Ông Biden bảo vệ tướng Mỹ từng “qua mặt” ông Trump gọi cho Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tin tưởng tướng Mark Milley sau thông tin ông này từng gọi điện cho Trung Quốc do lo cựu Tổng thống Donald Trump gây chiến với Bắc Kinh.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley (Ảnh: Reuters).
Nội dung một cuốn sách của hai phóng viên Washington Post đầu tuần này tiết lộ, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley từng hai lần bí mật gọi điện cho Trung Quốc vì lo ngại cựu Tổng thống Donald Trump phát động xung đột quân sự với Bắc Kinh.
Phản ứng về thông tin này, Tổng thống Joe Biden nói: “Tôi rất tin tưởng tướng Milley”.
Lầu Năm Góc cũng lên tiếng ủng hộ hành động của ông Milley. “Bộ trưởng Quốc phòng hoàn toàn tin tưởng vào tướng Milley ở vai trò Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân”, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói.
Video đang HOT
Cùng ngày, Văn phòng của ông Milley cũng lên tiếng giải thích về hai cuộc gọi. Ông Dave Butler, người phát ngôn của tướng Milley, khẳng định đây là hành động hoàn toàn phù hợp.
“Tất cả các cuộc gọi từ ông Milley đến những người đồng cấp, bao gồm cả những cuộc gọi được báo cáo, đều có sự phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên ngành. Tướng Milley tiếp tục hành động và cố vấn trong thẩm quyền của mình theo truyền thống kiểm soát quân sự và dân sự cũng như lời tuyên thệ trước Hiến pháp Mỹ”, ông Butler nói.
Người phát ngôn này cho biết thêm, ông Milley thường xuyên liên hệ với các người đồng cấp trên thế giới, trong đó có Nga và Mỹ. “Những cuộc gọi này là cần thiết nhằm tăng cường sự hiểu biết chung về các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, giảm căng thẳng, tránh những hậu quả hoặc xung đột không mong muốn”, ông Butler nhấn mạnh.
Theo cuốn sách của phóng viên Washington Pos t Bob Woodward và Robert Costa, ông Milley đã hai lần bí mật liên lạc với người đồng cấp Trung Quốc Li Zuocheng. Một lần vào ngày 30/10/2020, nghĩa là vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Lần hai là vào ngày 8/1, hai ngày sau vụ bạo động ở Điện Capitol.
Trong cuộc gọi đầu tiên, ông Milley được cho là đã nói với đồng cấp Trung Quốc rằng: “Tôi muốn đảm bảo với ông là chính phủ Mỹ vẫn ổn định và mọi thứ vẫn ổn. Chúng tôi sẽ không tấn công hay thực hiện bất cứ chiến dịch quân sự nào chống lại Trung Quốc”. Ngoài ra, ông Milley cũng cam kết, ông sẽ báo trước cho ông Li Zuocheng nếu có bất cứ kế hoạch tấn công nào. Trong cuộc gọi thứ hai, ông Milley nói: “Chúng tôi vẫn hoàn toàn ổn định. Mọi thứ vẫn ổn”.
Hiện giới chính khách và quân sự Mỹ vẫn chia rẽ về việc ủng hộ hay không ủng hộ hành động của ông Milley. Cựu Tổng thống Trump cho rằng, hành động đó có thể coi là “phản quốc”, ngoài ra ông cũng nói rằng ông chưa bao giờ có ý định phát động một cuộc tấn công Trung Quốc. Trong khi đó, cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton lại cho rằng đây là hành động ái quốc.
Mỹ điều B-52 yểm trợ lính rút khỏi Afghanistan
Mỹ triển khai gần 20 tiêm kích và oanh tạc cơ đến Trung Đông, đề phòng phiến quân tập kích lực lượng đang rút khỏi Afghanistan.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley hôm 6/5 cho biết 6 oanh tạc cơ chiến lược B-52 và 12 tiêm kích F/A-18 đang được huy động để bảo vệ quá trình rút lính Mỹ và liên quân khỏi Afghanistan.
Tướng Milley cho hay phiến quân Taliban tiến hành 80-120 cuộc tập kích vào các lực lượng chính phủ Afghanistan mỗi ngày, nhưng chưa phát động bất cứ đòn tấn công trực tiếp nào vào lính Mỹ và liên quân kể từ khi quá trình rút quân bắt đầu hôm 1/5.
Ông bác bỏ khả năng Taliban giành thêm quyền lực và lãnh thổ sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Washington và Kabul đang thảo luận phương án duy trì hoạt động của không quân Afghanistan, vốn phụ thuộc vào 16.000 nhà thầu dân sự đang rút khỏi nước này.
Máy bay B-52 Mỹ triển khai ở Qatar hôm 4/5. Ảnh: USAF .
"Điều đó phụ thuộc nhiều vào tình hình an ninh tại thực địa. Mục tiêu là bảo đảm không quân Afghanistan đủ khả năng hoạt động và cung cấp phương án hỗ trợ kỹ thuật liên tục cho họ", Milley cho hay.
Quyết định rút quân khỏi Afghanistan sẽ kết thúc cuộc chiến dài nhất lịch sử của Mỹ, nằm trong thỏa thuận hòa bình được chính quyền cựu tổng thống Donald Trump ký với Taliban trước đó. Theo cam kết ban đầu, Mỹ sẽ rút toàn bộ lực lượng còn lại với khoảng 2.500-3.500 quân khỏi Afghanistan trước ngày 1/5, nhưng mục tiêu này đã không thành công.
Quyết định rút quân đã gây một số phản ứng trái chiều. Các nghị sĩ Mỹ đề xuất duy trì lực lượng hỗ trợ chính phủ Afghanistan, thậm chí chỉ trích đây là kế hoạch "điên rồ" và "thảm họa từ thói vô trách nhiệm". Tuy nhiên, các cựu binh Mỹ lên tiếng ủng hộ và hoan nghênh quyết định rút quân khỏi Afghanistan.
Cuộc chiến ở Afghanistan đã ngốn của nước Mỹ hơn 2.000 tỷ USD, khiến 2.355 lính Mỹ thiệt mạng, mà vẫn không đạt được mục tiêu biến quốc gia này thành một "nền dân chủ ổn định". Quân đội Mỹ từ lâu đã từ bỏ mục tiêu giành chiến thắng quân sự tại Afghanistan.
Số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Afghanistan đã bị cắt giảm từ hơn 100.000 năm 2011 xuống 3.500, với hai nhiệm vụ chính là hỗ trợ trấn áp phiến quân al-Qaeda và gây áp lực buộc Taliban ký thỏa thuận hòa bình lâu dài với chính phủ Afghanistan.
Trung Quốc nói Mỹ 'để lại mớ hỗn độn' ở Afghanistan Trung Quốc cáo buộc Mỹ "để lại mớ hỗn độn khủng khiếp, những gia đình ly tán và tan vỡ" ở Afghanistan, sau khi Taliban kiểm soát đất nước. "Sức mạnh và vai trò của Mỹ là phá hoại, không phải xây dựng", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo hôm nay, sau...