Ông Biden hứng chỉ trích từ chính thành viên chủ chốt của đảng Dân chủ
Một thành viên chủ chốt của đảng Dân chủ, thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện đã cảnh báo Tổng thống đắc cử Joe Biden về nhân vật mà ông định đề cử vào vị trí giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ ( CIA).
Mike Morell, người từng là phó giám đốc CIA dưới thời ông Barack Obama và 2 lần giữ chức quyền giám đốc CIA. Ảnh: Getty
Hãng CNN hôm 25/11 dẫn 2 nguồn đáng tin cậy cho biết, Mike Morell, người từng là phó giám đốc CIA dưới thời ông Barack Obama và 2 lần giữ chức quyền giám đốc CIA, là nhân vật được ông Biden đề cử vào vị trí giám đốc CIA trong nội các mới.
Tuy nhiên, viễn cảnh ông Morell lãnh đạo CIA đã dẫn đến chỉ trích gay gắt từ một số thành viên trong đảng Dân chủ, trong đó có thượng nghị sĩ Ron Wyden, thành viên Ủy ban Tình báo Thượng viện – người cuối cùng sẽ bỏ phiếu xác nhận ứng viên nào sẽ được bổ nhiệm vào chức vụ giám đốc CIA.
“Không có người ủng hộ bạo lực, tra tấn nào có cơ hội được xác nhận là giám đốc của CIA. Người như thế không có triển vọng thành công”, ông Wyden chia sẻ với CNN, nhắc đến những đề xuất trước đây của ông Morell cho rằng cái gọi là “thẩm vấn tăng cường” của CIA đối với khủng bố là hiệu quả và có đạo đức.
Video đang HOT
Daily Beast là trang đầu tiên đưa tin về sự phản đối của thượng nghị sĩ Wyden dành cho ứng viên Morell.
Ông Biden vẫn chưa quyết định nhân vật nào nắm giữ vị trí giám đốc CIA. Ảnh: Getty
Việc ông Wyden phản đối có thể gây khó khăn cho ông Morell trong việc trở thành lãnh đạo của CIA dù ông Morell là người có tiếng tăm từ lâu. Nhiều nguồn tin quen thuộc với quá trình chuyển giao quyền lực chia sẻ với CNN rằng quyết định vẫn đang được cân nhắc và chưa có ứng viên nào vượt trội hơn những người còn lại. Do đó, ông Biden đã không công bố ứng cử viên nào cho vị trí giám đốc CIA hôm 24/11.
Tên của ông Morell liên tục xuất hiện trong những tuần gần đây như một sự lựa chọn khả dĩ cho vị trí giám đốc CIA do giàu kinh nghiệm lãnh đạo ở cơ quan này. Tuy nhiên, ông Wyden nói sẽ bỏ phiếu phản đối sự việc ông Morell sẽ trở thành giám đốc CIA vì ông Morell công khai ủng hộ việc tra tấn và chống lại sự giám sát của quốc hội.
Một trợ lý trong quốc hội Mỹ cũng đồng tình với ông Wyden khi cho rằng các bình luận trước đây của ông Morell về kỹ thuật thẩm vấn tăng cường của CIA và việc phản đối sự giám sát của quốc hội là điểm trừ.
Dẫu vậy, Nick Shapiro, cựu phó chánh văn phòng CIA và hiện là phát ngôn viên của ông Morell, đã bác bỏ các chỉ trích của ông Wyden. Chia sẻ với CNN, ông Shapiro nói: “Ông Morell là một trong những sĩ quan tình báo thông minh, chăm chỉ, tận tâm nhất mà chúng tôi từng có. Ông ấy đã phục vụ các tổng thống của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa trong cả thập kỷ. Ông ấy cũng đã chia sẻ cùng cựu Tổng thống Bush trong vụ khủng bố 11/9 và phục vụ cựu Tổng thống Barack Obama khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt.
2 lý do Trump phải rời Nhà Trắng trước 12 giờ trưa ngày 20/1 tới là không thể tránh khỏi
Ở nước Mỹ, bất chấp mọi nỗ lực biến thất cử thành thắng cử mỗi lúc trở nên thêm vô vọng, tổng thống đương nhiệm Donald Trump vẫn kiên định chủ ý không công nhận phần thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ thuộc về ứng cử viên tổng thống của phía Đảng Dân chủ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump chưa thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử.
Chứng cứ xác thực cho cáo buộc phe Đảng Dân chủ đã gian lận bầu cử không có và cuộc chiến pháp lý mà ông Trump và cộng sự đang theo đuổi không hứa hẹn giúp người này xoay chuyển được tình thế nhưng ông Trump vẫn quả quyết đầy tự tin là mình đã tái đắc cử. Người này bại trận rồi nhưng vẫn không buông bỏ cuộc chơi vương quyền.
Ngay từ khi cử tri ở nước Mỹ chưa đi bỏ phiếu bầu tổng thống năm nay, ông Trump đã chuẩn bị dư luận cho kịch bản bị thất cử. Ông Trump tuyên bố chỉ thất cử khi phía bên kia gian lận bầu cử và vì phía bên kia gian lận bầu cử. Vào thời điểm kết quả kiểm phiếu có lợi cho mình nhưng quá trình kiểm phiếu chưa kết thúc, ông Trump đã tuyên bố thắng cử và đòi ngừng kiểm phiếu. Khi kết quả kiểm phiếu chuyển sang hướng có lợi cho ông Biden, ông Trump đã khởi động ngay chiến dịch khiếu kiện nhằm lật ngược kết quả bầu cử của ông Biden.
Điều có thể chắc chắn được là gian lận bầu cử rất khó có thể xảy ra, nếu như không muốn nói là không thể xảy ra, ở cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ. Bởi 2 lý do chính. Thứ nhất, sau những đồn thổi ồn ào về việc Nga can dự vào bầu cử tổng thống ở nước Mỹ cách đây 4 năm để giúp ông Trump thắng cử trước bà Hillary Clinton, nước Mỹ đã bị báo động về nguy cơ gian lận bầu cử nên đã có chuẩn bị phòng ngừa.
Thứ hai, cuộc bầu cử chưa diễn ra mà ông Trump đã công khai cho rằng có gian lận bầu cử nên tất cả những bên liên quan đến bầu cử năm nay ở nước Mỹ lại càng phải rất thận trọng. Kết quả là có đến gần 90% dân Mỹ cho rằng vừa rồi không hề có chuyện gian lận bầu cử. Ông Trump không chịu thú nhận đã bị thất cử thôi chứ trong thâm tâm chắc đến giờ đã nhận thức được rằng việc cùng gia đình và cộng sự phải rời khỏi Nhà Trắng vào lúc 12 giờ trưa ngày 20.1. năm tới là không còn có thể tránh được nữa.
Ông Trump tỏ ra vẫn không chịu buông bỏ trước hết vì tính cách cá nhân luôn thích công khai thể hiện bản thân là người luôn thành công và chiến thắng trong khi không khi nào chịu công khai công nhận đã bị thua hay thất bại. Ông Trump ứng xử như vậy vì muốn gây dựng hình ảnh mình là nạn nhân của hành động phi pháp của đối thủ chính trị. Ông Trump thể hiện quyết tâm không chịu thua bởi cho rằng hiện vẫn còn thời gian để gắng gượng xoay chuyển tình thế. Chậm nhất cho đến ngày 6.12 tới, chính quyền tất cả các bang ở Mỹ phải thông báo về danh tính những đại cử tri ở các bang để hội nghị đại cử tri bầu tổng thống có thể tiến hành vào ngày 14.12 tới.
Ông Trump hiện còn có thời gian đến ngày 6.12 tới để đòi kiểm phiếu lại. Từ sau ngày 6.12 tới, ông Trump còn có thể hy vọng vào việc các bang do phía Đảng Cộng hoà nắm quyền không thống nhất được trong nội bộ chính quyền về danh sách đại cử tri để hội nghị đại cử tri không thể tiến hành được vào ngày 14.12 tới. Cho dù kịch bản này gần như không có khả năng xảy ra, nhưng cũng không thể bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, ông Trump mới còn nước còn tát. Khi không còn gì để mất nữa thì mọi le lói hy vọng thôi cũng đều được tận dụng triệt để.
Nhưng lý do quyết định hơn cả là ông Trump tìm cách tận lợi triệt để từ thảm cảnh hiện tại. Cái lợi này ẩn hiện trên ba phương diện. Thứ nhất là gây khó dễ như có thể được cho ông Biden khi chuẩn bị lên nắm quyền (thời kỳ quá độ chuyển giao quyền lực) cũng như khi cầm quyền. Cho nên ông Trump không hợp tác với ông Biden sau khi giới truyền thông ở Mỹ công nhận ông Biden đắc cử tổng thống Mỹ theo truyền thống văn hoá chính trị có từ năm 1868 đến nay ở Mỹ để chuyển giao quyền lực. Cho nên ông Trump có những quyết sách gấp gáp về đối nội cũng như đối ngoại khiến ông Biden sau này lậy ngược, sửa đổi hay tiếp tục đều rất khó. Thứ hai là nhằm vào tâm lý bộ phận dân Mỹ ủng hộ mình, thể hiện vẫn đại diện cho họ và vẫn lãnh đạo họ trong cuộc đấu với ông Biden khi người này cầm quyền và vẫn là đối thủ chính trị chính của ông Biden. Thứ ba là duy trì sự chế ngự và kiểm soát Đảng Cộng hoà. Thực chất mưu tính của ông Trump là duy trì và củng cố vai trò cũng như ảnh hưởng của tác nhân quyền lực chính trị nổi bật trong thời gian tới và nhằm đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 cho chính mình hoặc cho con mình hay cho ai đấy khác thuộc hội thuyền của mình.
Ông Biden đã đánh bại ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi, nhưng xem ra cuộc chiến giữa hai người này vẫn còn cách rất xa hồi kết.
Biden bị gây áp lực để làm chuyện này giữa cuộc chiến pháp lý với Trump Những nhân vật tiến bộ hàng đầu của đảng Dân chủ đang gây sức ép buộc Tổng thống đắc cử Joe Biden chấp nhận chính sách của họ ngay cả khi nhiều thành viên trung dung cho rằng những đề xuất như vậy ngăn đảng này giành lại toàn quyền kiểm soát Quốc hội. Hiện tại, phần lớn các cơ quan vận động...