Ông Ebrahim Raisi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Iran
Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi ngày 5/8 chính thức tuyên thệ nhậm chức trước quốc hội trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia điêu đứng vì các lệnh trừng phạt của Mỹ, cuộc khủng hoảng y tế vì đại dịch COVID-19 vẫn chưa được khắc phục và tiến trình đàm phán về chương trình hạt nhân vẫn đầy chông gai.
Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi (phải) tại lễ tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của Đại giáo chủ Ali Khamenei (trái) ở Tehran ngày 3/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Buổi lễ tuyên thệ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Raisi nhấn mạnh: “Tôi sẽ cống hiến hết mình để phục vụ nhân dân, vì danh dự của đất nước, việc truyền bá tôn giáo và đạo đức, và ủng hộ sự thật và công lý”.
Trong thời gian diễn ra buổi lễ, mọi hoạt động giao thông qua khu vực tòa nhà quốc hội Iran đều bị hạn chế, các chuyến bay qua không phận Iran và các tỉnh lân cận gồm Alborz và Qazvin cũng bị tạm dừng trong 2,5 giờ.
Video đang HOT
Truyền thông nhà nước Iran đưa tin trong số các quan chức nước ngoài tham dự lễ tuyên thệ của ông Raisi tại Tehran có Tổng thống của Iraq, Afghanistan và Chủ tịch Quốc hội Nga, Nam Phi và Syria. Liên minh châu Âu (EU) cũng cử đại diện tham dự lễ nhậm chức tại Tehran là Phó Tổng thư ký kiêm nhà đàm phán hạt nhân Enrique Mora.
Ông Raisi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra ngày 18/6 vừa qua và nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 4 năm của ông đã bắt đầu từ lễ bổ nhiệm ngày 3/8 do Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei chủ trì. Ông Raisi tiếp quản vị trí lãnh đạo Iran từ người tiền nhiệm Hassan Rouhani. Thành tựu lớn nhất trong 2 nhiệm kỳ tổng thống vừa qua của ông Rouhani là thỏa thuận hạt nhân Iran, tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) ký kết năm 2015 với nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức).
Hiện Iran đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu rộng kể từ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt từ năm 2018. Sau đó, Iran cũng rút hầu hết các cam kết chính nêu trong thỏa thuận. Tiến trình đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đã được nối lại từ tháng 4 tại Vienna (Áo). Vòng đàm phán thứ 6 kết thúc vào ngày 20/6 nhưng các bên chưa ấn định thời gian tiến hành vòng đàm phán tiếp theo.
Phát biểu trong buổi lễ bổ nhiệm ngày 3/8, ông Raisi cho rằng những khó khăn về kinh tế xảy ra do cả các biện pháp cấm vận cũng như những yếu kém và vấn đề tồn tại trong nội bộ quốc gia. Ông khẳng định chính quyền mới sẽ tìm cách dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt nhưng sẽ không để các thế lực bên ngoài tác động tới quyết sách nhằm cải thiện đời sống người dân.
Hiện Iran đang là quốc gia Trung Đông chịu tác động nặng nề nhất do đại dịch COVID-19 với hơn 4 triệu ca mắc và hơn 90.000 ca tử vong. Trong ngày làm việc đầu tiên 4/8, ông Raisi đã chủ trì cuộc họp với nhóm chuyên trách về dịch COVID-19 và gặp một số bộ trưởng từ nội các cũ. Theo quy định, ông Raisi có thời gian 2 tuần để đệ trình danh sách nội các mới.
Tân Tổng thống Iran E.Raisi cam kết cải thiện nền kinh tế quốc gia
Ngày 3/8, Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi đã tuyên thệ nhậm chức sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 6 vừa qua.
Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi (phải) tại lễ tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của Đại giáo chủ Ali Khamenei (trái) ở Tehran ngày 3/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại lễ nhậm chức được phát sóng trực tiếp trên truyền hình quốc gia, Tổng thống đắc cử Raisi cam kết nỗ lực vực dậy nền kinh tế vốn đang điêu đứng do lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ năm 2018. Ông cũng nhấn mạnh ban lãnh đạo mới sẽ thực hiện những bước đi nhằm thúc đẩy Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Trước đó, với tỷ lệ phiếu bầu hơn 60 %, Bộ trưởng Tư pháp Raisi đã trở thành người kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani sau cuộc bầu cử ngày 18/6 vừa qua. Cả 3 ứng cử viên còn lại trong cuộc bầu cử đã thừa nhận thất bại. Trong nhiệm kỳ 4 năm tới, ông Raisi và ban lãnh đạo mới của Iran đứng trước một loạt nhiệm vụ hết sức khó khăn, như vực dậy nền kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, qua đó đưa Iran tham gia trở lại nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 13 của Iran diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái nghiêm trọng do sức tàn phá của các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt đối với Tehran. Tháng 5/2018, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015 bởi cho rằng thỏa thuận không đủ mạnh để vô hiệu hóa hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran. Đồng thời, Mỹ đã tái áp đặt và bổ sung các lệnh trừng phạt nhằm ép buộc Tehran phải nhất trí đàm phán một thỏa thuận mới. Nhằm cắt nguồn tài chính của Iran và đưa quốc gia Trung Đông này ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu để Tehran không thể giao thương với nước ngoài, Mỹ đã thực hiện triệt để các lệnh trừng phạt trên các lĩnh vực như năng lượng, tài chính, ngân hàng, sản xuất vũ khí, công nghệ ô tô, kim loại quý, đá quý và ngành công nghiệp.
Tân Tổng thống Raisi được kỳ vọng sẽ mang lại một luồng sinh lực mới, đưa đất nước Iran vượt qua những khó khăn, nhất là về kinh tế. Trong cương lĩnh tranh cử, ông Raisi đã cam kết chống tham nhũng trong mọi lĩnh vực; đưa sản xuất vào nhóm ưu tiên hàng đầu và lập kế hoạch thúc đẩy dòng tiền hướng tới khu vực sản xuất; tiến hành tư nhân hóa thực sự; giảm một nửa chi phí điều trị y tế; tăng cường quản lý thị trường; tạo ra một triệu việc làm mỗi năm bằng cách khai thác 70% tiềm năng kinh tế sẵn có ở trong nước cũng như khai thác tiềm năng của lĩnh vực nhà ở, không gian mạng và kinh tế biển; giảm tỷ lệ lạm phát xuống còn một con số. Ông Raisi cũng đã cam kết xây dựng một "Iran mạnh mẽ", vực dậy nền kinh tế và thắt chặt quan hệ thương mại với các láng giềng. Về vấn đề hạt nhân Iran, ông cam kết sẽ đi theo con đường đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Để thực hiện một loạt cam kết nêu trên, nhất là nhiệm vụ vực dậy nền kinh tế, cải thiện điều kiện sống cho người dân cũng như tạo một môi trường ổn định để thu hút đầu tư nước ngoài, ông Raisi và ban lãnh đạo mới của Iran sẽ có nhiều việc phải làm. Trước hết, trong tiến trình đàm phán nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân, Iran cần tìm được cách tiếp cận phù hợp để phá vỡ bế tắc hiện nay. Bên cạnh những cải cách cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế và chống tham nhũng, Iran cũng cần giải quyết những mâu thuẫn lâu nay với các nước láng giềng Arab trên tinh thần xây dựng để hướng tới xây dựng lòng tin, qua đó tạo môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực.
Tổng thống đắc cử E.Raisi nêu quan điểm về chính sách đối ngoại của Iran Ngày 21/6, Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi tuyên bố chính sách đối ngoại của Tehran sẽ không bị giới hạn trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên tại Tehran kể từ...