‘Ông Chấn có thể đề nghị khởi tố ‘nhân chứng đột xuất’
Đó là ý kiến của Cựu thẩm phán- luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Nghiêm (Đoàn luật sư TpHCM) khi đọc bài báo phỏng vấn “nhân chứng đột nhiên xuất hiện nói ông Chấn không oan”.
Nhiều chuyên gia phỏng đoán, việc “nhân chứng đột nhiên xuất hiện” là có động cơ mục đích nào đó, rất cần cơ quan điều tra làm rõ. Thông tin khác, mới đây, gia đình ông Chấn đã chấp nhận được bồi thường 7,2 tỉ đồng cho những ngày ngồi tù oan. Để có cái nhìn mang tính khoa học pháp lý, dưới đây cuộc trao đổi ngắn giữa phóng viên và luật sư Phạm Công Út.
Thưa luật sư, đọc bài báo về sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Thu Hà, người tố ông Chấn “không oan”, ông có bình luận gì?
Luật sư Phạm Công Út: Đọc những câu trả lời thì thấy người tố ông Chấn “không oan” chỉ toàn là nghe nói. Nếu chỉ nghe nói thì điều đó không hàm chứa yếu tố chứng cứ chứng minh một sự thật để đòi hỏi công lý.
Nếu nội dung đối thoại của bà Hà với báo chí đúng với những gì bà Hà có được, luật sư có nghĩa tòa sẽ bác đơn hay không?
Tôi nghĩ là Tòa không thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nói gì đến chuyện bác đơn của bà ấy. Vì tòa không thể chấp nhận những lời tố cáo hoang đường chỉ từ việc “nghe nói”.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan sau hơn 10 năm ngồi tù
Nhân chứng là người chứng kiến sự việc, mắt thấy, tai nghe. Nhưng khi mắt không thấy, tai không nghe mà chỉ cho rằng nghe nói lại. Nhưng nhân vật được cho rằng “nói lại” chỉ bĩu môi thì nhân chứng ấy không thể đứng trên góc độ chân thực của sự việc.
Nếu Tòa bác đơn của “nhân chứng đột xuất này”, gia đình ông Chấn có quyền khởi kiện người này không? Trình tự sẽ như thế nào?
Video đang HOT
Không chỉ khởi kiện mà cá nhân ông Chấn có thể đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố “nhân chứng” này về hành vi vu khống.
Thực tế xét xử, trong thời gian ông làm thẩm phán, ông có gặp trường hợp tương tự không?
Có nhiều đấy, vì một người có thể dùng tiền để thuê nhiều người làm nhân chứng hòng cung cấp lời khai sai sự thật để có lợi cho một bên khi vụ án không có chứng cứ trực tiếp như những lời khai man của các nhân chứng được mua chuộc bằng tình cảm hoặc vật chất, hoặc vì động cơ khác. Nhưng theo tôi, làm thẩm phán thì cần phải có chiếc đầu tỉnh táo để thẩm tra tính xác thực của người làm chứng.
Ông có phán đoán gì về động cơ, mục đích, cũng như tác động của sự kiện này với “vụ án oan của ông Chấn”?
Tôi không có thẩm quyền để phán xét về động cơ, mục đích, cũng như tác động của sự kiện này với “vụ án oan của ông Chấn”. Nhưng nếu cho phép tôi suy diễn thì tôi chỉ có thể nói rằng, những lời tố cáo ấy không phải hoàn toàn trong sáng và bất vụ lợi, mà là phát ngôn có chủ đích nhằm được nổi tiếng hoặc nhằm mục đích khác.
Xin cảm ơn luật sư
Theo Infonet
Không cấp giấy chứng nhận bào chữa, tòa "đánh đố" luật sư
Toà án từ chối cấp giây chứng nhận bào chữa cho Luật sư do bị cáo đã trên 18 tuổi nên người đại diện hợp pháp là mẹ của bị cáo mời luật sư bào chữa là không đúng theo Điều 57 Bộ Luật Tố tụng hình sự.
Bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong (SN 1995, ngụ quận 1, TP.HCM) bị TAND Quận 1 mở phiên tòa xét xử lưu động tại Công viên 23/9, quận 1, TP.HCM về tội Cố ý gây thương tích vào ngày 16/6.
Tuy nhiên phiên toà đã phải hoãn vì bà Vũ Thị Loan - mẹ của bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong một mực yêu cầu phải có luật sư bào chữa do cho rằng con mình bị oan.
Bà Vũ Thị Loan cho rằng: Nguyễn Vũ Thanh Phong mới 19 tuổi; việc Phong lấy dao và ghế nhựa tấn công làm Nguyễn Duy Trọng (SN 1992) bị thương nặng phải đi cấp cứu vì Trọng cùng đồng bọn đến nhà Phong đánh lộn trước. Phong vì phòng vệ chính đáng nên mới gây thương tích cho Nguyễn Duy Trọng.
Bà Loan cũng yêu cầu tòa mời luật sư bào chữa.
Tại phiên xét xử lưu động, Luật sư Cao Thế Luận tới để làm hồ sơ bào chữa nhưng Thẩm phán không chấp nhận cấp giấy bào chữa vì bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong đã trên 18 tuổi nên người đại diện hợp pháp là bà Vũ Thị Loan mời luật sư bào chữa là không đúng theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tòa chỉ chấp nhận cấp giấy cho luật sư khi bị cáo Phong có yêu cầu.
Sau khi TAND Quận 1 gây khó dễ một cách khó hiểu, phiên toà xét xử lưu động sau đó phải tạm hoãn.
Tiếp tục cùng đồng nghiệp vào cuộc đòi lại công lý cho bị cáo Nguyễn Vũ Thanh Phong nhưng Luật sư Nguyễn Văn Quynh - Đoàn Luật sư TP Hà Nội vẫn bị TAND Quận 1 gây khó dễ.
Luật sư Cao Thế Luận và Nguyễn Văn Quynh đều bị TAND Quận 1 không chấp nhận cấp giấy bào chữa cho bị cáo Phong.
Ngoài lý do từ chối giống Luật sư Cao Thế Luận, trong biên bản làm việc giữa Thẩm phán Phạm Thị Thu Phương và Luật sư Nguyễn Văn Quynh ngày 29/6, TAND Quận 1 còn hướng dẫn Luật sư Quynh đến gặp trực tiếp bị cáo tại trại tạm giam (theo Khoản 1 Điều 57 BLTTHS) để bổ túc đơn yêu cầu luật sư theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên khi Luật sư Nguyễn Văn Quynh đến trại tạm giam xin vào gặp bị cáo thì lại bị trại giam từ chối. Mặc dù việc này được TAND Quận 1 "hướng dẫn" nhưng lại chối bỏ trách nhiệm xử lý vì "việc này không thuộc thẩm quyền xử lý"!?
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, Luật sư Phạm Công Út nêu rõ quan điểm: "Luật sư không có giấy chứng nhận bào chữa mà Tòa lại bắt vào gặp bị cáo tại trại giam, tức là đánh đố luật sư".
Luật sư Phạm Công Út viện dẫn quy định tại Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 2 tháng 10 năm 2004 để khẳng định TAND Quận 1 đã chối bỏ trách nhiệm của mình.
Luật sư Phạm Công Út.
Theo đó, nếu việc lựa chọn (nhờ) người bào chữa chưa có sự đồng ý (hoặc không có sự ủy quyền) của bị can, bị cáo thì Tòa án yêu cầu người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người khác thực hiện việc lựa chọn người bào chữa phải hỏi ý kiến của bị can, bị cáo.
Tòa án cũng có thể thông báo cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam biết việc người thân thích của họ hoặc người khác đã lựa chọn (nhờ) người bào chữa cho họ và hỏi họ có đồng ý hay không. Nếu họ đồng ý thì Tòa án xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để người bào chữa thực hiện việc bào chữa.
"Việc làm của TAND Quận 1 đặt ra khó khăn, cản trở hoạt động bào chữa của luật sư cũng như quyền lợi của bị cáo. Trong khi nghĩa vụ đó thuộc về Tòa án. Điều này không chỉ gây phiền phức cho những vụ án khác mà còn cản trở quá trình cải cách tư pháp", Luật sư Út nhấn mạnh.
Câu hỏi đặt ra, khi người nghèo đã vào tình thế "thân cô thế cô", chính luật sư là người bảo vệ họ còn bị tòa án gây khó dễ như vậy thì quyền lợi của bị cáo sẽ được đảm bảo đến đâu?
Tin tức về vụ việc sẽ được báo Người đưa tin tiếp tục cập nhật đến độc giả.
Việt Hương
Theo_Người Đưa Tin