Ông chủ trang thương mại điện tử giá rẻ vượt Jack Ma thành người giàu thứ 2 Trung Quốc
Tỷ phú Colin Huang – ông chủ hãng thương mại điện tử Pinduoduo – vừa vượt qua nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma để trở thành người giàu thứ 2 Trung Quốc, theo Forbes.
Trong phiên giao dịch hôm thứ sáu tuần trước, cổ phiếu của Pinduoduo tăng 6% lên mức cao nhất lịch sử là 87,58 USD. Điều này giúp tài sản của nhà sáng lập Colin Huang cán mốc 45,4 tỷ USD – là người giàu thứ 2 Trung Quốc, chỉ sau Ma Huateng – CEO Tencent (51,5 tỷ USD).
Tỷ phú Jack Ma – người từ chức chủ tịch Alibaba vào năm ngoái để tập trung cho các hoạt động từ thiện hiện sở hữu khối tài sản trị giá 43,9 tỷ USD.
Cổ phiếu của hãng thương mại điện tử giá rẻ Pinduoduo tăng hơn 300% trong năm qua giúp Huang – cựu kỹ sư của Google – thu hẹp khoảng cách với 2 ông chủ cũ là Larry Page (64,3 tỷ USD) và Serge Brin (62,6 tỷ USD). Trong khi đó, tài sản của Huang hiện gấp 3 lần cựu CEO Google Eric Schmidt – người đang sở hữu 15,1 tỷ USD.
Tỷ phú Colin Huang.
Ra đời năm 2015, chỉ trong một thời gian ngắn Pinduoduo đã trở thành một trong những doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc với mức vốn hóa 104 tỷ USD. Các nhà đầu tư vào công ty này bao gồm Tencent, Sequoia China và Gaorong Capital (hay còn gọi là Banyan Capital).
Huang tốt nghiệp thạc sĩ ngành khoa học máy tính Đại học Wisconsin. Ông từng thực tập tại Microsoft thời sinh viên, nhưng sau đó quyết định đầu quân cho Google khi tốt nghiệp vào năm 2004. Tỷ phú 40 tuổi này bắt đầu với vị trí kỹ sư phần mềm Google và trở thành một trong những người đầu tiên trong đội ngũ Google Trung Quốc. Huang sau đó rời công ty để khởi nghiệp, thành lập công ty game trực tuyến Xinyoudi và sàn thương mại điện tử Ouku.com, trước khi thành công lớn với Pinduoduo.
Alibaba - thế lực đang vươn lên dữ dội nhờ Covid-19, tham vọng thống trị thương mại điện tử toàn cầu sắp thành hiện thực, Amazon phải dè chừng
Covid-19 đang giúp Alibaba chạm gần hơn tới tham vọng trở thành bá chủ ngành thương mại điện tử toàn cầu.
Alibaba vốn đang có ý định mở rộng ra toàn cầu và dịch bệnh Covid-19 đã tạo cho công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc cơ hội không thể nào tốt hơn để thực thi chiến lược này.
Trong vài tuần gần đây, công ty có trụ sở tại Hàng Châu đã nổi lên như một đơn vị trung gian quan trọng giữa các nhà máy Trung Quốc và các khách hàng ở nước ngoài đang có nhu cầu toàn cầu cấp bách với những trang thiết bị y tế cần thiết để chống dịch Covid-19 - từ khẩu trang đến nước rửa tay và máy thở.
Video đang HOT
Một phần, đây là nỗ lực làm từ thiện của nhà sáng lập Jack Ma và quỹ từ thiện của ông - đơn vị đã vận chuyển hơn 40 triệu thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho 150 quốc gia và cam kết sẽ tặng 101 triệu khẩu trang cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Tuy nhiên, nhóm sản phẩm PPE mới được phát hiện còn mở ra cơ hội thị trường mới tuyệt vời cho Alibaba, khi người tiêu dùng toàn cầu tìm tới gã khổng lồ thương mại điện tử này lần đầu tiên và xem họ có thể cung cấp những gì.
Tại châu Âu và đặc biệt là Mỹ, các nền tảng của công ty được hưởng lợi từ một nhu cầu lớn với những trang thiết bị bảo hộ vốn rất khó tìm thấy trong nước và trên những nền tảng thương mại quá tải như Amazon hay eBay.
Tại Tây Ban Nha và Ý, lượng người truy cập vào AliExpress - nền tảng kết nối người bán ở Trung Quốc với người mua trên toàn thế giới của Alibaba đã tăng lần lượt 20% và 14% trong quý đầu năm so với năm trước.
"Chúng tôi đang rất cần. Nhà nước chỉ cho 1 chiếc khẩu trang dùng 1 lần nhưng chúng tôi có tới 6 người lớn và 2 trẻ nhỏ", một người dân ở miền bắc Ý nói. Anh đã đặt đơn hàng đầu tiên trên AliExpress vào tháng này sau khi không thể tìm được khẩu trang ở bất kỳ đâu khác.
Trong những tháng gần đây, Alibaba đã đặc biệt nhắm tới những khu vực như miền nam châu Âu, nơi mua sắm trực tuyến chưa được phát triển như những quốc gia như Mỹ, Anh và Đức. Chính vì vậy họ nhận thấy các đối thủ cạnh tranh ở đây không đáng kể.
Công ty cũng mạnh tay rót tiền quảng cáo vào những khu vực này trong một nỗ lực để giành những khách hàng mới. Theo Sensor Tower, Alibaba hiện là một trong những ứng dụng mua sắm được xem quảng cáo nhiều nhất tại Pháp, Tây Ban Nha và Ý trong tháng 2 và 3 trên mạng lưới quảng cáo của Facebook.
Trong khi đó, công ty cũng dành được thêm nhiều khách hàng mới trên khắp châu Á.
"Nơi tôi sống, hoàn toàn thiếu PPE. Khẩu trang ở đây được bán như những loại bánh hot được săn lùng. Người bán ở trong nước đã tăng gấp đôi giá sau khi mua từ AliExpress", một người đàn ông 31 tuổi đến từ Pakistan chia sẻ. Tháng trước, anh này đã thực hiện đơn đặt hàng đầu tiên với 50 chiếc khẩu trang trên AliExpress.
Kết nối nhà cung cấp PPE đến thế giới
Sự nổi lên của Alibaba như một nhà cung cấp PPE đến trong thời điểm kế hoạch mở rộng ra toàn cầu đã được lên lịch sẵn. Năm ngoái, AliExpress đã mở cho cả những người bán địa phương ở Tây Ban Nha và Ý cùng nhiều quốc gia khác để giảm sự cạnh tranh trên nền tảng bằng việc thu mức hoa hồng ít hơn.
Theo David Dai đến từ Viện nghiên cứu Bernstein, công ty đang theo dõi tốc độ tăng trưởng quốc tế của Alibaba trên 2 phương diện: Trực tiếp thông qua AliExpress và các thị trường cạnh tranh; thông qua nền tảng thương mại điện tử điều hành ở địa phương trong các thị trường mới nổi.
"Alibaba chắc chắn có tham vọng mở rộng ra nước ngoài và trở thành một gã khổng lồ thương mại điện tử toàn cầu", ông nói.
Trong những năm gần đây, công ty đã dần tiến hành những bước đi để phục vụ tham vọng ra thế giới thông qua việc thâu tóm các website thương mại điện tử địa phương gồm Lazada của Singapore, Trendyol của Thổ Nhĩ Kỳ và Daraz của Pakistan. Ở một vài nơi khác, Alibaba cũng đầu tư 945 triệu USD vào nền tảng Tokopedia của Indonesia, nắm cổ phần tại Snapdeal của Ấn Độ và hình thành nên liên doanh AliExpress Russia tại Nga.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, mảng kinh doanh thương mại điện tử quốc tế của Alibaba đóng góp 6% vào doanh thu trong quý 4 của năm 2019, tăng 23% so với năm trước. Riêng chi nhánh vận chuyển Cainiao báo cáo tốc độ tăng trưởng 67% một phần nhờ việc họ phải vận chuyển nhiều đơn hàng hơn, cho 120 triệu người mua ở nước ngoài hàng năm.
AliExpress ra đời năm 2010 là trung tâm của nỗ lực mở rộng ra toàn cầu của Alibaba. Tuy nhiên có một nhược điểm: Giá thấp nhưng đổi lại phải chờ lâu vì hầu hết hàng hoá xuất phát từ Trung Quốc. Kết quả là, AliExpress hầu hết chỉ đạt được thành công ở những quốc gia mà sự hiện diện của Amazon rất yếu.
"Bất kỳ nơi nào Amazon yếu hay không có mặt, AliExpress sẽ thống trị", theo Ralph Huebner - Đối tác tại Ecom Consulting GmbH.
Covid-19 đã "giới thiệu" những khách hàng mới cho nền tảng này. Trong 3 tháng đầu năm nay, AliExpress đã xếp trong số những ứng dụng mua sắm được tải nhiều nhất ở những quốc gia gồm Tây Ban Nha, Pháp, Phần Lan.
Trong khi đó, công ty cũng tăng cường vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không - hầu hết là chuyển khẩu trang và những thiết bị y tế khác cho các vùng ở châu Âu gồm Liege, Bỉ - nơi Cainiao đang tạo ra một trung tâm vận chuyển với giá trị đầu tư lên tới 82 triệu USD tại một khu đất rộng gấp 30 lần một sân bóng. Trung tâm này kết nối với những chuyến tàu chở hàng hoá từ Trung Quốc và là đầu mối quan trọng cho kế hoạch của Alibaba để cạnh tranh với Amazon tại châu Âu.
"Từ Hàng Châu tới Liege thường có 3 chuyến bay mỗi tuần. Hiện tại đã thành 4 chuyến. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng thêm 1 chuyến nữa trong 2 tuần tới", theo James Zhao - Tổng Giám đốc Cainiao Global Supply Chain.
Cainiao lên kế hoạch xây dựng một trung tâm vận chuyển tương tự tại châu Phi. Ông Zhao tiết lộ rằng mọi việc đang được tiến hành trong giai đoạn đầu. Công ty này hy vọng rằng với 1,2 tỷ người của lục địa này có thể giúp họ hoàn thành mục tiêu phục vụ 2 tỷ khách hàng vào năm 2036.
Không chỉ là khẩu trang
Sau khi Covid-19 qua đi, thách thức cho Alibaba sẽ là quên đi những gì đạt được hiện tại và thuyết phục thế giới vẫn tiếp tục sử dụng nền tảng của họ không chỉ là để mua các sản phẩm PPE.
"Hoạt động kinh doanh khẩu trang đang là lý do để khách hàng tìm đến AliExpress. Khi mọi người nhận ra rằng sẽ dễ dàng hơn để mua khẩu trang trên AliExpress, họ sẽ sử dụng nó để mua những thứ khác trong tương lai", theo Chris Bu - Lãnh đạo tại 4PX - công ty đối tác của Cainiao nói.
Tại châu Âu, công ty đối mặt với một cuộc chiến giống với những gì họ đã trải qua ở thị trường quê nhà, nơi 5 năm trước cho thấy tốc độ vận chuyển hàng rất chậm và không đáng tin cậy so với đối thủ cạnh tranh JD.com. Cuối cùng, Alibaba đã giải quyết bằng cách đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng vận chuyển và mua cổ phần của một vài công ty trong ngành. Bây giờ, họ đang muốn tiếp tục sử dụng chiến lược như vậy với thị trường châu Âu.
Những ứng dụng mua sắm hàng đầu được chọn ở các nước châu Âu.
4PX có nhà kho tại 7 nước châu Âu và đang làm việc với AliExpress để xây dựng các nhà kho ở địa phương.
"Thương mại điện tử Trung Quốc đã cất cánh kể từ sau đại dịch SARS. Tôi tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến xu hướng tương tự tại châu Âu thời điểm này".
Thách thức lớn nhất của công ty giờ là làm sao thu hút được những khách hàng vốn đã trung thành với Amazon.
Ngoài ra, tuần trước, Alibaba đã có những hành động nhằm ngăn việc bán khẩu trang giả, kém chất lượng - một vấn đề gây tổn hại tới danh tiếng của sản phẩm Trung Quốc. Hiện tại, các nhà máy bán khẩu trang trên Alibaba.com phải có giấy chứng nhận bổ sung.
Trong khi đó, ông Ahmed nói rằng đã rất tỉ mỉ đọc các đánh giá sản phẩm trước khi đặt đơn hàng với một người bán trên AliExpress. Tuy nhiên cuối cùng người này cũng không chuyển đơn hàng khẩu trang đầu tiên cho anh và AliExpress cuối cùng đã hoàn tiền.
"Với khẩu trang KN95 và N95, họ sẽ cho bạn khoảng 100.000 kết quả. Rất khó để kiểm duyệt trên website này, không giống như Amazon", theo Yury Tsukerman - người tạo ra website Areweoutofmasksyet.com để giúp người mua PPE thông qua AliExpress.
Doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc "giải cứu" nông sản Hồ Bắc sau phong tỏa Các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc như Alibaba, JD.com và Pinduoduo đều đưa ra sáng kiến giúp phục hồi doanh số nông sản từ tâm dịch Hồ Bắc sau nhiều tháng phong tỏa. Một nông dân livestream giới thiệu táo. Trong tuyên bố hồi tuần trước, Hou Yi - Phó Chủ tịch Alibaba, Giám đốc chuỗi siêu thị...