Ông Kim Jong-un đang điều trị trọng bệnh, đã mất tích hơn 30 ngày
Cơ quan tình báo Hàn Quốc tiết lộ ông Kim Jong-un đã liên tiếp vắng mặt nhiều ngày qua vì lâm bệnh nặng, đang trong giai đoạn nguy kịch.
Lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un
Sáng ngày 10/8, thời báo Hàn Quốc “Daegu Shinmun” xuất hiện thông tin cho rằng lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un đã liên tiếp vắng mặt trong các cuộc họp quan trọng, tất cả các sự kiện toàn dân cũng đều không có sự xuất hiện của ông.
Theo nguồn tin tình báo từ Triều Tiên do Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc ( NIS) Lee Byung-ho cho biết, trong vòng một tháng qua Kim Jong-un chỉ ra chỉ thị trên giấy tờ, không trực tiếp xuất hiện trước công chúng cũng như các cuộc họp quan trọng của nhà nước. Lần cuối cùng ông xuất hiện gần đây là vào ngày 28/7 tại nghĩa trang liệt sĩ chiến tranh giải phóng tổ quốc ở ngoại ô Bình Nhưỡng sau 15 ngày vắng bóng trước đó. Đi cùng ông tới thăm nghĩa trang chỉ có một số đại diện quân đội Triều Tiên. Sau đó Kim Jong-un lại tiếp tục mất tích một cách bí ẩn. Nguồn tin tình báo này nhận định, hình ảnh xuất hiện của Kim Jong-un vào ngày 28/7 đã được thực hiện từ trước.
Hình ảnh ông Kim Jong-un xuất hiện lần cuối cùng trên truyền thông vào ngày 28/7 nhưng được cho là đã ghi hình từ trước đó.
Trong những ngày gần đây phía Mỹ liên tục đưa ra cáo buộc về việc Triều Tiên sản xuất đầu đạn hạt nhân thu nhỏ đưa lên tên lửa đạn đạo, cùng những phát biểu gây áp lực của ông Trump dành cho Triều Tiên. Phía Triều Tiên, đặc biệt là Kim Jong-un vẫn một mực giữ im lặng với giới truyền thông cùng dân chúng nước nhà. Sáng nay ngày 10/8, biển người tập hợp ở quãng trường thủ đô nhằm thể hiện sự trung thành với lãnh đạo và nhà nước sau khi Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt lên Triều Tiên. Một lần nữa, Kim Jong-un vẫn không xuất hiện, cũng không hề có một trả lời xác thực nào trước truyền thông. Một hành động khó hiểu từ trước đến giờ so với tính cách của ông.
Video đang HOT
Biển người Triều Tiên phản đối lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc vào sáng ngày 10/8, thế nhưng không có sự xuất hiện của lãnh đạo tối cao Kim Jong-un.
Phía tình báo Hàn Quốc tiết lộ thêm những thông tin mà giới chức Triều Tiên đang cố giấu kín những ngày vừa qua, Kim Jong-un đang trong quá trình điều trị nên không thể xuất hiện trước dân chúng. Nguồn tin này cho biết thêm, ông Kim Jong-un liên tục có những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Lúc đầu các bác sĩ riêng cho rằng đó chỉ do các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng sau khi điều trị, các bệnh lí vẫn không hề thuyên giảm mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng ngoài da như bong tróc, sau đó rụng tóc liên tục, có dấu hiệu sốc co giật cường độ cao, tế bào máu trong cơ thể Kim Jong-un suy giảm nghiêm trọng với tốc độ nhanh, sức đề kháng hầu như không còn.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) Lee Byung-ho.
Với tất cả những triệu chứng trên, rất có thể Kim Jong-un đang có những triệu chứng do nhiễm phóng xạ nồng độ cao, và hiện chưa có cách để chữa căn bệnh này. Đó có thể là lí do trong vòng một tháng vừa qua Kim Jong-un không thể xuất hiện trước dân chúng và truyền thông.
Trên thế giới, cũng có rất nhiều nhân vật bị ám sát bởi nhiễm phóng xạ. Đầu tháng 11 năm 2006 Alexander Liwinenko, một điệp viên nhị trùng làm việc cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3 tuần sau khi ông uống 1 ly trà có hòa tan chất phóng xạ này. Người ta cho rằng Putin đã ra lệnh giết Liwinenko vì những cáo buộc của ông ta về những tội ác của chế độ Putin.
Ngày 28 tháng 10 năm 2004 ông Jassir Arafat, thủ lãnh của Palestine đột nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được vì viêm đường ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy. Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không còn hoat động, cuối cùng là chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004 ông chết, chỉ quãng 2-3 tuần sau khi có những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị không kết luận được về nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để giảo nghiệm không được gia đình ông cho phép.
Đầu năm 2012 người ta tìm thấy dấu vết của Polonium 210 trong những vật dụng cá nhân của ông còn giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đã chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ. Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga khảo nghiệm. Kết quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất: Trong khi Thụy Sĩ cho rằng ông Arafat có khả năng (moderately support) nhiễm độc Polonium 210, thì Pháp và Nga không tìm thấy bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, tới nay vai trò của Polonium trong cái chết của Arafat vẫn còn là một hoài nghi.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác động của chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của Litwinenko các bác sĩ và những điều tra viên trong những ngày đầu tiên đã phải xếp vào loại chết không rõ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian dài mò mẫm người ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều này khẳng định thêm một lần nữa tính “ưu việt” của chất độc Polonium 210 là giết người không để dấu vết hay rất khó khăn để tìm ra dấu vết.
(Theo Daegu Shinmun)
Theo quochoi
Trẻ mất tương lai vì quên chích vắcxin
Phòng bệnh nặng của khoa nhiễm - thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM chỉ độ chục giường và gần như tất cả bệnh nhi phải thở máy.
Sáng ngày 26.6, trong số những trẻ điều trị ở đây, sáu trẻ bị viêm não Nhật Bản. Chúng đến từ nhiều địa phương, tuổi khác nhau, có đứa nằm vài tuần, đứa vài tháng, thậm chí có đứa gần... một năm. Như thông lệ cứ tầm tháng 5, 6 đến tháng 10 là mùa viêm não Nhật Bản. BS Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh, nói: "Từ đầu năm đến nay khoa chỉ có 25 ca. So với phía Bắc, phần lớn ca bệnh phía Nam nặng hơn, đa số hôn mê sâu và phải thở máy".
Không được chích ngừa đầy đủ, trẻ có nguy cơ bị viêm não Nhật Bản. Trong ảnh: trẻ mắc viêm não Nhật Bản điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM.
Bệnh liên quan đến não thường nặng và khó trị, viêm não Nhật Bản không ngoại lệ. Cứ mười trẻ mắc có sáu trẻ khỏi, ba trẻ bị di chứng nặng nề và một tử vong. Đặc thù bệnh như thế, nên có lúc bệnh nhi viêm não Nhật Bản phải nằm tạm ở khoa cấp cứu vì khoa nhiễm - thần kinh không còn một giường hồi sức trống. BS Khanh chia sẻ: "Di chứng viêm não Nhật Bản khủng khiếp và phức tạp. Có trẻ thở máy nhiều ngày rồi bị viêm phổi và tử vong. Có trẻ phải sống thực vật, hết bệnh nhưng không biết gì hết, nằm một chỗ nhiều năm trời rồi cũng bội nhiễm và tử vong. Có trẻ lại chậm phát triển trí tuệ, động kinh, khả năng hoà nhập xã hội rất thấp".
Tại một căn phòng nhỏ của khoa nhiễm - thần kinh, chị T., ở Bến Tre, có con mười tuổi, bị viêm não Nhật Bản nằm từ tháng 10 năm qua, nhớ lại: "Con tôi bị sốt vào bệnh viện huyện vài tiếng rồi được chuyển lên bệnh viện tỉnh. Ở đây bác sĩ lấy máu thử rồi chuyển lên thành phố. Lúc ở tỉnh cháu còn tỉnh, lên đến đây thì nặng dần".
"Chị có nghe nói gì về bệnh viêm não Nhật Bản và cháu có được chích ngừa chưa?", tôi hỏi. Chị T. đáp: "Chưa nghe nói. Hồi nhỏ mấy anh trai nó có chích ngừa bệnh gì đó, nhưng đứa này thì không chích". Con của chị G. ở Long An, nằm điều trị ở khoa nhiễm - thần kinh còn lâu hơn, vào viện từ tháng 8 năm trước. Vừa chia sẻ, chị vừa gạt nước mắt: "Không biết con tôi chích ngừa đủ chưa vì tờ giấy chích ngừa của nó rớt đâu mất".
Vắcxin viêm não Nhật Bản được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng nước ta từ năm 1997, đầu tiên ở một số tỉnh, thành có nguy cơ cao và đến năm 2014 vắcxin được triển khai trên cả nước.
Trong cuộc trò chuyện với BS Khanh, tôi không nhớ ông nhắc đến bao nhiêu lần các cụm từ "di chứng khủng khiếp" và "chích ngừa vắcxin". Điều trị không biết bao nhiêu ca viêm não trong hàng chục năm trời hành nghề, nhưng dường như ông vẫn "mệt mỏi" khi nói đến di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản: "Hiện nay chúng ta điều trị viêm não rất tốt, nhưng chỉ giảm được tỷ lệ tử vong, chứ chưa giảm được tỷ lệ di chứng. Di chứng viêm não Nhật Bản phụ thuộc vào cơ địa của em bé và độc lực của virút". Ông nói thêm: "Các trẻ này xuất viện về nhà phải cần 4 - 5 người chăm sóc, vì chúng không còn khả năng tự sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội".
Không ai tính được bao nhiêu công sức và tiền bạc để điều trị và chăm sóc một trẻ bị viêm não Nhật Bản. Trẻ may mắn khỏi bệnh hoàn toàn, thật hạnh phúc. Nhưng cũng biết rằng ngay cả trường hợp này, nếu nằm viện bệnh nặng phải thở máy, mỗi trẻ ngốn hết cả triệu đồng viện phí, có thêm bội nhiễm phổi thì tốn thêm cả triệu đồng tiền kháng sinh. Nếu được bảo hiểm y tế chi trả thì tốt, còn không được thì bi kịch. Bệnh nặng như thế nhưng lại có thể ngừa được bằng vắcxin hoàn toàn miễn phí. Nhưng vấn đề ở đây, theo BS Khanh, các phụ huynh thường nhớ chích cho trẻ hai mũi đầu mà quên chích mũi thứ ba, vì thế hiệu quả bảo vệ của vắcxin thấp.
"Tôi có cảm giác chúng ta chưa làm tốt nhất những gì có thể làm được, vì trẻ mắc viêm não Nhật Bản vẫn nhiều và tỷ lệ di chứng còn cao. Truyền thông, hướng dẫn phụ huynh phòng bệnh cho trẻ cần được làm thường xuyên", BS Khanh băn khoăn.
Sáng 26.6, trong khi hàng chục báo đài có mặt tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM tìm hiểu và tuyên truyền phòng chống viêm não Nhật Bản, thì trên website của một trung tâm truyền thông sức khoẻ hàng đầu của ngành y tế thành phố, người ta không thấy bất kỳ nội dung nào về bệnh này. Và lịch sinh hoạt câu lạc bộ tuần của trung tâm trong tháng 6 cũng không có nội dung nào về viêm não Nhật Bản.
Theo Bài, ảnh Châu Giang (Thế Giới Tiếp Thị)
Người phụ nữ tự vẫn vì mang nhiều bệnh tật Mang trong mình nhiều bệnh nặng, chữa trị khắp nơi không khỏi, nghĩ quẫn, bà T. tự dùng dao đâm mình để tự vẫn. Người phụ nữ tự vẫn ngay bên hông nhà Thông tin ban đầu, khoảng 8h30 ngày 5/3, người thân hoảng hồn khi phát hiện bà N.T.T (52 tuổi, trú thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) quyên...