Ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh: Chuyến đi đầy toan tính
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un muốn cho thấy ông vẫn có lựa chọn kinh tế và ngoại giao khác bên cạnh những gì mà Washington và Seoul mang lại
Truyền thông Triều Tiên và Trung Quốc hôm 8-1 xác nhận nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang thăm Bắc Kinh theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Thông điệp của lãnh đạo Triều Tiên
Chuyến thăm kéo dài từ ngày 7 đến 10-1 này diễn ra giữa lúc Mỹ và Triều Tiên đang tìm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần 2 nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Một số chuyên gia nhận định chuyến đi là một tín hiệu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ sớm gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hoặc Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm ngoái, ông Kim đều đến Trung Quốc trước khi tham gia hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc.
“Ông Kim muốn cho chính quyền Tổng thống Trump thấy rằng ông vẫn có những lựa chọn kinh tế và ngoại giao khác bên cạnh những gì mà Washington và Seoul có thể mang lại” – ông Harry J. Kazianis, chuyên gia của Trung tâm Vì lợi ích quốc gia (Mỹ), cho Reuters biết.
Trong thông điệp đầu năm mới 2019, ông Kim tuyên bố nếu Mỹ không nhượng bộ, Triều Tiên không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cân nhắc “tìm một lối đi mới” để bảo đảm lợi ích và chủ quyền. Chuyên gia Kazianis nhận định lời lẽ này dường như muốn ám chỉ việc đưa Bình Nhưỡng xích lại gần Bắc Kinh hơn và điều này có thể khiến Washington lo ngại.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju đi qua dàn lính danh dự tại Bình Nhưỡng trước khi sang Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều đầu tiên ở Singapore hôm 12-6-2018, ông Kim Jong-un đã cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, đàm phán giữa 2 nước đang rơi vào bế tắc khi Mỹ yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa trước nếu muốn được nới lỏng lệnh trừng phạt. Trong khi đó, Bình Nhưỡng lại đòi hỏi nới lỏng lệnh trừng phạt ngay lập tức.
Do đó, kết quả đạt được từ cuộc gặp này bị đánh giá là không đáng kể, nhất là khi Triều Tiên vẫn chưa có động thái nào. Tờ USA Today bình luận đây là chiến thuật mà Triều Tiên đã sử dụng trong nhiều thập kỷ: câu giờ và dùng vũ khí hạt nhân làm đòn bẩy để ép Mỹ nhượng bộ khi đàm phán.
Trong chuyến thăm lần này, lãnh đạo Kim nhiều khả năng đề nghị Chủ tịch Tập Cận Bình nới lỏng lệnh trừng phạt, tăng cường hỗ trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng. Mọi kết luận của Bắc Kinh, theo ông Kazianis, đều có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp nhà lãnh đạo Kim biết được ông có thể “cứng rắn” với Mỹ đến đâu trong đàm phán phi hạt nhân hóa.
Phủ bóng đàm phán thương mại?
Sự hiện diện của ông Kim tại Bắc Kinh có thể phủ bóng vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốc khép lại hôm 8-1. Có ý kiến cho rằng Bắc Kinh muốn dùng chuyến thăm này để gây sức ép lên Washington. Tuy nhiên, chuyên gia quan hệ quốc tế Shi Yinhong của Trường ĐH Nhân dân ở Bắc Kinh đánh giá đây chỉ là sự trùng hợp và không ảnh hưởng trực tiếp đến tiến triển đàm phán.
Trước khi đạt được thỏa thuận đình chiến, Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế “ăn miếng trả miếng” lên hơn 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu của nhau. Nếu đàm phán tiếp tục bế tắc, chiến tranh thương mại có nguy cơ leo thang trong trường hợp Mỹ tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa nhập nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 2-3 như dự định.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 7-1 khẳng định kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào vị thế “dễ tổn thương hơn” nếu chiến tranh thương mại tiếp diễn. “Việc áp thuế rõ ràng là đã làm kinh tế Trung Quốc bị tổn hại” – ông Ross khẳng định với CNBC, nhấn mạnh rằng Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ nhiều hơn so với Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khi đó, theo Công ty Nghiên cứu toàn cầu Mergermarket, căng thẳng thương mại cũng là yếu tố khiến giá trị các thương vụ mua lại công ty Mỹ của Trung Quốc trong năm 2018 giảm 95% so với mức đỉnh điểm 2 năm trước đó, từ 55,3 tỉ USD xuống chỉ còn 3 tỉ USD.
CAO LỰC
Theo NLĐO
Truyền thông Triều Tiên gọi Nhật Bản là thế lực nguy hiểm nhất
Truyền thông Triều Tiên gọi Nhật Bản là thế lực nguy hiểm nhất Truyền thông nhà nước Triều Tiên chỉ trích việc Nhật Bản thúc đẩy sửa lại hiến pháp phản đối chiến tranh, cho rằng rằng Tokyo là mối nguy hiểm lớn.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA.
"Nhật Bản là thế lực nguy hiểm nhất đe dọa hòa bình và an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương", KCNA hôm nay tuyên bố trong một bài xã luận.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người vừa tái đắc cử chủ tịch đảng cầm quyền, từ lâu đã nỗ lực sửa đổi hiến pháp nhằm giúp các lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) được chính thức công nhận, động thái mà giới quan sát lo ngại sẽ giúp Tokyo mở rộng ảnh hưởng quân sự. Điều 9 của hiến pháp hiện nay cấm Nhật tiến hành chiến tranh và sở hữu những vật liệu chiến tranh tiềm năng.
Hãng thông tấn của Triều Tiên cho rằng việc hiến pháp Nhật công nhận SDF phản ánh rõ "tham vọng của chính quyền Thủ tướng Abe" về việc phát động một cuộc chiến tranh xâm lược.
Tuyên bố của KCNA được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay đến Tokyo để hội đàm với Thủ tướng Abe cùng các quan chức Nhật Bản trước khi có chuyến thăm thứ 4 tới Triều Tiên trong năm nay và đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa với lãnh đạo Kim Jong-un.
Dù Triều Tiên đã cam kết giải giáp hạt nhân trên bán đảo, Nhật Bản với tư cách là đồng minh then chốt của Mỹ ở châu Á hiện vẫn coi Bình Nhưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng và đang thúc đẩy kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore có khả năng bắn hạ các mục tiêu từ vũ trụ.
NGUYỄN HOÀNG
Theo vnexpress.net
Triều Tiên muốn Mỹ ký tuyên bố chấm dứt chiến tranh Truyền thông Triều Tiên cho rằng, tuyên bố chấm dứt chiến tranh là bước đi đầu tiên hướng tới hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như thế giới. Truyền thông nhà nước của Triều Tiên ngày 23/8 đã hối thúc Mỹ ký tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhiều...