Ông chủ 65 tuổi từ nhiệm chức Tổng Giám đốc doanh nghiệp nghìn tỷ ở Hải Phòng
Ông Đỗ Hữu Hạ – Chủ tịch Tài chính Hoàng Huy từng là “ông trùm” xe tải, sau đó lấn sân sang mảng kinh doanh bất động sản, sở hữu nhiều dự án lớn ở Hải Phòng
Hội đồng Quản trị CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) vừa có nghị quyết thông qua các nội dung về việc thay đổi nhân sự nhằm đáp ứng quy định “Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc trong một công ty đại chúng” theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 1/8.
Theo đó, HĐQT quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của công ty đối với ông Đỗ Hữu Hạ (SN 1955) kể từ ngày 11/6. Trước đó một ngày, ông Hạ đã có đơn xin từ nhiệm các chức vụ này.
Ông Đỗ Hữu Hạ từng là “ông trùm” xe tải, sau đó lấn sân sang mảng kinh doanh bất động sản, sở hữu nhiều dự án lớn ở Hải Phòng
Thay thế ông Đỗ Hữu Hạ, bà Trần Thị Hoàng Hà được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của Tài chính Hoàng Huy kể từ thời gian trên.
Bà Trần Thị Hoàng Hà (SN 1972) đã từng đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc của Tài chính Hoàng Huy từ năm 2002, khi vẫn còn là Công ty TNHH. Đến khi công ty cổ phần hóa vào cuối năm 2007, bà Hà tiếp tục được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc và giữ chức vụ cho đến hiện tại.
Video đang HOT
Việc thay đổi nhân sự của Tài chính Hoàng Huy cũng đồng thời diễn ra sau khi doanh nghiệp vừa trải qua những tin đồn liên quan đến việc trục lợi dự án BT tại Hải Phòng. Liên quan đến sự việc này, phía Hoàng Huy đã lên tiếng khẳng định những thông tin trên là không có cơ sở, hoạt động đấu thầu và xây dựng đều được thực hiện theo đúng qui định pháp luật.
Về Tài chính Hoàng Huy, công ty hoạt động chính ở nhiều lĩnh vực, như kinh doanh ô tô đầu kéo Mỹ và các linh kiện thu hồi, kinh doanh bất động sản, cung cấp dịch vụ,… Tuy nhiên, mảng kinh doanh ô tô luôn duy trì sự đóng góp lớn nhất đối với công ty.
Kết thúc năm tài chính 2019, Tài chính Hoàng Huy đạt 2.237 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng trưởng 170% so với năm 2018, nhờ đó lợi nhuận sau thuế tăng tới 123% lên 632 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất kể từ khi niêm yết của Công ty.
Trong năm 2020, Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng và lãi trước thuế 800 tỷ đồng, tăng lần lượt 12% và 4% so với thực hiện năm 2019. Mức trả cổ tức dự kiến là 10%.
Hiện tại, trên thị trường có hơn 353 triệu cổ phiếu TCH đang được lưu hành. Trong đó, có 2 cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn cổ phần tại TCH là ông Hạ (42,77%) và con trai ông Hạ là ông Đỗ Hữu Hậu (5,14%).
Trong khi đó, cũng tham gia vào ban lãnh đạo doanh nghiệp với vai trò Thành viên HĐQT, nhưng vợ ông là bà Nguyễn Thị Hà chỉ sở hữu lượng vốn rất nhỏ tại doanh nghiệp.
Ông Hạ hiện đang sở hữu 151 triệu cổ phiếu TCH và 14,8 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE: HHS), công ty cũng do ông làm Chủ tịch HĐQT.
Hải An lên kế hoạch lợi nhuận 2020 giảm 36%, bổ sung ngành bất động sản
Doanh nghiệp gặp khó khăn do tình hình cạnh tranh và chi phí gia tăng do ảnh hưởng bởi quy định nhiên liệu từ IMO.
Lợi nhuận sau thuế dự kiến 85 tỷ đồng, giảm 36%.
Trong tài liệu họp cổ đông, Ban lãnh đạo Công ty Vận tải Hải An (HoSE: HAH) nhận định năm nay vẫn là một năm khó khăn đối với thị trường cảng biển tại khu vực Hải Phòng do dư thừa nguồn cung cảng biển và xu hướng chuyển dịch sang phía hạ nguồn sông của các hãng tàu lớn.
Cảng Lạch Huyện đã lắp đặt xong 6 cần cẩu để đưa cả 2 bến vào hoạt động (năm 2018 chỉ khai thác một bến). Như vậy tổng công suất thiết kế của các cảng container ở khu vực Hải Phòng sẽ lên tới 8,5 triệu TEU/năm, trong khi dự kiến lượng hàng chỉ đạt tối đa là 5,5 triệu TEU, thừa công suất tới gần 40%.
Bên cạnh đó, cảng MIPEC được đưa vào khai thác trong quý I, khiến nguồn cung cảng biển tiếp tục tăng. Trước đó, 2 bến cảng container mới là Nam Đình Vũ và HICT đưa vào khai thác từ giữa năm 2018 và hoạt động ổn định trong năm 2019 đã dẫn tới nguồn cung cảng biển tăng khoảng 30%.
Bên cạnh đó, chi phí còn gia tăng do ảnh hưởng bởi quy định IMO. Từ ngày 1/1, quy định của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) bắt buộc tàu biển phải sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh dưới 0,5% (LSFO). Vì vậy, hoạt động kinh doanh vận tải biển sẽ gặp khó khăn do phải sử dụng nhiên liệu đạt chuẩn với đơn giá rất cao (dự kiến giá bình quân là 550 USD/tấn) tăng khoảng 30%. Ngoài ra chi phí ngày tàu cũng tăng do chi phí sửa chữa, vật tư, giá dầu nhờn loại phù hợp với LSFO cũng sẽ tăng. Nếu không tăng được doanh thu bằng cách tăng sản lượng, tăng cước vận tải thì kết quả kinh doanh vận tải sẽ lỗ rất lớn.
Thị trường thuê tàu năm 2020 dự báo cũng rất khó khăn và không có khả năng tăng giá thuê tàu trong vòng 6 tháng đầu năm. Vì vậy, công ty xây dựng kế hoạch năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu là 1.219 tỷ đồng, tăng 10%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế là 85 tỷ đồng, giảm 36% so với mức thực hiện năm 2019 và giảm 35 tỷ đồng so với chỉ tiêu ghi trong báo cáo thường niên trước đó.
Quý I, công ty ghi nhận lợi nhuận giảm 8% còn 31 tỷ đồng, chủ yếu do hoạt động tài chính không hiệu quả khi doanh thu giảm và chi phí tăng. Như vậy, doanh nghiệp hoàn thành 36% kế hoạch đề ra.
Nhằm thực hiện kế hoạch nêu trên, công ty tiếp tục tập trung hỗ trợ cho các hãng tàu ngoại đang sử dụng cảng nhằm giúp họ duy trì và phát triển tuyến, đặc biệt là hãng tàu SM Line và đẩy mạnh triển khai công tác thị trường (cho cả bốc xếp và vận tải), chủ yếu là thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hải An vẫn chú trọng phát triển thị trường khu vực Cái Mép, nhất là hàng chuyển tải của các hãng tàu có tàu mẹ cập cảng.
Về đầu tư, công ty dự kiến mua 1 tàu container, nâng cấp cầu cảng Hải An để có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải đến 25.800DWT. Ngoài ra, Hải An cũng hoàn thiện các thủ tục cho khu đất của dự án depot tại khu vực Cái Mép, thủ tục nhận chuyển nhượng tòa nhà Hải An tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng và thủ tục đầu tư 1 bến phao tại khu vực Cái Mép.
Trong tháng 7 và tháng 8 tới, tàu Haian Link và Haian Mind dự kiến lên đà (kiểm tra) định kỳ tại Trung Quốc. Công ty cũng sẽ chuẩn bị và bố trí kế hoạch cho hoạt động này.
Công ty cũng trình ĐHĐCĐ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Giãn nợ, giãn thuế cho DN: Chính sách còn xa với thực tiễn Giãn nợ 3 tháng thì không giải quyết được việc gì. Giãn thuế nhưng DN chưa nhận được tiền của khách hàng để nộp thuế VAT. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng tại Hải Phòng đã thực hiện nhiều giải pháp như: Giảm lãi vay, cơ cấu...