Ong bắp cày đực dùng gai nhọn tự vệ tránh bị ếch nuốt chửng
Ong bắp cày đực dùng những chiếc gai nhọn tự vệ thoát khỏi miệng của ếch cây. Những con ong bắp cày cái có nọc độc để ngăn chặn kẻ săn mồi, nhưng những con đực lại không có sự bảo vệ này.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng ong bắp cày đực có chiến lược phòng thủ đặc biệt khác.
Đó là những chiếc gai nhọn trong bộ phận sinh dục của ong bắp cày đực. Chúng tấn công, đâm chọc vào những kẻ săn mồi để khỏi bị ăn thịt.
Video mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Kobe ghi lại cho thấy một con ong bắp cày đực bị ếch túm gọn trong miệng. Nhưng nó đã dùng gai nhọn đâm chích vào miệng ếch khiến kẻ săn mồi phải nhả ra ngay lập tức.
Nhà nghiên cứu Shinji Sugiura giải thích rằng: “Cơ quan sinh dục của động vật đực thường nghiên cứu về mặt tương tác cụ thể giữa con đực và con cái nhưng hiếm khi xét về mặt tương tác giữa con mồi và động vật ăn thịt. Nghiên cứu mới nêu bật tầm quan trọng của cơ quan sinh dục đực như một phương pháp bảo vệ chống lại kẻ săn mồi”.
Con ếch nhanh chóng buông con ong bắp cày và con ong bắp cày trốn thoát mà không hề hấn gì.
Khi quan sát những con ong bắp cày trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhà nghiên cứu Tusjii phát hiện thêm rằng chúng không sử dụng gai nhọn khi giao phối với ong bắp cày cái.
Video đang HOT
Cơ quan sinh dục của ong bắp cày đực có chức năng như một hệ thống phòng thủ chống lại kẻ săn mồi. Vết đốt của ong bắp cày đực gây ra như một cơn đau bị kim châm chích.
Nhà nghiên cứu Shinji Sugiura cho biết: “Dựa thêm vào kết quả quan sát của Tusjii, tôi đưa ra giả thuyết rằng cơ quan sinh dục nam hoạt động như một phương pháp bảo vệ chống lại kẻ săn mồi”.
Quan sát cuộc đụng độ giữa ong bắp cày và ếch cây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn một phần ba cuộc tấn công, ếch bị ong bắp cày châm chích từ những chiếc gai nhọn ở bộ phận sinh dục. Vì quá đau, cuối cùng, ếch phải nhả ong bắp cày ra.
Trong khi đó, nếu cắt bỏ cơ quan sinh dục của ong bắp cày đực thì ếch có thể dễ dàng nuốt chửng con mồi. Trái ngược với ong bắp cày cái, chúng có khả năng phòng vệ tốt hơn cá thể đực. Nghiên cứu cho thấy chưa đến một nửa số ếch cây lao ra tấn công ong bắp cày cái. Trong số những con ong bắp cày tấn công, 86,5% cuối cùng đã từ bỏ.
Honeypot: Loài kiến duy nhất trên thế giới sản xuất mật
Kiến Honeypot, hay kiến mật, là những công nhân chuyên biệt của một số loài kiến có công việc duy nhất là hút mật hoa và tích trữ, biến chúng trở thành mật ngọt.
Có thể bạn chưa biết, ong mật không phải là loài côn trùng duy nhất có khả năng tạo ra sản phẩm tự nhiên có vị ngọt, sánh và có màu từ nâu đến vàng mà chúng ta gọi là mật ong. Một số loài ong khác, cũng như ong vò vẽ và thậm chí cả ong bắp cày được biết là tạo ra những loại mật có vị ngọt tương tự, nhưng có lẽ loài côn trùng khác thường nhất có thể chuyển mật hoa thành mật chính là kiến Honeypot, trong đó phổ biến nhất là Camponotus inflatus, chúng là những công nhân đóng vai trò là xây dựng kho chứa mật cho đàn khi thức ăn khan hiếm.
Thuộc họ Formicidae, kiến mật sinh sống ở những vùng khí hậu nóng và khô trên toàn thế giới. Một số cá thể thậm chí còn được ghi nhận là sống tại những sa mạc với sức nóng khủng khiếp. Theo ghi nhận, loài kiến này được phát hiện đầu tiên ở Australia năm 1881 bởi nhà tự nhiên học người Mỹ - Henry Christopher McCook. Dần dần, chúng sinh sôi và di cư ra nhiều vùng khác. Chất lỏng trong bụng kiến mật có vị rất ngọt và là một nguồn đường bổ dưỡng. Một số bộ lạc thổ dân ở Australia thỉnh thoảng vẫn ăn kiến mật.
Trên thực tế, đây là những con kiến thợ chuyên ăn mật hoa thu được từ nhiều loại thực vật khác nhau. Chúng sẽ ăn liên tục cho đến khi bụng của chúng nở ra đến mức trông chúng có vẻ như sẵn sàng vỡ ra và làm nổ chất lỏng màu hổ phách bên trong. Được biết đến với cái tên "kiến mật", chất lỏng ngọt ngào màu hổ phách trong bụng của chúng sẽ được tiết ra bất cứ khi nào các thành viên trong đàn của chúng cần thức ăn.
Thức ăn của kiến mật là mật hoa và dịch cây chứa nhiều đường. Chúng cũng ăn chất lỏng từ côn trùng khác, dịch ngọt của rệp vừng và động vật chết. Kiến thợ rời tổ để kiếm thức ăn. Sau khi tìm thấy thức ăn, chúng ăn hết và quay trở về tổ. Kiến thợ sẽ tới thăm những con kiến mật và nôn ra một phần bữa ăn cho kiến mật.
Các loài như Camponotus inflatus liên tục cho kiến mật ăn mật và phấn hoa. Và khi đến một giới hạn nhất định, bụng của kiến mật trở nên to đến mức chúng không thể di chuyển, vì vậy chúng chỉ có thể treo lơ lửng cơ thể trên mái của tổ cho đến khi những con kiến đồng loại của chúng yêu cầu được ăn mật.
Hình dáng phần bụng là đặc điểm thú vị nhất về loại kiến này. Phần bụng của chúng phồng to, tròn và trông như chứa đầy những giọt mật trong suốt vàng óng thích mắt.
Hầu hết các loài kiến mật được tìm thấy ở các vùng khô hạn, sa mạc hoặc bán khô hạn ở Úc, Mỹ, Mexico và lục địa Châu Phi, nơi việc tìm kiếm nguồn thức ăn có thể khó khăn, vì vậy việc sản xuất và lưu trữ mật được cho là một sự thích nghi để tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt này.
Nhiệm vụ của kiến mật đơn giản, chúng chỉ cần béo lên càng nhanh càng tốt. Chúng càng có kích cỡ lớn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Trên thực tế, kiến mật rất ít khi di chuyển, chúng luôn yên lặng treo mình trên nóc tổ và chỉ di chuyển khi thật sự cần thiết.
Kiến Honeypot là một nguồn tài nguyên quý giá đến nỗi các đàn kiến đôi khi sẽ tấn công lẫn nhau và đánh cắp chúng. Ở Úc, những người thổ dân cũng tỏ ra rất ưa thích những con côn trùng chứa đầy mật ngọt này và sẽ đào xung quanh tổ kiến để tìm chúng.
Người ta có thể bắt lấy một chú kiến mật và cho vào miệng nhai ngay lập tức. Có thể nhiều người cho rằng, hành động này thật đáng sợ, nhưng nguồn dinh dưỡng dồi dào trong bụng của chúng là lí do biến kiến mật trở thành một món ăn vô cùng đặc biệt.
Trong bộ phim tài liệu Trials Of Life năm 1990, chính đạo diễn David Attenborough đã được quay cảnh nhét một con kiến vào miệng và ông cũng thực sự được nếm thử vị của chúng.
Thay vì cất trữ thức ăn ở một khoang đặc biệt trong tổ như những loài kiến khác, kiến mật thợ mang thức ăn về và... "tẩm bổ" cho đồng loại. Cứ như thế, bụng kiến mật có thể đạt đến kích cỡ một quả nho. Trong thời điểm khan hiếm thức ăn, kiến mật sẽ có nhiệm vụ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho những thành viên khác trong tổ. Khi đó, những con kiến thợ sẽ chỉ cần kéo râu của kiến mật và chúng sẽ được thưởng thức... bãi nôn dinh dưỡng do kiến mật thải ra.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, mặc dù thoạt nhìn mật kiến và mật ong trông rất giống nhau, nhưng mật của kiến có độ đặc ít hơn so với mật ong. Nó ngọt, nhưng không hoàn toàn ngọt như mật ong mà con người chúng ta vẫn quen dùng, ngoài ra mật kiến còn có cả vị chua không được phát hiện trong mật ong mật.
Clip: Sốc cảnh người đàn ông cầm cốc cho rắn hổ mang chúa uống nước Vừa cầm cốc cho rắn hổ mang chúa uống nước, người đàn ông vừa dùng điện thoại để ghi lại cảnh tượng này. Đoạn clip được người dùng có tên Ncsukumar đăng tải lên Twitter cùng dòng trạng thái: "Con rắn hổ mang chúa này đang uống nước trực tiếp trong ly đang cầm trên tay. Rắn cũng bị mất nước trong mùa...