Ông chủ Microsoft cảnh báo hậu quả của các email đêm muộn
CEO Microsoft Satya Nadella cảnh báo sức khỏe của nhân viên có thể bị ảnh hưởng do ngày làm việc kéo dài, đến tận đêm muộn.
CEO Microsoft Satya Nadella.
Dẫn một nghiên cứu của Microsoft, ông Nadella cho biết khoảng 1/3 giới “cổ cồn trắng” đạt năng suất làm việc cao thứ ba vào buổi chiều, dựa trên hoạt động trên bàn phím. Năng suất thường tăng lên vào trước và sau giờ ăn trưa, song đỉnh thứ ba này cho thấy xu hướng làm việc từ xa đã phá vỡ ranh giới vốn mờ nhạt giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Phát biểu tại một hội thảo ngày 7/4, CEO Microsoft nêu quan điểm, các lãnh đạo cần đặt ra những tiêu chuẩn, kỳ vọng cho nhân viên để họ không bị áp lực phải trả lời email vào đêm muộn.
Video đang HOT
“Chúng ta thường nghĩ về năng suất thông qua các số liệu cộng tác và thành phẩm, song sức khỏe là một trong các yếu tố quan trọng nhất của năng suất. Chúng ta thừa biết ảnh hưởng của căng thẳng với các nhân viên. Chúng ta cần học kỹ năng mềm, phương pháp quản lý kiểu cũ để mọi người được chăm sóc sức khỏe. Tôi có thể đặt ra kỳ vọng về việc nhân viên của tôi nhận email từ CEO vào cuối tuần nhưng không cảm thấy họ phải trả lời”.
Một khảo sát của nhà cung cấp dịch vụ trị liệu trực tuyến Talkspace chỉ ra, 2 trong số 3 nhân viên cân nhắc nghỉ việc nói ông chủ của họ không tuân thủ các hứa hẹn từ đầu đại dịch về việc tập trung vào sức khỏe tinh thần của nhân viên. Còn trong nghiên cứu nội bộ của Microsoft, khoảng 30% cảm thấy năng suất lao động cao nhất vào buổi sáng, trưa và khoảng 10 giờ tối. Ngày làm việc trung bình kéo dài thêm 46 phút hay 13% từ đầu mùa dịch. Thời gian dành cho những công việc sau giờ làm thậm chí tăng tới 28%.
Theo ông Nadella, mọi người – đặc biệt những ai công tác trong lĩnh vực công nghệ – ngày càng yêu cầu được linh hoạt hơn trong không gian, thời gian làm việc. Khảo sát đang diễn ra đối với những người làm việc trí óc như lập trình viên phần mềm, phân tích dữ liệu…, từ tổ chức Future Forum tiết lộ hơn 3/4 người muốn được chọn nơi làm việc, còn 95% muốn tự lên lịch trình riêng.
Dù vậy, khi được hỏi có ngừng gửi email vào cuối tuần không, ông Nadella có chút né tránh khi nói: “Tôi vẫn đang học điều đó hàng ngày”.
Microsoft hoàn tất thương vụ mua lại Nuance
Sau khi giải quyết tất cả rào cản pháp lý cần thiết, Microsoft đã hoàn tất việc mua lại Nuance Communications với giá 20 tỉ USD.
Theo TechCrunch, thỏa thuận được công bố lần đầu tiên vào tháng 4.2021 đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của Microsoft vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Thương vụ mua Nuance của Microsoft đã chính thức được thông qua bởi các cơ quan quản lý
Trong một tuyên bố qua video, CEO Satya Nadella của Microsoft cho biết, Nuance là công ty tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nói ông rất mong được thấy những gì hai công ty có thể kết hợp lại với nhau. Ông nói: "Cùng nhau, chúng ta sẽ mở ra một tương lai của AI dựa trên kết quả, nơi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể dành nhiều thời gian hơn cho bệnh nhân và ít thời gian hơn cho việc lập hồ sơ. Làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ giúp chuyển các quy trình công việc quan trọng của ngành công nghệ lên đám mây một cách an toàn, và chúng ta sẽ cùng nhau sử dụng sức mạnh của AI để giúp các tổ chức trong mọi ngành tạo ra trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa".
Nội dung tuyên bố của ông Nadella ám chỉ mạnh mẽ rằng Microsoft dự định sử dụng công nghệ Nuance rộng rãi hơn so với trọng tâm ban đầu là chăm sóc sức khỏe. Điều này đạt được bằng cách tận dụng nguồn lực khổng lồ của Microsoft để xây dựng các giải pháp hiện có và đưa chúng đến các ngành dọc khác như dịch vụ tài chính, bán lẻ và viễn thông.
Việc Microsoft được chấp thuận cho phép mua lại Nuance được xem là thành công lớn cho công ty trong bối cảnh các công ty công nghệ lớn thuộc nhóm Big Tech đang bị các chính phủ xem xét chặt chẽ trong các thương vụ mua lại nhằm tránh tác động tiêu cực đến cạnh tranh. Được biết, Microsoft phải được thông qua bởi Bộ Tư pháp Mỹ vào năm ngoái, sau đó đến lượt Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA). Trong số này, CMA là cơ quan mới phê duyệt thỏa thuận trong tuần này sau khi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy sự kết hợp của hai công ty có tác động tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường chăm sóc sức khỏe.
Được biết, đây là thương vụ lớn thứ hai mà Microsoft đã hoàn tất dưới kỷ nguyên của Nadella, chỉ đứng sau thương vụ mua lại LinkedIn với giá 26 tỉ USD vào năm 2016. Vào tháng 1.2022, công ty đã công bố kế hoạch mua lại Activision Blizzard với giá 69 tỉ USD, nhưng thỏa thuận này vẫn đang trong quá trình phê duyệt.
Câu chuyện đằng sau thương vụ 68,7 tỷ USD của Microsoft Đánh lạc hướng dư luận, cạnh tranh với 4 công ty khác và phí thanh lý hợp đồng khổng lồ là những gì Microsoft thực hiện khi sáp nhập Activision Blizzard. Sau cuộc thương thảo kéo dài gần 2 tháng giữa ban lãnh đạo của Microsoft và Activision Blizzard, Microsoft đã mua đứt hãng đứng sau trò chơi Call of Duty với 68,7...