Ông Donald Trump đề nghị giám sát người Hồi giáo, đóng cửa biên giới Mỹ
Chỉ ít giờ sau khi vụ khủng bố ở Brussels diễn ra, các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã có những bình luận về vụ việc này. Trong đó có những phản ứng mạnh mẽ đáng chú ý từ ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Fox News, ông Donlad Trump khẳng định rằng, Brussels đã không còn là một nơi tươi đẹp và Mỹ nên rút kinh nghiệm từ cuộc khủng bố này bằng việc đóng cửa biên giới.
Bên cạnh đó, ông Trump tiếp tục nhấn mạnh đến việc Mỹ cần phải sử dụng các biện pháp tra tấn nhằm moi được thông tin từ những kẻ đứng đằng sau các vụ tấn công khủng bố, một trong số này là cách “làm ngạt nước”, vốn từng bị cấm ngay sau khi Tổng thống Obama lên nắm quyền hồi năm 2008.
Ông Trump kêu gọi các biện pháp mạnh để đảm bảo an ninh cho Mỹ và chống khủng bố
Để đề phòng các thảm họa, ứng cử viên Trump còn đề xuất việc do thám người theo đạo Hồi trên đất Mỹ, đặc biệt là ở các nhà thờ của tôn giáo này.
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tờ Today, ứng viên đang dẫn đầu Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton đã khẳng định rằng, Mỹ cần phải đứng bên cạnh hỗ trợ cho các đồng minh châu Âu, đồng thời, bà cũng chỉ trích ý tưởng của ông Trump về việc đóng cửa biên giới là không thực tế cũng như phản đối hoàn toàn việc sử dụng tra tấn để lấy thông tin.
Đối thủ của Trump trong Đảng Cộng hòa, thượng nghị sĩ Ted Cruz không trả lời bất kì cuộc phỏng vấn riêng nào mà tổ chức buổi họp báo ở Washington D.C để đưa ra những nhận định về vụ việc.
Ngoài việc bày tỏ sự cảm thông với người dân Bỉ và châu Âu, ông Cruz cũng công kích những nhận định trước đó của ông Trump khi khẳng định rằng, Mỹ không nên rút lui khỏi châu Âu hay NATO vì đây là chiến thắng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuy nhiên, ông Cruz, lại ủng hộ ý kiến của ông Trump về việc Mỹ cần phải giám sát chặt chẽ những người Hồi giáo.
Loạt vụ khủng bố kinh hoàng ở Brussels đã khiến ít nhất 34 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Hiện IS đã đứng ra nhận trách nhiệm cho việc này.
Theo các nhà chức trách Bỉ, đây là vụ đánh bom liều chết của một vài đối tượng khủng bố, tuy nhiên, chưa thể xác định được danh tính của những tên này.
Theo_An ninh thủ đô
Khoảng 30% vũ khí hạng nặng rút khỏi chiến tuyến ở Ukraine đã biến mất
Phó trưởng Phái đoàn giám sát đặc biệt của OSCE, ông Alexander Hug cho biết, các nhà giám sát OSCE đã không tìm thấy 30% số vũ khí hạng nặng được các bên tham chiến rút khỏi đường tiếp xúc ở miền đông Ukraine.
Tháng 9-2015, chính quyền Kiev và lực lượng ly khai Donbass đã đạt được thỏa thuận rút vũ khí có cỡ nòng dưới 100mm khỏi đường tiếp xúc giữa hai bên.
Đến này 12-11-2015, quân đội Ukraine và nước Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) đệ trình văn bản xác minh đã hoàn thành rút những vũ khí này khỏi đường tiếp xúc.
Xe bọc thép của quân đội Ukraine triển khai tại miền đông
"Chúng tôi thấy một xu hướng đầy quan ngại: 30% vũ khí hạng nặng được rút khỏi đường tiếp xúc, đã biến mất khỏi các cơ sở cất giữ từ cả phía quân đội Ukraine và phía quân ly khai", ông Hug nói với tờ Spiegel hôm 19-3.
Tháng 4-2014, chính quyền Kiev đã triển khai một chiến dịch quân sự chống lại lực lượng ủng hộ độc lập ở miền đông Ukraine. Đến tháng 2-2015, hai bên đã đạt được một loạt các biện pháp hòa giải, trong đó có thỏa thuận ngừng bắn và rút vũ khí khỏi đường tiếp xúc.
Tuy nhiên, phải đến ngày 1-9-2015, lệnh ngừng bắn mới có hiệu lực, nhưng các bên vẫn thường xuyên vi phạm thỏa thuận ngừng bắn này.
Theo ông Hug, các nhà quan sát OSCE đã phát hiện rằng, trong khi vi phạm lệnh ngừng bắn, việc sử dụng các hệ thống rocket đa nòng, xe tăng và pháo của các bên đều gia tăng.
Theo_An ninh thủ đô
"Thiên đường không có thực" của IS Một nhóm những kẻ đào thoát khỏi hàng ngũ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã kể lại những gì họ tận mắt chứng kiến trong quãng thời gian tìm đến thiên đường không có thực. 13 phần tử IS đào ngũ nói trên chạy khỏi Syria, bao gồm 11 người đàn ông, 1 phụ nữ và 1 đứa trẻ 14...