phần nguyên nhân khiến chính sách Triều Tiên chưa được công bố là nhiều ứng viên Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc vẫn đang chờ được Thượng viện phê chuẩn chức danh. "Những vị trí như thứ trưởng hay trợ lý bộ trưởng về chính sách và châu Á sẽ cần có mặt trong mọi quyết định liên quan đến Triều Tiên", ông nói.
Ngay cả khi được phê chuẩn nhanh chóng, họ cũng chưa thể xây dựng mô hình dẫn tới thành công trong giải quyết vấn đề Triều Tiên.
"Cân bằng và toàn diện sẽ là tiêu chuẩn thời Biden. Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Matt Pottinger từng đề ra chiến lược bí mật nhằm tăng tối đa áp lực, buộc Triều Tiên chọn ngoại giao thay vì chế tạo thêm vũ khí hạt nhân. Tất cả đều thấy rằng nó không mang lại hiệu quả", Cronin nói thêm.
Chuyên gia Mỹ đề cập tới Khuôn khổ Chiến lược của Mỹ với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tài liệu được giải mật trong những tuần cuối cùng của chính quyền Trump. Nó phản ánh mục tiêu của nhiều chính quyền tiền nhiệm khi cho rằng cần thuyết phục Kim Jong-un rằng "con đường duy nhất bảo đảm sự tồn vong là từ bỏ vũ khí hạt nhân".
Tăng tối đa áp lực lên Bình Nhưỡng bằng biện pháp kinh tế, ngoại giao, quân sự, hành pháp, tình báo và công cụ thông tin được đề cập trong tài liệu này. Nó được xây dựng nhằm vô hiệu hóa các chương trình vũ khí hủy diệt, chặn nguồn ngoại tệ và làm suy yếu chính quyền Triều Tiên.
Người dẫn đầu chính sách Triều Tiên của Biden sẽ là Jung Pak, học giả và cựu chuyên gia phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ. Ông được đề cử làm Phó trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.
"Suốt hàng chục năm qua, mỗi tổng thống Mỹ lên nắm quyền lại phải đối phó với một Triều Tiên ngày càng nguy hiểm hơn thời người tiền nhiệm. Tổng thống Biden không phải ngoại lệ", Klingner cảnh báo, đề cập tới các mẫu tên lửa đạn đạo ngày càng tiên tiến và khả năng chế tạo 7-12 đầu đạn hạt nhân mỗi năm của Bình Nhưỡng.
Thân tín của Aung San Suu Kyi bị bắt Win Htein, lãnh đạo cấp cao đảng NLD, trợ lý chủ chốt của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, bị bắt rạng sáng nay. Kyi Toe, nhân viên báo chí của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD), hôm nay đăng trên Facebook thông báo lãnh đạo đảng Win Htein đã "bị bắt lúc nửa...