Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học
Hằng năm có đến hơn năm mươi triệu tấn xoài được trồng trọt trên khắp thế giới, nhưng đến nay, vỏ của chúng thường bị bỏ đỉ hoặc rất ít được sử dụng.
Hai sinh viên đại học ở Mexico đã giành được vị trí cao nhất ở hội chợ khoa học đại học với phương pháp sáng tạo biến vỏ của trái cây thành ống hút có thể phân hủy sinh học.
Ống hút từ vỏ xoài được các sinh viên làm ra.
Itzel Paniagua và Alondra Montserrat Lopez nói rằng động lực thúc đẩy họ là mong muốn bảo vệ môi trường và ngăn chặn thiệt hại cho hệ sinh thái của thế giới do nhựa gây ra.
Vỏ xoài và một số loại lá được xay mịn.
Trong hơn một năm nghiên cứu và thực hiện ở Trường Khoa học và Nhân văn (CCH), họ đã tìm ra phương pháp để pha trộn và nghiên cứu, xử lý với các loại lá.
Kết quả cuối cùng là một tấm bột khô mỏng có thể cuộn vào thành ống và dán mép kín, tạo ra ống hút.
Video đang HOT
Hỗn hợp sau khi xay mịn, được làm mỏng, sấy khô và cuốn thành hình ống và dán bằng chất kết dính tự nhiên.
Alondra Montserrat Lopez nói: “Nó giống như một chiếc ống hút bình thường chỉ dày hơn một chút, có màu giữa vàng và nâu. Nó có mùi xoài nhưng sử dụng với thức uống thì nó không có hương vị”.
Kết quả cuối cùng là một ống hút uống có thể được sử dụng (trong hình) và sẽ phân hủy tự nhiên trong môi trường.
“Chúng tôi đã phải làm một số điều tra và thử nghiệm; Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng chúng tôi đã thành công”, các sinh viên UNAM nói. “Còn bây giờ chúng tôi muốn trường hỗ trợ để dự án tiếp tục cho đến khi nó được thương mại hóa”. UNAM, Đại học Tự trị Quốc gia México, được thành lập năm 1910, là một trường đại học nghiên cứu công nằm thủ đô México, México. UNAM được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Hai sinh viên Itzel Paniagua (L) và Alondra Montserrat Lopez (phải).
Rác thải nhựa và ống hút là mối đe dọa đối với môi trường, với khả năng tự phân hủy trong tự nhiên, bảo đảm là chúng tồn tại trong tự nhiên trong hàng trăm năm. Những hình ảnh khủng khiếp cho thấy động vật đang vật lộn để đối phó với dòng chất thải của con người. Rùa và các sinh vật biển khác đang ăn ống hút nhựa và túi đựng hàng sau khi nhầm chúng với thức ăn, cá heo và cá mập đang chết sau khi bị mắc vào lưới đánh cá cũ, và những con chim đang làm tổ bằng nhựa.
Sự thay đổi đang được tiến hành rộng rãi để tìm cách giảm thiểu tác động của con người đối với thế giới tự nhiên, bao gồm các giải pháp thay thế như phân hủy sinh học và tìm cách tăng hiệu quả tái chế.
HOÀNG DƯƠNG
Theo nhandan.com.vn
Khiếp đảm cảnh trăn khổng lồ săn mồi trên ăng ten
Khi thấy cơ hội chín muồi, trăn khổng lồ từ trên trời giáng xuống, cắn chặt vào cánh con mồi, cùng lúc đó kéo con mồi lên cao, dùng thân thể cuồn cuộn siết chết con mồi.
Khi cô Cathy Gall, một phụ nữ sống ở New South Wales, Australia, ra ngoài dắt chó đi dạo, cô vô tình chứng kiến cảnh tượng đáng sợ, khi con trăn khổng lồ leo tít lên dàn ăng ten để săn mồi.
Theo thông tin đăng tải, vì đậu tít trên mái nhà cao chót vót, con chim Strepera graculina đã mất cảnh giác, cho rằng mình không thể gặp nguy hiểm.
Sự chủ quan của con chim đã tạo điều kiện cho trăn khổng lồ lặng lẽ bò tới và tấn công.
Về phía con trăn, khi phát hiện con mồi tiềm năng, nó quyết định tấn công bất ngờ.
Trăn khổng lồ không bò lên mái nhà mà bò theo cột ăng ten đi lên. Sau đó, khi thấy cơ hội chín muồi, trăn khổng lồ từ trên trời giáng xuống, cắn chặt vào cánh con mồi, cùng lúc đó kéo con mồi lên cao, dùng thân thể cuồn cuộn siết chết con mồi.
Toàn bộ quá trình nhanh nhẹn, dứt khoát, chứng minh trăn khổng lồ là kẻ săn mồi đỉnh cao.
Đáng thương cho con chim, đến khi phát hiện ra nguy hiểm, nó đã không còn kịp trốn chạy, bị con trăn giảo hoạt săn giết thành công, trở thành bữa săn ngon lành cho trăn khổng lồ.
Sau khi săn giết thành công con chim, trăn khổng lồ buông mình xuống mái nhà và chậm rãi nuốt chửng con mồi, thưởng thức bữa ăn ngon miệng.
Kiều Dụ
Theo Kiến thức
Cảnh "độc" khỉ đột núi cái quan hệ đồng tính công khai Bị khỉ đực cho "ra rìa" nhiều lần, những con khỉ đột núi cái quan hệ đồng tính công khai, thách thức khỉ đực. Tiến sĩ Cyril Gruetertại thuộc Đại học Western, Australia trong khi làm việc tại Rwanda đã lần đầu tiên phát hiện và ghi nhận hiện tượng khỉ đột núi cái quan hệ đồng tính công khai trong tự nhiên...