Ong bắp cày hạ gục đối thủ lớn gấp 3 lần mình trong chưa đầy 1 phút: Vũ khí bí mật là gì?
Khả năng chiến đấu của ong bắp cày khiến nhiều người bất ngờ.
Theo Sun, tài khoản NegativeCreep12 chia sẻ trên mạng xã hội Reddit ngày 16/7/2018 một video ngắn chưa tới một phút, quay cảnh tử chiến giữa một con ong bắp cày và một con chuột diễn ra trên đường phố ở Gulfport, Mississippi, Mỹ.
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất được ghi lại trong clip là cuộc chiến đấu không cân sức giữa ong bắp cày sát thủ và con chuột, mặc dù con chuột có kích thước lớn gấp ba lần. Sử dụng nọc độc của mình, ong bắp cày đã chích liên tục vào lưng con chuột cho đến khi nạn nhân không thể chịu đựng nổi và phải bỏ mạng. Đây cũng là “vũ khí bí mật” của chúng khi tấn công con mồi.
Kích thước và khả năng chiến đấu đáng kinh ngạc của loài ong bắp cày sát thủ châu Á khiến người xem không khỏi bàng hoàng. Loài ong này, dù chỉ mới xuất hiện tại Mỹ, đã gây ra không ít lo ngại cho cả cộng đồng khoa học lẫn người dân địa phương.
Ong bắp cày khổng lồ châu Á (danh pháp hai phần: Vespa mandarinia) hay còn gọi là ong bắp cày sát thủ có nguồn gốc từ Đông Á và là loài ong to lớn nhất trong số các loài ong hiện nay. Với sải cánh lên tới 8 cm, chúng gấp đôi kích thước của loài ong mật thông thường. Đặc biệt, loài ong này được biết đến với bản tính hung dữ và khả năng tấn công loài vật khác, khiến chúng trở thành đối thủ đáng gờm trong thế giới tự nhiên.
Chúng không chỉ sống ở châu Á mà còn xâm chiếm vùng Bắc Mỹ và làm người dân ám ảnh vì chúng thích ăn ong mật. Đôi khi chúng còn đi ăn cả loài ong bắp cày khác.
Ong bắp cày sát thủ có nguồn gốc từ Đông Á và là loài ong to lớn nhất trong số các loài ong hiện nay. (Ảnh: Pixabay)
Giữa tháng 9 đến tháng 10, chúng bắt đầu giao phối, trong thời gian này màu sắc của chúng trở nên đậm hơn. Con đực sẽ truyền tinh trùng vào người ong Chúa nhưng mãi đến tháng 5 năm tiếp theo chúng mới đẻ trứng khi có thể.
Sự nguy hiểm của loài ong bắp cày không chỉ dừng lại ở việc săn mồi, mà còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của con người. Cú chích của chúng gây đau đớn và có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt với những người có tiền sử dị ứng. Thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 50 vụ tử vong do ong bắp cày sát thủ gây ra.
Video đang HOT
Ong bắp cày sát thủ được biết đến với bản tính hung dữ và khả năng tấn công loài vật khác, khiến chúng trở thành đối thủ đáng gờm trong thế giới tự nhiên. (Ảnh: Pixabay)
Không chỉ vậy, sự xuất hiện của chúng cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp và chăn nuôi ong. Khả năng tiêu diệt cả tổ ong mật chỉ trong vài giờ là một mối đe dọa thực sự đối với ngành ong mật và an ninh lương thực. Các nhà khoa học đang cố gắng theo dõi sát sao và triển khai các biện pháp ngăn chặn để hạn chế tác động tiêu cực của loài ong này.
Bộ Nông nghiệp bang Washington kêu gọi người dân tích cực báo cáo mọi sự xuất hiện của loài ong này để có thể nhanh chóng xử lý và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Ong bắp cày vô đối cỡ nào khi chỉ cần 30 con cũng đủ để 'dọn sạch' 30.000 ong mật chỉ trong 3 giờ?
Ong bắp cày là loài ong có nguồn gốc từ Châu Á, sở hữu sức mạnh và độ hiếu chiến đến kinh ngạc.
Ong bắp cày khổng lồ châu Á là loài ong bắp cày lớn nhất thế giới. Nó có nguồn gốc từ vùng ôn đới và nhiệt đới Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á lục địa, một phần vùng Viễn Đông của Nga. Chúng thích sống ở vùng núi thấp và rừng rậm, đồng thời tránh xa hoàn toàn vùng đồng bằng và vùng khí hậu trên cao.
Ong bắp cày là nỗi hiểm hoạ của nhiều động vật sống khác, bao gồm trong đó cả con người.
Sức mạnh của ong bắp cày
Ngòi của ong bắp cày tiêm một loại nọc độc đặc biệt mạnh có chứa Mastoparan-M. Chúng là những peptide tiêu tế bào có thể gây tổn thương mô bằng cách kích thích hoạt động của phospholipase.
Mô tả cảm giác bị ong bắp cày đốt giống như bị "một chiếc đinh nóng đâm vào chân". Bên cạnh việc sử dụng ngòi để tiêm nọc độc, ong bắp cày khổng lồ châu Á dường như có thể phun nọc độc vào mắt người trong một số trường hợp nhất định, với một báo cáo vào năm 2020 từ Nhật Bản về thiệt hại lâu dài, mặc dù mức độ suy giảm thị lực chính xác vẫn chưa được xác định.
Một con ong bắp cày Châu Á.
Ngoài ra, nọc độc có chứa chất độc thần kinh gọi là Mandaratoxin. Mặc dù một con ong bắp cày không thể tiêm đủ liều gây chết người, nhưng nhiều vết đốt có thể gây chết người. Những người mắc chứng dị ứng nọc côn trùng sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn.
Bên cạnh đó, ong bắp cày còn có những lợi điểm khác như kích cỡ to gấp 14 lần so với ong mật bình thường. Giác quan của chúng thính nhạy hơn cả con người và đứng thứ 2 trong danh sách các loài côn trùng có khả năng gây đau đớn lâu nhất.
30 chiến binh ong bắp cày Châu Á có thể đột kích 1 tổ ong mật lớn và tiêu diệt toàn bộ 30.000 ong mật Châu Âu chỉ trong 3 giờ. Điều này còn cho thấy ong bắp cày có khả năng bay rất xa mà không mệt mỏi. Chúng còn có thể chiến đấu với cả đàn ong trong thời gian dài mà không hề mệt mỏi.
Ong bắp cày Châu Á có thể một mình đánh bại một con bọ ngựa. Chúng mạnh hơn Ong bắp cày châu Âu một cách đáng kể, có thể chế ngự được chuột và có ngòi sắc cứng đến độ có thể đâm xuyên qua lớp áo bảo hộ của những người nuôi ong.
Tai ương của ong mật phương Tây
Thông thường, Ong bắp cày khổng lồ châu Á có tính săn mồi mãnh liệt. Chúng thường săn côn trùng có kích thước từ trung bình đến lớn, chẳng hạn như ong mật, các loài ong bắp cày khác, bọ cánh cứng, giun sừng, và bọ ngựa.
Loài ong bắp Châu Á này thường tấn công các ong mật để lấy ong trưởng thành, nhộng, và ấu trùng làm thức ăn cho ấu trùng của chính chúng. Một con trinh sát, đôi khi có hai hoặc ba con, thận trọng tiếp cận tổ ong, tiết ra pheromone để dẫn đồng loại đến tổ.
Tiếp đó, độ khoảng 30-40 chiến binh ong bắp cày có thể đột kích và tàn phá một đàn ong mật, đặc biệt nếu đó là loài ong mật phương Tây. Trong trận chiến, một ong bắp cày có thể giết chết tới 40 ong mật mỗi phút do bộ hàm lớn của nó có thể nhanh chóng tấn công và chặt đầu con mồi.
Những cú đốt của ong mật không phát huy hiệu quả vì ong bắp cày có kích thước gấp 5 lần chúng và được bọc thép dày đặc. Chỉ một số ít ong bắp cày (dưới 50 con) có thể tiêu diệt một đàn ong hàng chục nghìn con chỉ trong vài giờ. Những con ong bắp cày có thể bay tới 100 km (60 dặm) trong một ngày, với có tốc độ lên tới 40 km/h (25 mph).
Chiến lược độc đáo chống lại ong bắp cày
Mặc dù một số ít ong bắp cày khổng lồ châu Á có thể dễ dàng đánh bại hàng phòng ngự thiếu phối hợp của đàn ong mật phương Tây. Tuy nhiên, ong mật Nhật Bản (Apis cerana japonica) có một chiến lược phòng ngự hiệu quả hơn hẳn.
Khi một con ong bắp cày trinh sát xác định vị trí và tiếp cận một tổ ong mật Nhật Bản, nó sẽ phát ra các tín hiệu săn tìm pheromone cụ thể. Khi ong mật Nhật Bản phát hiện ra những pheromone này, khoảng 100 con sẽ tập trung gần lối vào tổ và giăng bẫy, giữ cho lối vào luôn mở.
Điều này cho phép ong bắp cày vào tổ. Khi ong bắp cày tiến vào, một đám đông hàng trăm ong mật Nhật Bản bao quanh nó thành một quả bóng, che phủ hoàn toàn và ngăn cản nó phản ứng hiệu quả.
Những con ong rung động dữ dội các cơ bay của chúng giống như cách chúng làm để sưởi ấm tổ trong điều kiện lạnh giá. Điều này làm tăng nhiệt độ trong quả bóng lên nhiệt độ tới hạn là 46 °C.
Ngoài ra, nỗ lực của ong mật còn làm tăng lượng khí carbon dioxide (CO2) trong quả bóng. Ong mật Nhật Bản có thể chịu đựng nhiệt độ lên tới 50 °C cùng nồng độ CO2 đậm đặc, nhưng ong bắp cày thì không thể sống sót được.
Bằng cách giết chết ong bắp cày trinh sát, ong mật Nhật Bản đã ngăn chặn được một cuộc đột kích của các chiến binh gồm hàng chục con ong bắp cày lực lưỡng và tàn bạo.
Vì sao một số loài chim 'tắm trong kiến'? Việc một số loài chim "tắm kiến" là một hành vi độc đáo và vẫn còn nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học đang nghiên cứu. Tuy nhiên, có một số giả thuyết chính được đưa ra để giải thích hành vi này. Đối với con người chúng ta, việc kiến bò khắp cơ thể nghe giống như một cơn ác mộng...