Ông Chen Yi-Chung giữ chức quyền Tổng Giám đốc ngân hàng SCB
Ngân hàng SCB vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Chen Yi-Chung ( Jeremy Chen) giữ cương vị quyền Tổng Giám đốc. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh SCB đang triển khai quyết liệt “Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2030″ với sự tư vấn chiến lược của McKinsey & Company.
Ông Jeremy Chen- quyền Tổng Giám đốc ngân hàng SCB
Ông Jeremy Chen được kỳ vọng là sẽ dẫn dắt SCB thực hiện thành công Chiến lược chuyển đổi và đưa SCB vào top các ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong thời gian tới.
Trước khi gia nhập SCB, ông Jeremy Chen đã có hơn 20 năm kinh nghiệm tại các nước phát triển trong lĩnh vực Đầu tư, Tài chính Ngân hàng và trải qua nhiều vị trí cấp cao tại các Công ty và Ngân hàng lớn: Phó Chủ tịch Ngân hàng – Citibank khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Phó Giám đốc Kênh Đầu tư trực tiếp – Ngân hàng Standard Chartered; Phó Tổng Giám đốc – Công ty TNHH China Billion Resources. Ông Jeremy Chen đã tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ).
Video đang HOT
Ông Hoàng Minh Hoàn – người tiền nhiệm của ông Chen Yi-Chung được Hội đồng quản trị SCB phân công đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực. Với sự am hiểu về tổ chức, con người SCB sau hơn 10 năm gắn bó, ông Hoàn sẽ hỗ trợ tích cực cho ông Chen Yi-Chung để việc chuyển đổi diễn ra thuận lợi & thành công.
Tính đến hết ngày 30/09/2020, tổng tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng, tiếp tục giữ vị thế Top 5 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam, đứng đầu trong nhóm các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh. Hoạt động kinh doanh 09 tháng đầu năm ghi nhận kết quả tích cực từ các hoạt động phi tín dụng với lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán và kinh doanh ngoại hối đạt hơn 462 tỷ đồng và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 963 tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ của SCB tăng trưởng ổn định trong các năm gần đây phản ánh chiến lược tái cấu trúc với mục tiêu giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống. Trong các dịch vụ tài chính cá nhân cung cấp cho khách hàng, SCB tạo dấu ấn lớn trên thị trường với sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thanh toán thông qua hệ sinh thái thẻ quốc tế, ngân hàng điện tử và bancassurance.
Chiến lược chuyển đổi mà SCB đang thực hiện mang tính toàn diện và chuyên sâu nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Ngân hàng trong giai đoạn tới. Từ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, thiết lập các chuẩn mực quản lý theo thông lệ quốc tế, tối ưu hóa hiệu suất vận hành, số hóa các hoạt động ngân hàng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng văn hóa doanh nghiệp… sẽ được McKinsey tư vấn và đồng hành cùng SCB trong quá trình triển khai thực tế.
Cổ phiếu Saigonbank sẽ lên UPCoM ngày 15/10, giá tham chiếu 25.800 đồng/cp
308 triệu cổ phiếu của Saigonbank sẽ được giao dịch trên UPCoM từ ngày 15/10 với mã chứng khoán SGB, giá tham chiếu 25.800 đồng/cp.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank). Theo đó, 308 triệu cổ phiếu của Saigonbank sẽ được giao dịch trên UPCoM từ ngày 15/10 với mã chứng khoán SGB, giá tham chiếu 25.800 đồng/cp.
Ngân hàng có hơn 201 triệu cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng, bao gồm 107,3 triệu cp của Văn phòng Thành ủy TP HCM và Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và kinh doanh Nhà Phú Nhuận do ông Vũ Quang Lãm làm đại diện sở hữu, gần 43,4 triệu của Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM do bà Trần Thị Phương Thanh là đại diện sở hữu;...
Như vậy, SGB sẽ là ngân hàng thứ 3 chính thức giao dịch trên sàn UPCoM, sau Ngân hàng Bản Việt (09/07) và Ngân hàng Nam Á (09/10).
Saigonbank là ngân hàng nhỏ, được thành lập từ năm 1987 với vốn điều lệ ban đầu 650 triệu đồng. Sự ra đời của ngân hàng nằm trong chỉ đạo của Thành ủy, Ủy Ban Nhân dân TPHCM về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng.
Đến tháng 9/2012, ngân hàng tăng được vốn điều lệ lên 3.080 tỷ đồng và không thay đổi cho đến hiện tại. Ngân hàng từng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 4.000 tỷ đồng nhưng chưa thành công.
Tính đến ngày 29/05/2020, cổ đông lớn nhất của Saigonbank là Văn phòng Thành ủy TPHCM nắm 18,18% vốn. Công ty TNHH MTV Xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận nắm giữ 16,64% và Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa nắm 16,35%, kế đến là Công ty TNHH MTV dầu khí TPHCM (Saigon Petro) với tỷ lệ sở hữu 14,08%. Bốn đơn vị này đang nắm giữ 65,25% vốn của Saigonbank.
Ngân hàng chỉ có 3 cổ đông nước ngoài, trong đó 1 tổ chức nắm giữ 15,2 triệu cổ phiếu (tỷ lên sở hữu 4,94%) và 2 cá nhân sở hữu 164.257 cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 0,053%).
Là ngân hàng nhỏ, không có nhiều nổi bật trong hệ thống về kết quả kinh doanh, nhưng Saigonbank được nhà đầu tư chú ý và để mắt bởi những tài sản giá trị do ngân hàng này sở hữu. Đó cũng là lý do giải thích vì sao những ngân hàng như Vietcombank, VietinBank từng thoái vốn khỏi Saigonbank với mức giá gấp đôi so với mệnh giá.
Năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 22.968 tỷ đồng, huy động vốn đạt 19.400 tỷ đồng. Dư nợ cho vay dự kiến tăng 8,5% so với thực hiện năm 2019, đạt 16.336 tỷ đồng, đảm bảo phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 130 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm 2020, Saigonbank có lãi trước thuế gần 126 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 100 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng đã hoàn thành tới 97% kế hoạch năm.
Tổng giám đốc Techcombank (TCB) đăng ký mua vào 439.000 cổ phiếu Ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, Mã chứng khoán: TCB - sàn HOSE) đăng ký mua vào cổ phiếu. Ông Jens Lottner Theo đó, ông Jens Lottner đăng ký mua vào 439.000 cổ phiếu TCB, giao dịch dự kiến thực hiện từ 01/10 đến 27/10, phương thức giao dịch là thỏa thuận ngoài sàn. Nếu...