Ông chủ Huawei tiết lộ ý định thâu tóm Nokia
Đây được cho là lần đầu tiên hãng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc công khai thể hiện ý định muốn mua lại Nokia, dù trước đó đã có những tin đồn.
Trả lời Financial Times, Richard Yu, chủ tịch tập đoàn Huawei, cho biết hãng đang tính đến những thương vụ mua bán và sáp nhập, một số đang tới gần nhưng vẫn còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng từ phía Nokia. Việc nhắc hẳn đến cái tên Nokia được coi là sự thể hiện công khai ý định thâu tóm lại hãng này từ phía Huawei.
Huawei tham vọng trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Ảnh: Business Insider.
Trước đó, đã xuất hiện không ít các tin đồn về việc Huawei cũng như Samsung, Intel… có ý định mua lại Nokia, khi hãng này gặp nhiều khó khăn ở thị trường điện thoại di động thời gian qua. Phát ngôn viên của hãng Phần Lan đã từ chối bình luận liên quan đến các vấn đề trên và tỏ ý phủ nhận, tuy nhiên, cổ phiếu của Nokia hôm qua đã tăng nhẹ sau khi có tin Huawei muốn mua lại.
Theo đánh giá của giới phân tích, việc thâu tóm được Nokia sẽ giúp ích không nhỏ cho việc Huawei qua mặt được Samsung và Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Khi hiện tại, hãng viễn thông Trung Quốc vẫn có được vị trí thứ ba phía sau hai đối thủ, và vượt trên nhiều hãng có tiếng khác.
Trong phỏng vấn với Financial Times, người đứng đầu của Huawei cũng gây ra chú ý khi đánh giá rất thấp Windows Phone, nền tảng chủ chốt trên các smartphone Nokia hiện nay.
Video đang HOT
“Khó để nói rằng Windows Phone thành công được hay không, nhưng nó đang chiếm thị phần rất nhỏ. Nền tảng này yếu nhưng lại yêu cầu các nhà phát triển trả phí bản quyền sử dụng. Đó là điều không tốt khi mà Android là miễn phí”, Richard Yu chia sẻ. Ông cho biết, Android vẫn sẽ là nền tảng chủ đạo trên các smartphone sắp tới của Huawei.
Bên cạnh việc tập trung vào điện thoại thông minh chạy Android, hãng viễn thông Trung Quốc cho biết họ không còn muốn sản xuất các dòng điện thoại cơ bản giá rẻ nữa.
Theo VNE
Microsoft nên mua Nvidia và Nokia?
Trên tờ Information Week số ra vừa qua, tác giả Paul McDougall có những phỏng đoán thú vị về khả năng Microsoft rất có thể sẽ thâu tóm không chỉ đối tác sản xuất Windows Phone - Nokia mà còn chĩa mũi nhọn sang tập đoàn chip máy tính Nvidia. Tuy nhiên, bài báo trên có nhiều điểm bất hợp lý và chúng ta hãy cùng nhau xem xét những suy đoán của ông đối với tập đoàn xứ Redmond là gì?
Microsoft có khả năng sẽ thâu tóm Nokia
Lập luận của McDougall
Hiện tại, Microsoft đang có ý định "noi gương Apple" mở rộng chu trình phát triển sản xuất thông qua hình thức tìm kiếm, thâu tóm và đảm nhiệm việc cung cấp linh kiện sản xuất từ các công ty khác.
Ngay từ ban đầu, Microsoft sẵn sàng chấp nhận hậu quả đến từ các đối tác sản xuất thiết bị gốc (OEM) như Acer, Dell và Asus khi không cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm trước khi trình làng mẫu Surface tablet mới. Tiếp đó, gã khổng lồ phần mềm cũng lên kế hoạch dự phòng cho Windows Phone 8 phiên bản mới và Surface phiên bản 7 inch - phiên bản được dự đoán là nhỏ hơn Surface hiện tại.
Tuy nhiên, theo nhận định của McDougall, không sớm thì muộn "Microsoft có thể sẽ gia nhập vào thị trường phần cứng" và nhân tố tiên quyết thúc đầy điều đó là vì họ "chán ngấy khi phải nhìn thấy các sản phẩm hào nhoáng của Apple chỉ được cái mã ngoài hấp dẫn trong khi các đối tác của hãng lại đang hướng tới những thiết bị công nghệ tích hợp HĐH Windows và có vẻ ngoài không mấy độc đáo". Nhưng khác với Google, Microsoft không thể sử dụng HĐH miễn phí và "sinh tồn" trong thị trường công nghệ cạnh tranh khắc nghiệt chỉ bằng việc trao đổi phần mềm với đối tác, họ đang tập trung theo đuổi một hướng đi mới trong kinh doanh, và tất nhiên, không chỉ là sản xuất chuột và bàn phím, mà còn xa hơn thế nữa.
"Microsoft có thể sẽ gia nhập thị trường phần cứng"
Câu hỏi được đặt ra ở đây là "tại sao lại là Nokia"? Theo McDougall, về cơ bản, đây là tập đoàn di động "giá rẻ" tại thời điểm này và "có thể mua toàn bộ cổ phiếu cùng mạng lưới phân phối trên thế giới với giá 14 tỷ USD".
Vậy còn Nvidia thì sao? Có hai lý do, thứ nhất, Microsoft cần một tập đoàn thiết kế chip đủ khả năng để cạnh tranh với vi xử lý dòng A dành cho iPhones và iPads của Apple. Thứ hai, gã khổng lồ xứ Redmond có quan hệ đối tác lâu dài với Nvidia và cũng giống như Nokia, tập đoàn sản xuất "chip xanh" có giá khoảng 14 hoặc 15 tỷ USD. Điều này không quá khó khăn đối với Microsoft khi ngồi trên "đống tiền" 66 tỷ USD trong việc thâu tóm cả 2 tập đoàn kể trên. Tuy nhiên, giới bình luận phân tích cho rằng lập luận của McDougall có nhiều điểm bất hợp lý, vậy đó là gì?
Nvidia cũng nằm trong muc tiêu chiến lược của Microsoft
Ý kiến của các chuyên gia
Trước hết, thị trường thế giới vẫn bất ổn kể cả sau khi thoát khỏi khủng hoảng kinh tế năm 2008 và cuộc Đại suy thoái. Vậy, nếu một tập đoàn lớn như Microsoft cắt giảm dự trữ tiền mặt và đầu tư hoặc mua lại các công ty khác thì khả năng thành công sẽ là bao nhiều trong thời điểm như hiện nay?
Bên cạnh đó, Patrick Moorhead, chuyên gia phân tích của Moor Insights & Strategy cho rằng khả năng hồi vốn sau thương vụ mua lại Nokia là rất thấp và nếu mua lại Nvidia, khả năng này gần như là không thể. Ông khẳng định "định hướng phát triển của Microsoft là &'thiết bị và dịch vụ' và việc mua lại Nokia sẽ hỗ trợ cho hướng đi này nhưng đây lại là bước đi đầy mạo hiểm đối với họ [Microsoft]".
Trong khi đó, Jack Gold, chuyên gia phân tích thuộc hiệp hội J. Gold Associates cũng tập trung vào Nokia và việc mua lại hãng điện thoại xứ Phần Lan này. Ông cho rằng "Microsoft không nên mua lại Nokia bởi nó sẽ không có lợi cho Windows Phone và Microsoft sẽ không còn quan tâm tới lợi nhuận thu được từ việc sản xuất HĐH nữa, thay vào đó, "gã khổng lồ" phần mềm sẽ chuyển sang cung ứng dịch vụ, khi đó, Google sẽ là một đối thủ nặng ký trong cuộc chiến dịch vụ tiện ích và cơ may để thắng được "ông vua" tìm kiếm là rất nhỏ. Hơn thế nữa, nếu Microsoft bước chân vào thị trường phần cứng, họ sẽ phải cạnh tranh với chính khách hàng của mình - các công ty OEM. Điều này sẽ khiến một trong hai bên "ngã ngựa" và người hứng chịu hậu quả cuối cùng chính là khách hàng. Cuối cùng, trong thời điểm này, lợi nhuận thu được từ mảng phần cứng rất thấp, ai sẽ muốn thử sức với nó chứ?"
Theo genk
Huawei mở của cho chính phủ Australia "mặc sức" khám xét Huawei đang cố gắng hết sức để lấy lại hình ảnh trong sạch của mình bằng cách sẵn sàng để cho chính phủ Australia tiếp cận không hạn chế đối với các thiết bị mạng và cả các mã nguồn của họ nhằm chứng minh các sản phẩm của mình không có gì là mờ ám hay gián điệp gì hết. Gần đây,...