“Ông hoàng” Android ngày càng mất thị phần vào tay iOS
Liệu một ngày nào đó, iOS có lật đổ Android?
Dù Android vẫn là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới, nhưng Apple đang dần chiếm thị phần của Android trong những năm gần đây, theo dữ liệu từ StockApps.
Vào tháng 7 năm 2018, Android thống trị thị phần hệ điều hành di động toàn cầu với 77,32%. Tuy nhiên, 4 năm sau, con số đó đã giảm xuống còn 69,74%. Đồng thời, thị phần iOS toàn cầu đã tăng từ 19,4% lên 25,49% trong cùng khoảng thời gian, tương ứng với mức tăng trưởng 6% trong bốn năm.
Mặc dù chưa rõ lý do đằng sau sự tăng trưởng này, nhưng Apple đã và đang nỗ lực mở rộng dòng sản phẩm của mình để tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn với các sản phẩm như iPhone SE và iPad cấp thấp. Tuy nhiên, dù có sự tăng trưởng, nhưng điều này vẫn không đủ để Táo Khuyết đánh bại “ông hoàng” Android.
Video đang HOT
Theo chuyên gia tài chính Edith Reads, Android vẫn có lợi thế hơn do tính chất mã nguồn mở. Trong khi iOS chỉ có trên các thiết bị của Apple, thì trên toàn thế giới có rất nhiều thiết bị chạy Android, không chỉ smartphone mà cả tablet. Mức giá đa dạng là một lý do khác giúp Android vẫn đứng đầu.
Nghiên cứu của StockApps cũng nói rằng tại các khu vực như Nam Mỹ và Châu Phi, Android gần như thống trị hoàn toàn thị trường vì sản phẩm của Apple đắt hơn nhiều so với các đối thủ. Ở Nam Mỹ, chỉ 10% thiết bị di động chạy iOS, trong khi hệ điều hành của Apple chiếm hơn một nửa thị phần ở Bắc Mỹ.
Dù vậy, Apple rõ ràng là đang “thu quả ngọt” từ chiến lược phát hành các thiết bị rẻ tiền hơn để thu hút nhiều khách hàng, và công ty có khả năng sẽ tiếp tục giới thiệu một vài thiết bị cấp thấp hơn trong dòng sản phẩm của mình.
Ấn Độ phát triển hệ điều hành riêng, cạnh tranh với Android, iOS
Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ đặt mục tiêu phát triển hệ điều hành di động nội địa, cạnh tranh với Android hay iOS.
Theo The Economic Times, chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch thúc đẩy phát triển một hệ điều hành di động "bản địa". Mục tiêu của nền tảng này là để cạnh tranh với Android, iOS.
Đề xuất trên được nêu ra bởi Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Rajeev Chandrasekhar vào ngày 25/1. Theo phát biểu, Ấn Độ sẽ khuyến khích ngành công nghệ tạo ra một hệ điều hành di động "cây nhà lá vườn". Phần mềm mới được tạo ra với mục đích "giải pháp thay thế Android và iOS" ở Ấn Độ.
Ông Chandrasekhar lưu ý rằng iOS và Android giúp phát triển thành công hệ sinh thái phần cứng. Đó là điều vị bộ trưởng hy vọng nền tảng Ấn Độ tạo ra có thể làm được, giúp mở rộng ngành công nghiệp di động ở nước này.
Ấn Độ đặt mục tiêu tạo ra hệ điều hành di động riêng, phát triển công nghệ thông tin trong nước.
MacRumors cho biết chính phủ Ấn Độ đang trong quá trình tìm kiếm công ty khởi nghiệp và tổ chức khoa học phù hợp, đủ khả năng phát triển hệ điều hành mới. Các cuộc thảo luận chi tiết tập trung vào việc thiết lập mục tiêu cụ thể cho dự án. Bước tiếp theo, nền tảng mới được xây dựng để tuân thủ các quy định của luật pháp nước này. Theo đó, các doanh nghiệp tham gia vào hệ điều hành sắp phát triển sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn về vốn và nhận đầu tư nước ngoài.
Dự án này nằm trong tầm nhìn của Thủ tướng Narendra Modi, tạo ra các sản phẩm dẫn đầu ở nhiều ngành, thúc đẩy mảng công nghệ đất nước. Chính phủ Ấn Độ đã công bố lộ trình để đạt được mục tiêu 300 tỷ USD giá trị sản xuất điện tử tại nước này ở năm 2026. Hiện tại, Ấn Độ đang đạt khoảng 75 tỷ USD. Đồng thời, nước này kỳ vọng đạt được 120 tỷ USD giá trị xuất khẩu hàng điện tử, tăng từ mức 15 tỷ USD hiện tại.
Ấn Độ dần trở thành thị trường quan trọng với Apple. Tuy nhiên, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm Android sản xuất trong nước. Apple đạt mức tăng ổn định số thiết bị được sản xuất tại Ấn Độ trong những năm qua. Hiện tại, 70% tổng số iPhone bán ra tại quốc gia này được sản xuất trong nước.
Sau khi giới thiệu cửa hàng trực tuyến của Apple ở Ấn Độ vào năm 2020, iPhone 11 và iPhone 12 là những mẫu điện thoại thông minh bán chạy nhất tại nước này. Việc sản xuất lượng lớn iPhone 13 ở Ấn Độ sẽ bắt đầu vào tháng 3. Táo khuyết cũng sắp triển khai cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại Ấn Độ trong thời gian tới.
Đây là cách xem tin nhắn đã bị "thu hồi" trên Messenger, bắt bài ngay những ai hay nói xấu mà lại chat nhầm! Nếu như bạn chưa kịp đọc tin nhắn trên Messenger mà lại bị "gỡ" mất thì đây là mẹo giúp bạn đọc được. Vào khoảng tháng 8/2020, cộng đồng mạng Việt Nam sốt rần rần khi Messenger cập nhật tính năng cho phép gỡ tin nhắn khi đã gửi vô thời hạn, bất kể thời gian bao lâu. Trong khi trước đó ứng...