Ông chủ gốc Việt của hơn 60 nhà hàng ở Mỹ qua đời vì Covid-19
Ông Lê Văn Lộc, chủ của chuỗi hơn 60 nhà hàng Jimmy’s Egg, qua đời ở tuổi 75 do những biến chứng liên quan tới Covid-19.
Ông Lộc qua đời hôm 10/12 và được an táng 17/12 tại nghĩa trang Rose Hill ở thành phố Oklahoma, bang Oklahoma. Trong khi đó, vợ ông, bà Kim, vẫn điều trị Covid-19 trong bệnh viện và phải dùng máy thở.
Sự ra đi của ông chủ gốc Việt gây bàng hoàng và tiếc thương cho toàn ngành công nghiệp dịch vụ nhà hàng địa phương.
“Ông Lộc luôn nói điều tích cực khi dùng bữa tại một nhà hàng. Ông ấy tự hào được làm trong ngành công nghiệp này. Ngành công nghiệp nhà hàng ở Oklahoma đã mất đi một cá nhân tuyệt vời”, đồng nghiệp lâu năm và cũng là đối thủ cạnh tranh Peter Holloway, thuộc Tập đoàn Nhà hàng Holloway, nói. “Ông ấy sẽ thực sự được ghi nhớ. Ông ấy đã xây dựng một đế chế vĩ đại”.
“Tôi không thể nghĩ ra nhà tiên phong nào giỏi hơn cho các nhà hàng ở Oklahoma và đại sứ cho văn hóa Việt Nam tại Oklahoma. Ông ấy sẽ được tưởng nhớ rất lâu”, đầu bếp Kurt Fleischfresser của nhà hàng Vast, nói.
Ông Lê Văn Lộc, chủ chuỗi nhà hàng Jimmy’s Egg. Ảnh: Oklahoman .
Ông Lộc sinh ra trong một gia đình giàu có với 8 người con ở Đà Nẵng năm 1945. Ông từng làm việc cho cha mình từ khi còn học cao đẳng, sau đó trở thành một nhà môi giới bất động sản và nhà thầu. Trong những năm chiến tranh, ông sở hữu một công ty vận tải và là đối tác của một xưởng thịt lợn đóng hộp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau chiến tranh, khi sang Mỹ tị nạn cùng vợ và 4 con ở thành phố Oklahoma năm 1978, cuộc sống của ông mới thực sự bắt đầu khi rơi vào cảnh không nhà cửa, không xu dính túi và không thông thạo tiếng Anh. Sau một thời gian kiếm sống bằng công việc vặt, ông Lộc cuối cùng trở thành giám sát viên của công ty Đường sắt Santa Fe nhờ kinh nghiệm làm trong ngành vận tải, còn bà Kim mở một tiệm bán tóc giả trên phố.
Năm 1980, bà Kim mở thêm hai cửa hàng nhờ việc làm ăn thuận lợi và bắt đầu để mắt tới một khoản đầu tư mới, đó là nhà hàng ăn sáng cafe Jimmy’s Egg. Hai vợ chồng bà đã bán hết 3 cửa hàng tóc giả và một số trang sức cá nhân để gom đủ 40.000 USD mua lại Jimmy’s Egg.
Chỉ 3 năm sau, họ phát triển nhà hàng lên 3 địa điểm và thêm hai điểm mới vào năm 1990. Hiện nay, với sự giúp sức từ con rể, Jimmy’s Egg đã có hơn 60 nhà hàng tại 8 bang của Mỹ, từ New York tới Texas.
Ông Lộc đã 3 lần về thăm Việt Nam, trong đó lần gần nhất là để thành lập quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ người khó khăn ở Việt Nam.
Nhà hàng Jimmy’s Egg ở thành phố Oklahoma. Ảnh: Oklahoman .
“Câu chuyện thành công của ông Lộc trong ngành công nghiệp nhà hàng là một ví dụ điển hình về sự kiên trì, chăm chỉ và cống hiến một cách xuất sắc”, Jim Hopper, giám đốc điều hành Hiệp hội Nhà hàng Oklahoma, nói sau khi nghe tin ông chủ gốc Việt qua đời. “Niềm đam mê với những món ăn ngon và dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng đã giúp ông ấy phát triển Jimmy’s Egg từ ban đầu khiêm tốn với một cửa hàng lên hơn 60 cửa hàng trên toàn quốc ngày nay. Lộc Lê đã ghi dấu ấn trong ngành nhà hàng không thể phai mờ suốt nhiều năm tới”.
Năm 1990, khi được hỏi về thành công của mình sau những thử thách đã vượt qua, ông Lộc đáp: “Tôi hài lòng vì mình đã làm tốt những gì mình lựa chọn. Tôi không phải lúc nào cũng thành công nhưng tôi không phải là người hay than thở về điều đó. Tôi tạo ra hạnh phúc trong bất kỳ điều kiện nào mà Chúa ban cho tôi”.
5 tên tội phạm có hình phạt tù dài nhất nước Mỹ
5 kẻ gây trọng tội tại nhiều vụ án khác nhau phải nhận hình phạt không thể ngờ là hàng chục nghìn năm.
Terry Nichols tham gia vụ đánh bom thành phố Oklahoma, bang Oklahoma vào năm 1995 thông qua việc giúp chế bom và chuẩn bị xe đào tẩu cho đồng bọn. Vụ đánh bom làm 168 người thiệt mạng.
Sau phiên tòa, Nichols tránh được án tử hình song nhận 161 bản án chung thân không ân xá cùng 9.300 năm tù.
Terry Nichols (đeo kính) bị phạt chung thân và tù có thời hạn. Ảnh: Getty.
Số bản án chung thân Nichols phải nhận cũng khiến hắn trở thành kẻ giữ kỷ lục về số bản án chung thân nhận được nhiều nhất tại Mỹ.
Dudley Wayne Kyzer
Dudley Kyzer giết vợ, mẹ vợ, và một người thứ ba tại thành phố Tuscaloosa, bang Alabama vào ngày lễ Halloween năm 1976. Một năm sau, hắn bị tuyên tử hình bằng ghế điện nhưng bản án bị hủy sau khi luật tử hình của bang Alabama bị bác.
Năm 1981, Kyzer tiếp tục bị kết án. Vì không được chọn án tử hình, bồi thẩm đoàn đề xuất bản án chưa từng có tiền lệ tại bang Alabama là 10.000 năm tù cùng hai án chung thân để gửi thông điệp tới ủy ban xét ân xá trong tương lai. Cho tới nay, đơn xin xét ân xá của Kyzer đã bị từ chối 10 lần.
Allan Wayne McLaurin và Darron Bennalford Anderson
Năm 1993, Allan McLaurin (26 tuổi) và Darron Anderson (24 tuổi) đâm ôtô vào xe của một phụ nữ lớn tuổi trên đường cao tốc tại hạt Tulsa, bang Oklahoma và bắt cóc nữ tài xế. Chúng hiếp dâm con tin ở nhiều địa điểm.
Trong phiên tòa năm 1993, McLaurin và Anderson bị phạt lần lượt 4.275 và 2.200 năm tù nhưng bản án bị hủy ở giai đoạn phúc thẩm. Trong phiên tái thẩm ba năm sau, McLaurin bị phạt tới 21.250 năm tù về nhiều hành vi như hành hung bằng vũ khí nguy hiểm (1.500 năm tù), hai lần cướp bằng uy hiếp (500 năm tù mỗi lần), ba lần hiếp dâm (2.000 năm tù mỗi lần)... Sau kháng cáo, bản án trên được giảm xuống còn 20.750 năm tù.
Tương tự, trong phiên tái thẩm, Anderson lãnh mức án 11.750 năm tù và cũng dược giảm 500 năm tù sau kháng cáo.
Charles Scott Robinson
Tháng 12/1993, Charles Robinson (30 tuổi) hiếp dâm bé gái ba tuổi tại hạt Oklahoma, bang Oklahoma. Trước tòa, hắn ta bị kết tội về 6 hành vi xâm hại. Do không thể tuyên án chung thân không ân xá, bồi thẩm đoàn đề xuất án phạt 5.000 năm tù với mỗi hành vi phạm tội, tổng cộng 30.000 năm tù. Với mức án này, bồi thẩm đoàn "không muốn bị cáo có cơ hội ra tù sớm".
Với bản án 30.000 năm tù, Charles Scott Robinson là phạm nhân có bản án tù có thời hạn dài nhất tại Mỹ cho tới nay, theo Guinness World Records. Robinson sẽ có cơ hội được xét ra tù sớm vào năm 108 tuổi.
Nga lập bệnh viện dã chiến ở Nagorno-Karabakh Ngày 30/11, Bộ Quốc phòng Nga đã triển khai một bệnh viện dã chiến ở Cộng hòa Artsakh tự xưng (khu vực Nagorno-Karabakh). Các đơn vị y tế lưu động của bệnh viện dã chiến đã được lập ở sân bay Stepanakert, thủ phủ của Nagorno-Karabakh. (Nguồn: Sputnik) Các đơn vị y tế lưu động của bệnh viện dã chiến đã được lập...