‘Ông bụt’ của người khuyết tật
Với ông Trần Hoàng Minh, niềm hạnh phúc chính là những nụ cười của người khuyết tật. Hơn 20 năm đồng hành với những hoàn cảnh kém may mắn là khoảng thời gian ông đã vun trồng những hạt giống thiện nguyện để người khiếm khuyết có cơ hội vươn lên, như những bông hoa khoe sắc giữa đời thường.
Đám cưới của Nguyễn Thị Lan Thương (quê tỉnh Kiên Giang) do ông Trần Minh Hoàng đứng ra lo liệu vào năm 2011
Tiền bạc chưa nhiều nhưng tấm lòng luôn rộng mở
Kình ngư Para Games Nguyễn Thị Sari từng chia sẻ rằng nếu không có ông Trần Hoàng Minh, có lẽ chị sẽ không đến được với hồ bơi, không được đi thi đấu thể thao ở trong nước và ngoài nước, không được chạm tay vào những chiếc huy chương lấp lánh.
Chị Sari kể: “Tôi gặp bác Minh khi làm công việc cắt chỉ ở xưởng thêu vi tính. Thấy hoàn cảnh tôi khó khăn, bác Minh nhận về cưu mang tại gia đình Mùa Xuân. Nhờ gia đình Mùa Xuân, cuộc đời tôi mở sang trang mới. Tôi trở thành vận động viên quốc gia và đi tiếp con đường học vấn còn dang dở. Khi đó, gia đình Mùa Xuân rất nghèo. Mỗi ngày, bác Minh phải chở những đứa con khuyết tật (2-3 người) trên chiếc xe máy cà tàng đến hồ bơi. Có hôm trời mưa, nước ngập, xe chết máy giữa chừng, bác phải bồng các con xuống để khởi động máy xe, rồi lại bồng lên chở đi tiếp, có khi 3-4 lần mới tới được hồ bơi”. Chị Sari vô cùng xúc động. Chị tự nhủ phải ráng tập bơi để không phụ lòng ông Minh.
Từ câu chuyện của chị Sari, chúng tôi đến gặp ông Trần Hoàng Minh, SN 1942, hiện sống tại xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông có gương mặt hiền lành, phúc hậu. Ở tuổi ngoài 80, mái tóc đã bạc vì bao sương gió của cuộc đời nhưng ông vẫn minh mẫn. Ông Minh cho biết: “Từ bé, tôi đã được người mẹ kính yêu dạy phải thương yêu và giúp đỡ những người kém may mắn, nhất là những người tàn tật (lúc ấy chưa có từ “khuyết tật”). Đó là lý do tôi chọn gắn bó cuộc đời mình với những người khuyết tật”.
Hành trình nhân ái của ông Minh bắt đầu từ năm 1999, từ lời ngỏ của một người cháu ở tỉnh Tiền Giang đến tá túc nhà ông ở TP.HCM để ôn thi đại học. “Cháu có đứa bạn là Minh Lý bị liệt hai chân. Nó vẽ đẹp, muốn đi học mà không có điều kiện. Nghe cháu nói vậy, tôi không đắn đo suy nghĩ nhiều mà trả lời ngay: Nếu bạn con muốn lên đây học thì bác có thể giúp” – ông Minh kể lại.
Khi đó, ông Minh làm nghề sửa chữa tivi và thiết bị điện lạnh để sinh sống. Không giàu có về tiền bạc nhưng tâm hồn ông lúc nào cũng rộng mở. Ông nghĩ rằng, để có thể giúp người khác, điều quan trọng phải có là tình yêu và niềm tin. Những điều này, ông không thiếu nên vui vẻ nhận lời.
Có tự do mới có hạnh phúc!
Khi nhận Minh Lý – thành viên đầu tiên của gia đình Mùa Xuân (tên mà ông Minh đặt cho ngôi nhà cưu mang người khuyết tật của mình), điều đầu tiên ông nghĩ đến là giúp Minh Lý có được niềm vui trong cuộc sống. Theo ông Minh, muốn có niềm vui thì trước hết phải được tự do, muốn tự do phải nuôi được mình. Vì vậy, ông giúp các em có công việc phù hợp để làm. Có được việc làm ổn định, các em sẽ tự nuôi sống bản thân, hòa nhập với xã hội và quan trọng sẽ dần xóa đi mặc cảm, tự ti, tự tin hơn và cuối cùng sẽ tìm được niềm vui, hạnh phúc riêng trong cuộc sống.
Sau Minh Lý, gia đình ông Minh tiếp tục mở rộng cửa đón những người trẻ khuyết tật khác. Sau hơn 20 năm thành lập, gia đình Mùa Xuân của ông đã cưu mang gần 200 người khuyết tật từ mọi miền đất nước. Thời điểm đông nhất có hơn 30 thành viên. Ông Minh nói: “Nhận nhiều người cực hơn nhưng vui vì các em có điều kiện sống với những người cùng hoàn cảnh, có việc làm cùng nhau”.
Ban đầu, gia đình Mùa Xuân may giẻ lau hay gia công các mặt hàng đơn giản. Đến nay, các sản phẩm do gia đình Mùa Xuân làm ra đã đa dạng, hoàn thiện hơn, đạt chất lượng cao, được bán tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và còn xuất sang nước ngoài. Ngoài tranh thêu, tranh vẽ, tranh giấy xoắn, áo, nón len, đầm, váy, áo quần nam, nữ được may theo ý khách hàng còn có nhang sạch, cây hương quế, các đồ thủ công mỹ nghệ làm bằng da cá sấu,…
Ông Trần Hoàng Minh và các con của Lê Thị Diệu Hiền
Hiện các em trong gia đình Mùa Xuân làm các công việc như đan móc len, thêu, may, làm tranh giấy xoắn, kết cườm,… và có thu nhập từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng/tháng, tùy tay nghề và sức khỏe.
Ngoài làm thủ công tại gia đình Mùa Xuân, một số trường hợp khác được ông Minh chở đi xin việc hoặc khi tìm được việc làm ở nơi khác, mỗi sáng, chiều, ông đều đưa đi, đón về. Tấm lòng của ông như tấm lòng của người cha. Có hôm, ông chở Trần Thị Kim Nhiên đi xin việc, đến nơi, thấy Nhiên là người khuyến tật, nhà tuyển dụng không muốn nhận, lòng ông đau như cắt.
Một số em sau khi đến với gia đình Mùa Xuân vẫn có thể tiếp tục con đường học vấn tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và có việc làm như Lê Thị Hương, đang làm việc tại Công ty Vifon; Lâm Thị Minh Trang làm việc tại Công ty Viettel; Trần Thị Kim Nhiên làm ở Công ty Gốm sứ Minh Long; Trần Thị Diệp Mẫn mở phòng châm cứu, bấm huyệt;…
Nhìn thấy các em vui tươi, rạng rỡ nụ cười là niềm hạnh phúc lớn lao của người chủ gia đình Mùa Xuân. Chính vì vậy, chưa bao giờ ông nề hà làm những công việc như lo chỗ ăn, ở cho các em hay mỗi ngày dắt hơn chục chiếc xe hai bánh, ba bánh, xe lắc, xe đạp. Rồi những lúc đêm hôm cúp điện, cầu nghẹt, cống tắc,…, ông cũng một mình đảm đương mọi việc sửa chữa. Các em ở gia đình Mùa Xuân thường đùa rằng: “Bác vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là thầy, vừa là thợ, vừa là osin”.
Với phương châm khỏe giúp yếu, chị dìu dắt em, mọi người đều yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau nên không khí trong gia đình Mùa Xuân lúc nào cũng vui tươi, đầm ấm. Một người trong đoàn làm phim của Đài Truyền hình TP.HCM khi đến làm phóng sự về mái ấm đặc biệt này đã phải thốt lên rằng: “Đúng là Mùa Xuân! Lúc nào cũng thấy các em cười đùa vui vẻ, như không khí mùa xuân vậy!”.
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (quê tỉnh Đắk Lắk) bị bệnh trầm cảm 5 năm (sau khi chồng mất). Khi về với gia đình Mùa Xuân chưa đến 3 tháng, tinh thần và tâm lý của chị được phục hồi và trở lại bình thường. Chị Thủy bây giờ đã có gia đình mới rất hạnh phúc với tiệm may nhỏ ở quê. Khi trở lại thành phố dự lễ tốt nghiệp đại học của con trai, hai mẹ con đến thăm ông Minh. Chị Thủy nghẹn ngào ôm chầm lấy ông và nói: “Bác cho con gọi bằng ba nhé! 5 năm mắc bệnh trầm cảm và vượt qua, khác gì bác đã sinh ra con lần hai!”.
Ngôi nhà có hơn 1.000 chiếc huy chương
Năm 2003, Minh Lý là người đầu tiên trong gia đình Mùa Xuân thi bơi Para Games đoạt 3 huy chương vàng (HCV) và 1 huy chương bạc (HCB). Từ đó, các em khác trong gia đình Mùa Xuân cũng noi theo. Ông Minh luôn hết lòng động viên, ủng hộ những “đứa con” của mình vì thể thao ngoài giúp nâng cao sức khỏe còn có thêm thu nhập (hồi đó, 1 HCV Para Games được thưởng 15 triệu đồng).
Video đang HOT
Được sự hỗ trợ nhiệt tình của ông Minh, những thành viên của gia đình Mùa Xuân nỗ lực, phấn đấu để không phụ lòng “người cha thứ hai” của mình. Theo lời ông Minh kể, có em chưa hề biết bơi nhưng chỉ trong 6 ngày đã bơi qua lại hồ bơi 50m dễ dàng hay chưa đầy 5 tiếng đồng hồ trong 6 ngày đã bơi thành thạo 2 kiểu bơi sải và bơi ếch.
Sau 20 năm, các thành viên của gia đình Mùa Xuân mang lại cho ông Minh niềm vui và tự hào với gia tài 1.069 huy chương (tính đến tháng 12/2023). Trong đó, có 105 huy chương quốc tế. Đến nay, ông Minh vẫn có thể nhớ rõ từng cột mốc đáng tự hào của những người con như Nguyễn Thị Minh Lý đoạt 5 HCV quốc tế, Nguyễn Thị Mỹ Nang 3 HCV, Dư Thị Lan 5 HCV, Nguyễn Thị Sari 5 HCV và 1 cúp đại hội Para Games, Vi Thị Hằng 9 HCV và là 1 trong 6 vận động viên đang tập huấn cho Paralympic Paris 2024. Trong đó, có 4 em được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, riêng Vi Thị Hằng 2 lần nhận Huân chương Lao động hạng Ba,…
Sinh nhật của ông Trần Hoàng Minh được tổ chức năm 2020 tại quận Tân Phú, TP.HCM
Thấy các thành viên của gia đình Mùa Xuân thành công, ông rất đỗi tự hào. Và khi các em tìm được hạnh phúc riêng, ông vui mừng gấp bội. Có trường hợp, ông đứng ra dựng vợ gả chồng. Như em Nguyễn Thị Lan Thương bị liệt hai chân, ba mẹ không chấp nhận con rể cũng bị liệt hai chân như em. Lan Thương nói với ông Minh rằng: “Ba mẹ con không chịu, thôi bác đứng ra lo liệu cho chúng con”. Gia đình của Lan Thương đã có 2 cô con gái đẹp như 2 nàng tiên, ba mẹ Lan Thương giờ cũng rất quý con rể.
Đến nay, bên cạnh 200 thành viên, gia đình Mùa Xuân còn có thêm 50 đứa cháu, tất cả đều khỏe mạnh, bình thường. Ông Minh luôn mong những đứa trẻ này sẽ là điểm tựa của ba mẹ chúng khi về già.
Sau dịch Covid-19, do tuổi cao, sức yếu, việc quản lý gia đình Mùa Xuân, ông trao lại cho các em theo lời đề nghị: “Bác yếu rồi, mọi việc để bọn con lo. Bác như là tán cây cổ thụ che chở chúng con, thế là được rồi!”./.
Xưởng may ươm mầm yêu thương - nơi gắn kết của những người khuyết tật
Tại Long Biên (Hà Nội), có một xưởng may đặc biệt đã trở thành mái nhà chung của phần lớn nhân lực là người khuyết tật.
Nơi đây không chỉ giúp họ có công ăn việc làm, mà còn có thể chia sẻ yêu thương, tìm kiếm cơ hội hòa nhập cộng đồng, hơn cả là tìm được niềm vui, sống một cuộc đời ý nghĩa.
Đôi "Vợ chồng son" tý hon
Hằng ngày tại xưởng may "Thiên thần", hàng chục nhân lực đang cặm cụi làm việc để sản xuất ra những chiếc khẩu trang hay trang phục quần áo chất lượng. Đặc biệt trong đó, có một cặp đôi người khuyết tật tìm được thứ tình yêu vô cùng đáng trân trọng.
Cùng bị khuyết tật lùn, cơ duyên đã đưa anh Lương Văn Kiên (30 tuổi) và chị Phùng Kiện Bạch (25 tuổi) đến với nhau để gây dựng và vun đắp một gia đình.
"Bọn mình quen nhau ở đây, ai cũng vui mừng khi mà hai người có cùng hoàn cảnh đến được với nhau", chị Bạch nói với chút ngượng ngùng của người vợ mới cưới. Gặp nhau tại xưởng may từ hơn một năm, nhưng tháng trước, anh Kiên mới quyết định đưa ra lời cầu hôn và anh chị chính thức nên duyên vợ chồng.
Nụ cười "dễ thương" của anh Kiên là điều khiến chị Bạch bị "đốn tim".
Những ấn tượng giản dị đã đưa anh chị tới gần với nhau hơn. Chị Bạch nói, anh Kiên có tướng hiền lành, chăm chỉ và thích nhất là "cái mặt dễ thương", chị cười nói. Trong khi đó, đối với anh Kiên, người vợ của mình luôn khiến anh bị thu hút bởi sự vui tính và đáng yêu.
Để từ đó, chàng trai và cô gái trở nên thân quen hơn bao giờ hết. Anh Kiên bồi hồi nhớ lại buổi hẹn hò đặc biệt. Như mọi ngày, anh chị thường dành thời gian đi công viên hóng mát. Nhưng hôm đó, không biết "trời xui đất khiến" thế nào, anh đã bộc lộ hết tâm tư tình cảm. Để rồi anh cảm thấy may mắn khi đã dũng cảm nói ra và được chị đáp lại tình cảm.
Đôi vợ chồng cần mẫn làm việc và hướng tới một tương lai tốt hơn.
Làm việc tại xưởng may "Thiên thần" đã tạo nên một môi trường kết duyên của nhiều cặp đôi, không chỉ riêng gì anh Kiên và chị Bạch. Với tâm lý được hậu thuẫn vững chắc trong môi trường hòa đồng, vui vẻ và giúp đỡ lẫn nhau, các cặp đôi đã có thể yêu trọn vẹn với tâm lý thoải mái hơn, mà không quá lo lắng về gánh nặng kinh tế.
Trước khi đến với xưởng may, anh Kiên sinh sống ở Nha Trang và làm công việc nhà hàng với thu nhập bấp bênh. Anh dự định đến Trung tâm Nghị lực sống của người khuyết tật để học công nghệ thông tin, thế nhưng, tay nghề yếu nên đành phải bỏ. Trong những tháng ngày chơ vơ, anh được một người bạn giới thiệu xưởng may "Thiên thần", ra Hà Nội làm việc và bén duyên từ đó.
Khu vực làm việc ngăn nắp của anh Kiên trong xưởng may "Thiên thần".
Còn với chị Bạch, trước đây chị sinh sống ở Hải Dương, làm việc cho tại một công ty lắp ráp linh kiện ô-tô. Tuy nhiên, đây lại là môi trường làm việc của những người bình thường, vậy nên chị đã không thể theo kịp các đồng nghiệp, mặc cảm khiến chị cảm thấy tủi thân và đành phải bỏ việc.
Sau đó chị lên mạng tìm kiếm việc làm thì thấy công ty Tokyolife tuyển dụng lao động người khuyết tật.
Lúc đầu tôi sợ bị lừa nhưng quyết thử một lần, lên đây thì gặp chị Thoa quản lý xưởng rất thân thiện. Tôi cảm thấy hài lòng với yêu cầu của công việc và quyết định thử việc một tháng, nếu không làm được thì còn việc khác mà. May mắn thay, tôi đã có thể làm tốt và quyết định gắn bó với nơi đây.
Phùng Kiện Bạch
Nụ cười từ niềm hạnh phúc giản dị.
Thu nhập hiện tại của hai vợ chồng là 4-5 triệu mỗi người/tháng. Anh chị cho biết, số tiền này đủ để trang trải cuộc sống trên thành phố Hà Nội. Đặc biệt, anh chị được miễn phí tiền thuê nhà khi hai người sống tại nhà tập thể của công ty.
Mặc dù phải tách nhau ra và phải ngủ riêng, chị ở phòng nữ, còn anh ở phòng nam, song hằng ngày, anh chị vẫn nấu, vẫn ăn cùng với nhau như một cặp vợ chồng. Dù rằng sinh hoạt tập thể nên có những lúc mong muốn của anh chị chưa thể thỏa lòng.
Nói về dự định tương lai, chị Bạch kể: "Gia đình nhà chồng có nhà riêng nên giờ hai vợ chồng chỉ cần chuyên tâm lo kiếm tiền, chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Trước mắt, hai đứa có dự định mua một chiếc xe máy bé để hai vợ chồng có thể di chuyển thuận tiện hơn".
Mặc dù được gia đình hai bên ủng hộ, thế nhưng trong lòng chị Bạch luôn có nỗi tâm tư khi nhắc tới chuyện con cái. "Bố mẹ có tuổi rồi nên cũng muốn có cháu bế chứ, nhưng tôi chưa thể làm tròn bổn phận của một người con", chị Bạch nói.
Dù vậy, bên chị luôn có anh Kiên kề vai bầu bạn. Chị Bạch cảm thấy may mắn và yêu đời khi có anh Kiên hay trêu đùa để quên đi những mệt mỏi. Chỉ cần có nhau, động viên nhau để cố gắng trong cuộc sống là đủ với đôi vợ chồng nghị lực này.
Hy vọng đổi đời của người yếu thế
Đây chỉ là số ít trong rất nhiều người khuyết tật được dự án TokyoLife Angels mang tới cơ hội tự thay đổi, làm chủ cuộc đời mình.
Được khởi xướng vào tháng 5/2018 với những bước đầu đưa người khuyết tật vào làm việc tại công ty, dự án TokyoLife Angels đã hợp tác cùng Hội người khuyết tật Hà Nội. Trong đó, Hội đóng vai trò đối tác, cố vấn và hỗ trợ TokyoLife hướng dẫn, tuyển dụng người khuyết tật tham gia lao động tại công ty.
2 tháng sau, xưởng may "Thiên thần" ra đời với sự tham gia ban đầu của 30 nhân sự. Nơi đây chắp cánh cho người khuyết tật tham gia làm việc tại công ty, giúp tạo công ăn việc làm ổn định cho họ.
Các bạn được hướng dẫn chi tiết tại xưởng may "Thiên thần".
Lần lượt sau đó là sự ra mắt của Ngôi nhà "Thiên thần" Thái Hà - cửa hàng đầu tiên trên hệ thống được vận hành bởi hơn 80% lao động là người khuyết tật; Xưởng móc thú bông "Thiên thần" - chào đón và đem lại niềm vui cho các thành viên gặp khó khăn về tâm lý; Nhà "Thiên thần" Cầu Giấy; Nhà "Thiên thần" số 4 ở Đà Nẵng - ngôi nhà "Thiên thần" đầu tiên có mặt tại thành phố biển miền trung; Quán cà-phê "Thiên thần" vận hành bởi người khuyết tật ở Đà Nẵng...
Với dự án TokyoLife Angels, cung cấp việc làm cho người khuyết tật là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi người khuyết tật phải chịu nhiều khó khăn và bất lợi trong cuộc sống, cũng như thường xuyên bị tách biệt khỏi xã hội. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người khuyết tật có thể khiến tinh thần, thể chất cũng như cuộc sống của người khuyết tật thêm phần khó khăn.
Việt Nam hiện có hơn 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
Chàng trai Thái Ngọc Lâm (bị điếc), 22 tuổi thích thú với môi trường làm việc tại xưởng may.
Ra đời đầu tiên, xưởng may "Thiên thần" trở thành nơi đào tạo nghề miễn phí và trả mức lương trên mức trung bình cho người khuyết tật. Ngoài ra, người khuyết tật lao động được thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định. Đồng thời thực hiện nhiều chế độ phúc lợi khác như hỗ trợ ăn trưa, chỗ ở miễn phí, thưởng tiền vào các ngày lễ, Tết...
Đến nay, TokyoLife đang có hơn 142 người khuyết tật làm việc ở hầu hết các khâu như may vá, dịch vụ khách hàng, IT, đào tạo, bán hàng... ở khắp các chi nhánh trên cả nước. Ở đây, họ được gọi là những "Thiên thần" bởi theo như đại diện TokyoLife "người khuyết tật dạy chúng tôi về tình yêu thương, sự gắn kết và lòng tử tế".
Theo như người đại diện, mong muốn cuối cùng của TokyoLife là giúp các bạn khuyết tật có được cái "nghề", sau đó các bạn có thể hoàn toàn tự chủ trong cuộc sống và đem lại giá trị cho xã hội.
"Ngôi nhà thứ hai" của người đàn ông một tay
Anh Hồ Văn Xếp (33 tuổi) là một người khuyết tật mất đi một bàn tay trái. Ở quê nhà Huế, anh từng làm công việc tự do, thu nhập chới với từ 2-3 triệu/tháng, có tháng còn không được chừng này. Sinh hoạt cuộc sống của anh rất khó khăn. Các công việc cho người khuyết tật cũng thường không ổn định, làm vài ba tháng lại dừng hoạt động.
Sau đó một thời gian, chàng trai chưa vợ tham gia Hội người khuyết tật và được giới thiệu ra Hà Nội làm việc. Vì còn độc thân và mang trong mình ước muốn đổi đời, năm 2019, anh Xếp quyết định rời xa nơi "chôn rau cắt rốn" để ra Hà Nội tìm kiếm cơ hội mới.
Đến với xưởng may "Thiên thần", anh được các anh chị trong xưởng dạy nghề tận tình, sau khoảng thời gian ngắn, anh Xếp đã có thể may các đồ đơn giản như khẩu trang và áo.
Anh Xếp cùng chiếc máy may thân quen mỗi ngày.
Dù với cánh tay khuyết tật nhưng từng công đoạn trong thao tác may vá được anh thuần thục mà không để lại vết chỉ lệch nào. Vì bị khuyết tật tay bẩm sinh từ nhỏ, anh Xếp không cảm thấy khó khăn với công việc may vá, khi mà đối với anh, làm việc với một cánh tay đã trở thành thói quen, vẫn có thể làm việc bình thường như những người khác.
Trải qua 4 năm, cuộc sống anh Xếp đã ổn định với mức thu nhập tốt hơn. Nói về phát triển tương lai với nghề này, anh Xếp cho biết hiện tại chưa thể biết trước, nhưng anh tiếp tục muốn làm việc tại xưởng may, và nếu vài năm sau sức khỏe bảo đảm, anh sẽ mở một cửa tiệm nhỏ cho bản thân.
Nói những điều thầm kín, anh Xếp chia sẻ: "Tôi cũng từng chán nản với bản thân và chưa từng đi xin công việc của người bình thường vì ngại ngùng và tự ti. Nhưng khi làm việc tại xưởng may "Thiên thần", tôi được hòa đồng cùng những người cùng cảnh ngộ, trở nên tự tin hơn và cho đến hiện tại, công việc này đã làm hài lòng cuộc sống mới của bản thân".
Anh Xếp vừa nói vừa sắp xếp chồng khẩu trang vuông vắn: "Môi trường làm việc ở đây rất tử tế, công ty có những chế độ ưu đãi rất tốt. Ngoài ra, mọi người cũng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, dù có những chỗ tôi không hiểu nhưng các bạn sẵn sàng giúp đỡ. Tôi cảm thấy đây là nơi làm việc rất tuyệt vời".
Người đàn ông 33 tuổi ấy đặc biệt cảm thấy ấn tượng với các đồng nghiệp nơi đây. Theo anh, có rất nhiều tấm gương như các chị phải vừa chăm sóc gia đình vừa đi làm khiến anh nể phục sự nỗ lực, từ đấy cũng tạo cho anh động lực để cố gắng hơn.
Anh có thể làm việc hiệu quả dù thiếu đi một phần cơ thể.
Nhìn xa hơn trong tương lai, anh Xếp cho biết muốn được duy trì công việc này, đặc biệt với một người khuyết tật như anh bị giới hạn sức khỏe với những công việc khác. Ngoài ra, không có bằng cấp thì đi xin việc rất khó khăn. Anh mong muốn, công ty tạo điều kiện cho những người khuyết tật được làm việc lâu dài.
Nếu gặp những người khuyết tật khác, anh chắc chắn sẽ giới thiệu vào công ty khi cùng là người khuyết tật như nhau. "Tôi cũng muốn họ có công ăn việc làm như mình để cuộc sống đỡ khổ hơn", anh nói.
Cuộc sống tại nhà trọ của công ty là môi trường sinh hoạt chung, nấu ăn theo nhóm. Lâu lâu lại có liên hoan, mấy anh em quây quần bên nhau. Đối với anh Xếp, đồng nghiệp là gia đình thứ hai khi anh xa nhà và không có thời gian về quê.
Anh Hồ Văn Xếp hy vọng, TokyoLife sẽ ngày càng có thể tuyển dụng thêm nhiều người khuyết tật để họ có việc làm ổn định, mong cho công ty ngày càng phát triển để không chỉ những người khuyết tật mà những người bình thường cũng sẽ muốn vào đây làm.
Mỗi sáng thức dậy anh đều tìm được động lực cho bản thân, mong rằng bản thân giữ được sức khỏe để có thể làm việc mỗi ngày.
Môi trường làm việc tại Xưởng may "Thiên thần".
"Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do báo Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.
Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng Human Act Prize còn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.
Kết nối những trái tim đam mê hoạt động tình nguyện Những người đam mê hoạt động tình nguyện có dịp hội ngộ tại Liên hoan câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tình nguyện toàn tỉnh lần thứ IV do Tỉnh Đoàn-Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai, Ban Thường trực Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực Tây Nguyên, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ...





Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện

Xét nghiệm ADN, cô gái đau khổ phát hiện bí mật của gia đình

Nhóm thanh niên cầm kiếm lao vào sân bóng đe dọa, bắt cầu thủ quỳ gối

Phát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luận

Đi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắc

Bài văn của học sinh lớp 4 bị chấm 1 điểm, phụ huynh đòi kiện lên Ban giám hiệu: Dân mạng đọc xong rồi tranh cãi ầm ĩ

Đây là bức ảnh tập thể gia đình bị toàn cõi mạng trào phúng, nguyên nhân là gì?

"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương

Bố bỉm hoảng hồn vì thứ "lửng lơ" lúc nửa đêm, vợ con một phen kinh hãi, quay lại nhìn vợ giật mình lần 2

Vượt hơn 100.000 hồ sơ, cô giáo Ninh Bình ẵm học bổng "khó nhằn" nhất thế giới

Không nhận ra con gái út của Quyền Linh trong diện mạo cực sexy này

Biểu cảm của cụ ông khi bác sĩ trả kết quả tầm soát ung thư làm dân mạng cười theo trong vô thức
Có thể bạn quan tâm

Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu
Sao thể thao
19:12:37 23/02/2025
Tổng thống Nga tuyên bố tăng cường năng lực quân sự
Thế giới
19:09:38 23/02/2025
Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"
Sao việt
17:20:47 23/02/2025
Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!
Sáng tạo
17:04:58 23/02/2025
Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách
Du lịch
16:47:44 23/02/2025
Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới
Hậu trường phim
16:08:46 23/02/2025
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa
Nhạc việt
15:59:27 23/02/2025
Triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng xuyên quốc gia với hơn 10.000 lượt con bạc tham gia
Pháp luật
15:32:40 23/02/2025
Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam
Phim châu á
15:04:41 23/02/2025