ồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động
Tại Hội nghị đối thoại và khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về kết quả cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong thực hiện các TTHC của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH), những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong giao dịch thực tế đã được phản ánh.
Các đại biểu tham dự hội nghị do Bảo hiểm xã hội tổ chức. Ảnh: THU THỦY
Qua đó, giúp ngành BHXH có những giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ.
Nhiều nỗ lực trong cải cách TTHC…
Video đang HOT
Tại Hội nghị đối thoại và khảo sát đánh giá của doanh nghiệp (DN) về kết quả cải cách TTHC và ứng dụng CNTT trong thực hiện các TTHC của ngành BHXH, báo cáo của BHXH Việt Nam cho thấy, thời gian qua, toàn ngành BHXH đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, giảm bớt thủ tục và thời gian chờ đợi cho người dân, DN. Theo đó, đến ngày 1-1-2019, ngành BHXH đã bàn giao 13,3 triệu sổ BHXH đến tận tay người lao động (NL), đạt tỷ lệ 99,28% tổng số NL đang tham gia. Hiện nay, 100% số doanh nghiệp đã giảm được thời gian và nhân lực trong công tác cập nhật và lưu trữ sổ BHXH của NL.
BHXH Việt Nam cũng quyết liệt cải cách TTHC và ứng dụng CNTT trong các hoạt động chuyên môn của ngành và đạt được một số kết quả nổi bật. Như giản lược hàng loạt các tiêu chí cần kê khai trong TTHC: “ăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (TNL-BNN), cấp sổ BHXH, thẻ BHYT”; thiết kế lại biểu mẫu kê khai giúp doanh nghiệp giảm thời gian cập nhật các thông tin liên quan trong TTHC: “Giải quyết hưởng các chế độ BHXH cho NL”. Từ đó, giảm thời hạn giải quyết hưởng các chế độ BHXH so với quy định trước đó, như: Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, TNL-BNN (từ 10 ngày xuống còn sáu ngày), chế độ lương hưu, trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã (từ 20 ngày xuống 12 ngày), chế độ tử tuất (từ 15 ngày xuống tám ngày)…
Cùng với đó, BHXH Việt Nam cũng xây dựng và hoàn thiện bộ câu hỏi và trả lời về những vấn đề thường gặp trong quá trình giải quyết các TTHC và công khai trên Cổng Dịch vụ công của ngành, địa phương và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia từ năm 2019. Nhờ đó, cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động và NL có thể chủ động tìm hiểu hoặc được giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện, giúp giảm thời gian cho DN trong việc tìm hiểu thông tin và chuẩn bị hồ sơ.
ồng thời, BHXH Việt Nam triển khai Hệ thống chăm sóc khách hàng, với số điện thoại đường dây nóng (hotline) 19009068 thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ kê khai liên quan đến BHXH giúp người sử dụng lao động chuẩn hóa hồ sơ ngay từ khi bắt đầu nộp; triển khai hệ thống Chatbot hỗ trợ trả lời khách hàng tự động bằng trí tuệ nhân tạo; triển khai hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân, DN với cơ quan BHXH qua hệ thống tin nhắn thông báo các nội dung có liên quan; triển khai hệ thống thu nộp, chi trả điện tử (ECOPAY) liên kết với các ngân hàng, ghi nhận quá trình đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho người tham gia…
Tại hội nghị, đại diện các DN nêu một số vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ với cơ quan BHXH, đề xuất các kiến nghị với BHXH Việt Nam; đồng thời đánh giá cao những kết quả của ngành BHXH trong việc giảm bớt thủ tục, thời gian giao dịch và chờ đợi của các đơn vị. Có thể thấy, việc triển khai hệ thống tương tác đa phương tiện giữa NL, DN với cơ quan BHXH qua hệ thống tin nhắn thông báo các nội dung (kết quả đóng BHXH, BHYT, biến động tăng giảm lao động, nộp tiền thành công…) giúp cả NL và đơn vị sử dụng lao động nắm bắt được toàn bộ quá trình tham gia và giải quyết chế độ của các đối tượng, từ đó công khai, minh bạch được mọi quy trình nghiệp vụ. ặc biệt, việc tích hợp và thực hiện 13 dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia như cấp lại thẻ BHYT mất, hỏng; đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp; giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, TNL-BNN… đã giúp các đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT có thể thao tác dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng, minh bạch.
Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp
ại diện của BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã trực tiếp đối thoại với các DN về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các TTHC về thu, cấp sổ – thẻ, giải quyết các chế độ BHXH, BH thất nghiệp cũng như việc thực hiện các chính sách BHXH.
ể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và DN đến giao dịch với cơ quan BHXH, Phó Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Vũ ức Thuật cho biết, BHXH thành phố tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cùng DN nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian giải quyết các TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân và DN. Trong đó, tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ phận “một cửa” và tham gia hoàn thiện phần mềm Một cửa điện tử; đẩy mạnh triển khai, sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý nghiệp vụ của ngành; tăng cường kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm tra công vụ và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, đơn giản TTHC; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, thực hiện giao dịch Hồ sơ điện tử; thực hiện tốt việc tinh gọn, đơn giản hóa về thành phần hồ sơ, quy trình, rút ngắn thời gian và tiết giảm chi phí TTHC; tiếp tục thực hiện duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại BHXH thành phố và BHXH các quận, huyện, thị xã, phấn đấu 98% số lượng hồ sơ hành chính được giải quyết đúng hạn hoặc trước hạn…
Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế (BHXH Việt Nam) Nguyễn Thị Anh Thơ cho biết, với phương châm “Lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lấy người dân làm tâm điểm”, trên cơ sở tiếp thu những phản ánh, kiến nghị của DN và BHXH tỉnh, thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục khảo sát thực tế, lắng nghe ý kiến của địa phương để hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách quy trình nghiệp vụ nhằm phục vụ tốt hơn cho DN và NL.
Phấn đấu nâng tỷ lệ dân số tham gia BHYT lên 90,7%
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành đã kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với đại dịch Covid-19.
BHXH Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Người dân làm thủ tục hành chính tại BHXH Hà Nội.
Tính đến tháng 6/2020, toàn ngành đã giải quyết 60.523 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng (tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2019); 454.209 người hưởng trợ cấp 1 lần (tăng 9,2%); 4.589.884 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (giảm 11,4%). Phối hợp với ngành LĐTB&XH giải quyết cho 474.622 người hưởng chế độ BH thất nghiệp (tăng 11,5%). Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) cho 77,657 triệu lượt người.
Đáng chú ý, ngành BHXH đã phối hợp chặt chẽ với Bưu điện chi trả gộp lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4 - 5/2020. Tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tại nhà cho người hưởng nhận bằng tiền mặt. Qua đó, bảo đảm an toàn trong đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác chi trả và tiếp tục mở rộng thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong chi trả qua bưu điện...
Theo thống kê của BHXH các địa phương, tính đến hết tháng 6, cả nước có khoảng 15,144 triệu người tham gia BHXH; 85,521 triệu người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ 88,3% dân số). Có thể thấy, số người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp đều sụt giảm so với cuối năm 2019. Chỉ có số người tham gia BHXH tự nguyện tăng 96,8 nghìn người, nâng tổng số người tham gia BHXH tự nguyện trong cả nước lên 670,8 nghìn người, đạt 55,9% kế hoạch. Số thu toàn ngành cũng đạt 45,3% kế hoạch cả năm (tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2019).
Đáng chú ý, tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, BHYT vẫn còn phổ biến với tổng số tiền nợ BHXH phải tính lãi (từ 1 tháng trở lên) khoảng 21.231 tỷ đồng (bằng 5,3% số phải thu). Trong khi đó, việc xử lý nợ đối với DN phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn... vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, BHXH Việt Nam xác định, bằng mọi giải pháp, ngành BHXH phải đạt được tỷ lệ 90,7% dân số tham gia BHYT theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, ngành tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ DN, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đẩy mạnh phối hợp thanh tra liên ngành, tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất tại các đơn vị, DN có dấu hiệu vi phạm, kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BH tự nguyện.
Triển khai chính sách linh hoạt, đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội Việc đẩy mạnh các hình thức giao dịch điện tử, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chi trả tại nhà, chi trả gộp thời gian... trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, ngành Bảo hiểm xã hội đã mang lại nhiều thuận lợi nhằm phục vụ tốt hơn nữa đối với người tham gia. Chi trả lương...