Ông Cấn Văn Lực đề nghị có 4 mức rủi ro cho vay bất động sản
Theo ông Cấn Văn Lực, nếu tính cho vay mua nhà, sửa chữa nhà… vào cho vay bất động sản cần phân chia hệ số rủi ro cho phù hợp, không nên tính chung là 200%.
Ảnh minh họa.
Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết hiện trong cơ cấu tăng trưởng GDP, tiêu dùng chiếm 68%, mỗi năm tăng trưởng của lĩnh vực này 10%, do đó tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn rất tiềm năng và nhu cầu vay mượn cho tiêu dùng rất lớn trong tương lai. Điều này cũng thể hiện ở tỷ trọng cho vaytiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam mới chỉ chiếm 18%, so với Trung Quốc tỷ lệ này là 21%, ASEAN 35%, Úc 36%, Mỹ là 51% (nếu tính cả cho vay mua nhà), Singapore gần 40%, Malaysia khoảng 55%, Indonesia và Thái Lan là 30%…
Nguồn: BBVA Reasearch, Bloomberg Data, BI, BSP, BoT (Cấn Văn Lực)
Video đang HOT
Đối với dư nợ cho vay theo hộ gia đình so với GDP của một số nước trong khu vực ASEAN năm 2016 cho thấy, Malaysia chiếm tỷ trọng cao nhất tới 88% GDP, tiếp đến là Thái Lan khoảng 83%GDP, Singapore là 78% GDP…
Thống kê về lĩnh vực ngân hàng bán lẻ cho thấy thu nhập bán lẻ của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2018 ước đạt 4 tỷ USD, mức tăng trưởng 25%/năm những năm gần đây và đến năm 2020 đạt doanh số 6,5 tỷ USD.
Ông Cấn Văn Lực cho biết tốc độ tăng trưởng của tín dụng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tới 60%, nếu tách riêng tín dụng tiêu dùng và cho vay nhà ở riêng biệt thì cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 12% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Việc bóc tách rõ ràng giữa cho vay tiêu dùng và cho vay bất động sản để quản trị rủi ro, theo ông Lực nếu tính cho vay nhà là cho vay bất động sản và áp theo hệ số rủi ro 200% các ngân hàng không dám cho vay nhiều, khiến cho nhu cầu vay mua nhà, sửa chữa nhà của người dân bị hạn chế. Lúc đó, nên phân chia cho vay bất động sản thành 04 phân khúc tương ứng với hệ số rủi ro khác nhau: 100%, 125%, 150% và 200% để công bằng hơn trong cho vay bất động sản, giải quyết nhu cầu đa dạng về vốn cho người dân.
Nguồn: WB 2018 (Cấn Văn Lực)
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2017, Úc là quốc gia có tỷ lệ người lớn vay tiền mua nhà rất cao tới 38%, tiếp đến là Mỹ ở mức 34%, Hàn Quốc là 26%, EU là 25%, Singapore là 20%, Malaysia là 18%, Việt Nam là 9%, mức bình quân của thế giới là 11%… Vẫn còn nhiều dư địa trong cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà tại Việt Nam.
LAN ANH
Theo bizlive.vn
116.000 - 180.000 tỷ đồng cho vay bất động sản ẩn trong tín dụng tiêu dùng
Ngày 29-11, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết, tính đến cuối tháng 10-2018, tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt 19,4%. Tỷ lệ nợ xấu của phân khúc tín dụng này chiếm 4,2% tổng dư nợ.
Ngân hàng siết cho vay đầu tư bất động sản. Ảnh: HUY ANH
Điều đáng nói là tín dụng tiêu dùng tăng nhanh chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua, sửa nhà khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ cho vay bất động sản đang ẩn nấp trong cho vay tiêu dùng ngày một lớn.
Cụ thể, hoạt động cho vay mua và sửa chữa nhà chiếm đến khoảng 38% - 40% tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng. Số tiền này vào khoảng 116.000 - 180.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, nguồn vốn vào lĩnh vực ưu tiên (sản xuất, kinh doanh) có dấu hiệu giảm. Hiện lãi suất cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính cao hơn rất nhiều so với lãi suất vay tại các ngân hàng thương mại, thậm chí có thể lên đến 60% - 70%/năm. Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
NHUNG NGUYỄN
Theo sggp.org.vn
40.427 khách hàng được hỗ trợ 355 tỷ đồng lãi suất vay vốn Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có 40.427 khách hàng được các tổ chức tín dụng hỗ trợ lãi suất với lũy kế cho vay đạt trên 8.754,5 tỷ đồng, lũy kế số lãi được hỗ trợ là 355 tỷ đồng. Bên cạnh triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay, các tổ...