Ông già mù có biệt tài “chinh phục” mọi loại khóa
Năm nay đã bước sang tuổi 73, gần hai phần ba cuộc đời ông – với đôi mắt mù lòa – gắn bó với nghề sửa khóa. 50 năm qua, dù đôi mắt không thể nhìn song hiếm khi ông chịu khuất phục trước ổ khóa nào…
Tưởng rằng cuộc đời của ông như trang sách khép lại khi đôi mắt của ông mãi mãi không còn thấy ánh sáng nhưng với nghị lực phi thường ông Phạm Dương (SN 1938) ở thôn Long Sơn, xã Đức An, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả và hơn thế nữa ông còn được nhiều người biết đến với lòng yêu mến.
Mặc dù mắt không thấy nhưng ông Dương có biệt tài sửa khóa giỏi
Sinh ra trong gia đình nghèo có 3 chị em, ông là cậu con trai duy nhất. Bao nhiêu hy vọng, tương lai đều được bố mẹ đặt cả vào ông. Thời gian cứ thế trôi. Nhưng bỗng một ngày, cuộc đời của ông như bị thay đổi hoàn toàn. Năm lên bảy, ông bị đau mắt nhưng vì không biết cách chữa trị nên đôi mắt của ông đã mãi mãi không còn thấy ánh sáng nữa. Lúc đó, mặc dù còn quá nhỏ nhưng ông đã cảm nhận được nỗi buồn, tuyệt vọng của bố mẹ. Đã có lúc ông đã có những giây phút bị quan, tuyệt vọng, ông dường như đã buông xuôi tất cả.
“Lúc đó nhà nghèo không có tiền nên cứ chữa bằng mấy loại thuốc lá ở trong rừng. Đến mấy năm sau, bố mẹ tôi quyết đưa ra Hà Nội để chữa trị thì các bác sỹ nói là đã quá muộn rồi. Lúc đó, tôi chỉ muốn buông xuôi tất cả” – ông Dương tâm sự.
Nhưng với sự an ủi, động viên kịp thời của những người thân trong gia đình, ông đã tập làm quen với cuộc sống không ánh sáng.
Đến năm 12 tuổi, khi không còn tự ti về bản thân mình nữa thì ông đã nghĩ về một cuộc sống khác, một con đường đi cho riêng mình. Không muốn dựa dẫm, phụ thuộc vào gia đình, ông quyết định lên thị trấn để theo học nghề.
“Lúc đầu tôi theo học làm mộc, rồi đến làm bún, đi chăm tơi nhưng tất cả những công việc đó không phù hợp và không thể mang lại cuộc sống cho mình nên tôi chỉ làm một thời gian rồi bỏ. Đến năm tôi 20, sau một thời gian suy nghĩ, tôi đã nghĩ ra cái nghề sửa khóa vì lúc đó người sử dụng khóa đã rất nhiều nhưng người sửa khóa thì lại chưa có. Nghề sửa khóa không đòi hỏi nhiều sức lực, vốn lại ít”.
Ngoài ra, 2 vợ chồng ông còn nuôi thêm gà
Video đang HOT
Nói là làm. Ông quyết định hành quân bộ ra Hà Nội để theo học một khóa sửa khóa. Nhưng để tìm được một “sư phụ” chịu kết nạp mình cũng là một vấn đề.
Ông Dương cho biết: “Lúc đó, tôi ra xin theo học mấy ông sửa khóa dọc hai bên bờ Hồ Hoàn Kiếm nhưng không ai đồng ý cả. Họ bảo người sáng còn chưa sửa được huống hồ là tôi. Nên không có ai chịu dạy tôi cả”.
Dù không được truyền nghề nhưng với suy nghĩ quyết phải học cho được cái nghề sửa khóa để mang về nhà và bằng trí thông minh, nhanh nhạy của mình, ông vẫn học được nghề sửa khóa. Ông Dương kể: “Lần này tôi không xin học nữa mà tôi mang khóa của mình ra nhờ người ta sửa hộ rồi lọ mọ, mày mò “học lỏm”. Lâu dần trở thành kinh nghiệm cho bản thân. Sau gần 2 tháng thì tôi cũng đã thỏa lòng ước nguyện”.
Kể từ khi học lỏm được nghề sửa khóa, ông Dương về quê để mưu sinh. Cũng từ đây ông sống nhờ vào việc sửa khóa. Hằng ngày, bất kể nắng hay mưa, hễ có ai đến gọi là ông lại tay xách nách mang đồ nghề rồi lọ mọ đến sửa cho người ta. Tiền công mỗi lần sửa chỉ dăm ba nghìn, nhà nào nghèo thì ông không lấy tiền. Ông bảo ông yếu sức, lại không nhìn thấy đường nên kiếm được vài nghìn đong bát gạo đủ ăn cả ngày là quý lắm rồi.
Vợ chồng ông Dương bên các cháu
Không chỉ giỏi nghề mở khóa, ông Dương còn hát hay, đàn giỏi, biết đan lát. Và chính nhờ tiếng đàn bầu của mình mà ông đã lấy được một người vợ xinh đẹp.
Ông Dương kể: “Trong một lần đi sửa khóa tại làng bên thì tôi gặp bà ấy. Sau khi nghe tôi đánh đàn và nghe kể về cuộc đời của tôi bà ấy đã rất cảm động. Không ngờ từ lần gặp gỡ ấy, tôi và bà ấy đã nên vợ nên chồng”.
Giờ đây, trong căn nhà đơn sơ của ông lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười của đôi vợ chồng già và những đứa cháu. “Giờ sức khỏe của ông không còn như trước nhiều lần tôi bảo ông ở nhà đừng đi làm nữa nhưng ông vẫn không chịu. Ông ấy còn nói chừng nào ông còn sống là ông còn sửa khóa” – bà Thúy (vợ ông Dương) tâm sự.
“Ông trời không cho ai tất cả và cũng không lấy đi của ai tất cả. Giờ nhìn những đứa con của tôi khôn lớn trưởng thành, các cháu đều ngoan hiền là tôi mãn nguyện lắm” – ông Dương lạc quan.
Tóc ông giờ cũng đã bạc gần trắng đầu nhưng hễ có ai gọi sửa khóa ông lại lên đường vì với ông sửa khóa không chỉ là cái nghề mà đó còn là niềm vui và là cuộc sống của ông.
Xuân Sinh – Văn Dũng
Theo Dantri
Giết bạn gái dã man, bị cáo xin tòa xử mức án cao nhất
Tòa cho nói lời sau cùng, bị cáo nói rằng mọi người hãy lấy mình làm bài học, đừng hành động dại dột như mình. Bị cáo còn "đề nghị" gia đình và dòng họ từ bỏ đứa con hư hỏng như mình vì không muốn có "vết nhơ" trong dòng tộc...
Sáng 30/11, TAND TP Đà Nẵng mở phiên xét xử lưu động tại UBND phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), vụ án "Giết người và cướp tài sản" đối với Đỗ Xuân Minh (30 tuổi, trú phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Bị cáo Đỗ Xuân Minh tại phiên tòa sáng 30/11
Theo cáo trạng, Đỗ Xuân Minh và Phạm Quỳnh Dung (24 tuổi, trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) quen nhau từ tháng 4/2010 đến tháng 1/2013 thì tình cảm bị rạn nứt. Tối ngày 15/1/2013, Minh chở Dung lên núi Sơn Trà nói chuyện nhưng hai bên xảy ra mâu thuẫn, Minh xé quần áo Dung và dọa xô xuống vực. Sau đó, Minh bỏ đi Quảng Ngãi một thời gian.
Đến ngày 7/2/2013, Minh đón đường khi Dung đi làm và chở chị đến bãi đất trống đường Nguyễn Khắc Viện (giáp ranh giữa hai phường Khuê Mỹ và Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) để nói chuyện.
Tại đây, Minh kéo Dung xuống hố cát rồi dùng tay kẹp cổ và dùng cây tuýp sắt đánh lên đầu 2 cái, dùng dây thòng lọng đã chuẩn bị sẵn siết cổ Dung đến chết.
Gia đình bị hại rất đau lòng trước cái chết của con mình sau 2 tháng nằm phơi mưa nắng mới được chôn cất
Sau đó, Minh lục túi quần, túi xách Dung lấy 2 điện thoại di động, 1 thẻ ATM và khoảng 3 triệu đồng tiền mặt. Tiếp theo, Minh quay lại chỗ Dung nằm lột toàn bộ quần áo trên người chị Dung, lấy áo khoác của mình đang mặc đắp che mặt nạn nhân và dùng tấm nệm cũ gần đó phủ lên người Dung, chạy chiếc xe máy của nạn nhân vào Tam Kỳ (Quảng Nam).
Trong thời gian bỏ trốn, Minh đã bán điện thoại, rút hết 3,6 triệu đồng trong thẻ ATM của chị Dung tiêu xài. Còn chiếc xe máy của nạn nhân vì không có giấy tờ nên Minh không bán được, Minh cho bạn là Trần Hoài Sơn (SN 1986, trú xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) sử dụng.
Sau khi đọc báo biết chiếc xe máy có liên quan đến vụ án mạng nên Trần Hoài Sơn đã giao cho công an huyện Đức Thọ.
Ngoài ra, trong thời gian bỏ trốn, Minh đã gây ra 2 vụ trộm cắp tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam).
Sau hơn 2 tháng gây án, chiều ngày 9/4/2013, người dân ở gần khu vực xảy ra vụ án ngửi thấy mùi hôi thối nên đi tìm thì phát hiện xác chị Phạm Quỳnh Dung.
Quá trình điều tra, ngày 31/5, Minh bị công an bắt giữ và di lý về TP Đà Nẵng.
Đây là vụ án chấn động dư luận tại TP Đà Nẵng bởi hành vi giết người, chôn xác dã man.
Tại phiên tòa, Minh không có ý định ăn năn hối cải khiến những người tham dự phiên tòa lắc đầu. Cho nói lời sau cùng trước khi vào nghị án, bị cáo Đỗ Xuân Minh "yêu cầu" tòa xử mình với mức án cao nhất. Minh cho rằng sở dĩ mình dẫn đến ngày hôm nay là do thiếu sự dạy dỗ của gia đình, thiếu tình thương. Ngoài ra, Minh còn "yêu cầu" gia đình và dòng họ từ bỏ một đứa con, một thành viên trong dòng họ có hành vi hư hỏng không thể tha thứ như mình.
Sau giờ nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đỗ Xuân Minh tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hình phạt là tử hình. Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng tuyên buộc bị cáo đền bù cho gia đình bị hại tổng cộng 114 triệu đồng.
Công Bính
Theo Dantri
Kết luận nguyên nhân vết nứt lớn trên núi Dầu Sau khi tiến hành thực địa, khảo sát hiện trường vết nứt trên núi Dầu ở xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), Sở TN-MT Hà Tĩnh đã đưa ra kết luận bước đầu về nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Ngày 30/10, Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về...