Ông bố lái xe tăng chở con đi… siêu thị
Hình ảnh người đàn ông xuất hiện bên chiếc xe tăng cùng hai đứa con của mình đi… siêu thị khiến dân tình ‘lác mắt’.
Gary Freeland (35 tuổi, ở hạt Wiltshire, Anh) thường “dụ” ba đứa con đến siêu thị cùng mình bằng cách chở chúng trên một chiếc xe tăng. Được biết, người đàn ông này đã chi 20.000 bảng Anh (hơn 560 triệu đồng) để sở hữu chiếc xe, dùng như một phương tiện đi lại hàng ngày.
Gary tiết lộ: “Lũ trẻ luôn nóng lòng muốn bố chở chúng đi siêu thị bằng xe tăng, vì không ai trong đám bạn chúng có ông bố ‘ngầu đét’ như vậy”.
Gary bên chiếc xe tăng của mình.
Ông bố ba con làm quen với xe tăng từ thuở nhỏ, khi ông nội cũng sở hữu một chiếc cũ. Đây chính là động lực khiến Gary quyết định trở thành một người lính lúc mới 16 tuổi.
Video đang HOT
Con trai lớn của Gary luôn tỏ ra là một nhà chỉ huy tốt khi thường hỗ trợ bố điều hướng để rời khỏi những điểm chật hẹp. Cậu bé cũng tỏ ra yêu thích xe tăng và chụp ảnh để khoe với bạn bè. Thỉnh thoảng, những đứa trẻ còn giúp Gary kiểm tra hoạt động ổn không, y hệt ngày xưa anh thường hỗ trợ ông nội.
Dù con rất thích bố lái xe tăng chở đi siêu thị song vợ của anh chưa từng một lần trải nghiệm chiếc xe này vì nghĩ chồng mình… “thần kinh”.
Cũng giống như mọi chiếc xe khác, xe tăng cũng phải tốn tiền mua xăng, dầu.
Tuy có phần cồng kềnh song xe tăng là phương tiện rất an toàn khi “bao đâm đụng” nếu chẳng may có một chiếc ô tô nào khác va phải. Ngoài việc gây sự chú ý, chiếc xe còn sở hữu không gian chứa đồ “siêu to khổng lồ” nên đảm bảo chất đủ số hàng hóa mà gia đình này mua được từ siêu thị.
Gary đưa ra lời cảnh báo: “Lái xe tăng không hề dễ bởi bạn phải tỉnh táo, có suy tính”. Anh cho biết bản thân vẫn thường phải vất vả lắm mới rời khỏi bãi đậu xe vì ngoại hình quá khổ của chiếc xe tăng.
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đối với sự phát triển vũ khí của Mỹ
Xung đột ở Ukraine có thể thay đổi các loại vũ khí mà Lầu Năm Góc mong muốn.
Người đứng đầu tập đoàn quốc phòng lớn thứ hai của Mỹ mới đây cho biết cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi kế hoạch mua vũ khí trong tương lai của Lầu Năm Góc, khi các nhà lãnh đạo quân sự muốn bảo vệ tốt hơn các thiết bị lớn, đắt tiền.
"Những gì chúng tôi học được từ cuộc xung đột ở Ukraine là "một vũ khí phi đối xứng có thể tiêu diệt một hệ thống trị giá hàng tỷ USD", Giám đốc điều hành của tập đoàn Raytheon Technologies, Greg Hayes cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Tại Ukraine, cả lực lượng Ukraine và Nga đều đã sử dụng các máy bay không người lái thương mại đã được sửa đổi, tương đối rẻ để tấn công các mục tiêu quân sự. Trước đây, các vũ khí tự chế có gắn chất nổ như vậy đã được sử dụng bởi các chiến binh IS ở Iraq và Syria.
"Tôi nghĩ điều này sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại một số ưu tiên chi tiêu trong thập kỷ tới", ông Hayes nói, lưu ý rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng tên lửa vác vai Stinger và Javelin rẻ hơn để tiêu diệt xe tăng, thiết giáp và máy bay chiến đấu đắt tiền hơn của Nga. Raytheon chế tạo Stingers, và chế tạo Javelin cùng với tập đoàn Lockheed Martin.
Tuy nhiên, theo ông Hayes, những thay đổi này khó diễn ra trong năm nay. Hiện Quốc hội Mỹ đang xem xét yêu cầu ngân sách tài khóa 2023 của Lầu Năm Góc, và bên trong Lầu Năm Góc, các quan chức đang xây dựng kế hoạch chi tiêu cho năm tài khóa 2024.
"Tôi không nghĩ chúng ta sẽ không thấy điều đó trong năm nay. Nhưng chắc chắn trong suy nghĩ của những người ở Bộ Quốc phòng Mỹ rằng nếu đối thủ có thể dễ dàng tiêu diệt một trong những tài sản quân sự quan trọng bằng tên lửa, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ? Hoặc sẽ cần những công nghệ nào khác? Hay cần những phương tiện ít bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công bất đối xứng này?", ông Hayes nêu rõ.
Trong những năm gần đây, Lầu Năm Góc đã điều chỉnh chi tiêu dài hạn của mình nhằm đối phó với những tiến bộ vũ khí của Trung Quốc, sau hai thập kỷ chi hàng tỷ USD cho vũ khí để chiến đấu với quân nổi dậy ở Afghanistan và Iraq. Lầu Năm Góc đang phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, vũ khí siêu thanh,...
Sau khi đắc cử vào năm 2020, các chuyên gia và nhà phân tích dự đoán chính quyền Biden sẽ cắt giảm hoặc giữ nguyên mức ngân sách quốc phòng sau nhiều năm tăng chi dưới thời chính quyền Trump. Nhưng cả hai đề xuất ngân sách của chính quyền Biden đều bao gồm việc tăng chi tiêu quốc phòng. Quốc hội Mỹ đã bổ sung thêm hàng chục tỷ USD cho yêu cầu năm 2022 và sẵn sàng làm điều tương tự một lần nữa trong năm nay khi xem xét lại yêu cầu năm 2023.
"Khi Tổng thống Biden đắc cử cách đây hai năm, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đã chuẩn bị cho việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng không thể tránh khỏi. Nhưng thực tế là, tất cả là vì các sự kiện địa chính trị", ông Hayes kết luận.
Slovenia nhận trách nhiệm về sự chậm trễ chuyển vũ khí cho Ukraine Chính phủ Đức gần đây bị chỉ trích vì sự chậm trễ trong việc giao vũ khí đã cam kết cho Kiev, nhưng điều này có liên quan đến thỏa thuận hoán đổi dây chuyền với Slovenia. Thủ tướng Slovenia Robert Golob (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: EPA Theo trang tin EURACTIV.de (Đức), thay vì giao vũ khí trực tiếp...