Ông Biden “nặng lời” với ông Putin, Nga khẩn cấp triệu hồi đại sứ
Moscow triệu hồi đại sứ tại Mỹ để tham vấn về tương lai quan hệ Nga – Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói người đồng cấp Vladimir Putin sẽ phải “trả giá” vì cáo buộc can thiệp bầu cử.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden (Ảnh: AFP).
Trong thông cáo ngày 17/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết đã triệu hồi đại sứ Anatoly Antonov trở về nước để thảo luận tương lai mối quan hệ giữa Nga và Mỹ. Thông cáo nhấn mạnh, động thái này nhằm đảm bảo tránh kịch bản quan hệ song phương Nga – Mỹ suy giảm đến mức không thể cứu vãn.
“Mục đích chính của chúng tôi là xác định phương cách để có thể cải thiện mối quan hệ mà Washington đã khiến nó đi vào ngõ cụt những năm gần đây”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong thông cáo phát đi.
Video đang HOT
Bà Zakharova nói thêm: “Chúng tôi mong muốn ngăn chặn quan hệ song phương suy thoái đến mức không thể cứu vãn nếu như người Mỹ nhận ra những rủi ro liên quan”.
Động thái trên của Nga diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra cảnh báo cứng rắn với người đồng cấp Nga Vladimir Putin liên quan đến cáo buộc can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2020. “Ông ấy (Putin) sẽ phải trả giá. Các bạn sẽ sớm thấy điều đó”, Tổng thống Biden nói trong cuộc phỏng vấn với ABC News hôm 17/3.
Văn phòng Giám đốc tình báo Mỹ hồi đầu tuần công bố báo cáo dài 15 trang, cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Báo cáo cáo buộc rằng, Tổng thống Putin “có thể đã chỉ đạo” chiến dịch nhằm gây tổn hại cho hoạt động tranh cử của ông Biden, mặt khác tạo thuận lợi cho ông Donald Trump và theo đuổi một chiến dịch “lan truyền thông tin sai lệch” nhằm làm suy yếu niềm tin của dư luận vào hệ thống bầu cử Mỹ. Giới quan sát cho rằng, cáo buộc này có thể mở đường cho việc chính quyền ông Biden công bố trừng phạt Nga vào tuần tới. Nga đã lên tiếng bác bỏ, cho rằng đây là những cáo buộc “vô căn cứ”, “sai sự thật”.
2 lý do Trump phải rời Nhà Trắng trước 12 giờ trưa ngày 20/1 tới là không thể tránh khỏi
Ở nước Mỹ, bất chấp mọi nỗ lực biến thất cử thành thắng cử mỗi lúc trở nên thêm vô vọng, tổng thống đương nhiệm Donald Trump vẫn kiên định chủ ý không công nhận phần thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ thuộc về ứng cử viên tổng thống của phía Đảng Dân chủ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump chưa thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử.
Chứng cứ xác thực cho cáo buộc phe Đảng Dân chủ đã gian lận bầu cử không có và cuộc chiến pháp lý mà ông Trump và cộng sự đang theo đuổi không hứa hẹn giúp người này xoay chuyển được tình thế nhưng ông Trump vẫn quả quyết đầy tự tin là mình đã tái đắc cử. Người này bại trận rồi nhưng vẫn không buông bỏ cuộc chơi vương quyền.
Ngay từ khi cử tri ở nước Mỹ chưa đi bỏ phiếu bầu tổng thống năm nay, ông Trump đã chuẩn bị dư luận cho kịch bản bị thất cử. Ông Trump tuyên bố chỉ thất cử khi phía bên kia gian lận bầu cử và vì phía bên kia gian lận bầu cử. Vào thời điểm kết quả kiểm phiếu có lợi cho mình nhưng quá trình kiểm phiếu chưa kết thúc, ông Trump đã tuyên bố thắng cử và đòi ngừng kiểm phiếu. Khi kết quả kiểm phiếu chuyển sang hướng có lợi cho ông Biden, ông Trump đã khởi động ngay chiến dịch khiếu kiện nhằm lật ngược kết quả bầu cử của ông Biden.
Điều có thể chắc chắn được là gian lận bầu cử rất khó có thể xảy ra, nếu như không muốn nói là không thể xảy ra, ở cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ. Bởi 2 lý do chính. Thứ nhất, sau những đồn thổi ồn ào về việc Nga can dự vào bầu cử tổng thống ở nước Mỹ cách đây 4 năm để giúp ông Trump thắng cử trước bà Hillary Clinton, nước Mỹ đã bị báo động về nguy cơ gian lận bầu cử nên đã có chuẩn bị phòng ngừa.
Thứ hai, cuộc bầu cử chưa diễn ra mà ông Trump đã công khai cho rằng có gian lận bầu cử nên tất cả những bên liên quan đến bầu cử năm nay ở nước Mỹ lại càng phải rất thận trọng. Kết quả là có đến gần 90% dân Mỹ cho rằng vừa rồi không hề có chuyện gian lận bầu cử. Ông Trump không chịu thú nhận đã bị thất cử thôi chứ trong thâm tâm chắc đến giờ đã nhận thức được rằng việc cùng gia đình và cộng sự phải rời khỏi Nhà Trắng vào lúc 12 giờ trưa ngày 20.1. năm tới là không còn có thể tránh được nữa.
Ông Trump tỏ ra vẫn không chịu buông bỏ trước hết vì tính cách cá nhân luôn thích công khai thể hiện bản thân là người luôn thành công và chiến thắng trong khi không khi nào chịu công khai công nhận đã bị thua hay thất bại. Ông Trump ứng xử như vậy vì muốn gây dựng hình ảnh mình là nạn nhân của hành động phi pháp của đối thủ chính trị. Ông Trump thể hiện quyết tâm không chịu thua bởi cho rằng hiện vẫn còn thời gian để gắng gượng xoay chuyển tình thế. Chậm nhất cho đến ngày 6.12 tới, chính quyền tất cả các bang ở Mỹ phải thông báo về danh tính những đại cử tri ở các bang để hội nghị đại cử tri bầu tổng thống có thể tiến hành vào ngày 14.12 tới.
Ông Trump hiện còn có thời gian đến ngày 6.12 tới để đòi kiểm phiếu lại. Từ sau ngày 6.12 tới, ông Trump còn có thể hy vọng vào việc các bang do phía Đảng Cộng hoà nắm quyền không thống nhất được trong nội bộ chính quyền về danh sách đại cử tri để hội nghị đại cử tri không thể tiến hành được vào ngày 14.12 tới. Cho dù kịch bản này gần như không có khả năng xảy ra, nhưng cũng không thể bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, ông Trump mới còn nước còn tát. Khi không còn gì để mất nữa thì mọi le lói hy vọng thôi cũng đều được tận dụng triệt để.
Nhưng lý do quyết định hơn cả là ông Trump tìm cách tận lợi triệt để từ thảm cảnh hiện tại. Cái lợi này ẩn hiện trên ba phương diện. Thứ nhất là gây khó dễ như có thể được cho ông Biden khi chuẩn bị lên nắm quyền (thời kỳ quá độ chuyển giao quyền lực) cũng như khi cầm quyền. Cho nên ông Trump không hợp tác với ông Biden sau khi giới truyền thông ở Mỹ công nhận ông Biden đắc cử tổng thống Mỹ theo truyền thống văn hoá chính trị có từ năm 1868 đến nay ở Mỹ để chuyển giao quyền lực. Cho nên ông Trump có những quyết sách gấp gáp về đối nội cũng như đối ngoại khiến ông Biden sau này lậy ngược, sửa đổi hay tiếp tục đều rất khó. Thứ hai là nhằm vào tâm lý bộ phận dân Mỹ ủng hộ mình, thể hiện vẫn đại diện cho họ và vẫn lãnh đạo họ trong cuộc đấu với ông Biden khi người này cầm quyền và vẫn là đối thủ chính trị chính của ông Biden. Thứ ba là duy trì sự chế ngự và kiểm soát Đảng Cộng hoà. Thực chất mưu tính của ông Trump là duy trì và củng cố vai trò cũng như ảnh hưởng của tác nhân quyền lực chính trị nổi bật trong thời gian tới và nhằm đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 cho chính mình hoặc cho con mình hay cho ai đấy khác thuộc hội thuyền của mình.
Ông Biden đã đánh bại ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi, nhưng xem ra cuộc chiến giữa hai người này vẫn còn cách rất xa hồi kết.
Vì sao nhiều nước chưa chúc mừng ông Biden sau 9 ngày? Hơn một tuần trôi qua kể từ ngày ông Biden được các hãng tin lớn tuyên bố là người chiến thắng bầu cử Mỹ 2020, một số nước, bao gồm cả đối thủ và đồng minh của Mỹ, vẫn giữ im lặng. Một số quốc gia vẫn phân vân về người chiến thắng bầu cử Mỹ. Ảnh: Getty Hãng NBC News hôm 14/11...