Ông al-Assad “trú ẩn trên tàu chiến Nga”
Tờ Daily Mail ngày 16.1 dẫn nguồn từ báo Ả Rập Xê Út Al-Watan cho hay Tổng thống Syria Bashar al-Assad và gia đình ông đang sống trên một tàu chiến do hải quân Nga bảo vệ ở Địa Trung Hải.
Ông al-Assad chỉ di chuyển vào nội địa Syria bằng máy bay trực thăng khi cần tham dự các cuộc họp tại dinh tổng thống hoặc một số sự kiện quan trọng. Theo đó, ông phải tạm trú trên tàu chiến vì mất lòng tin vào đội ngũ an ninh, đồng thời sẵn sàng một lối thoát khẩn cấp trong trường hợp quân nổi dậy chiếm thủ đô Damascus. Đến tối qua, cả Nga lẫn Syria đều chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về thông tin trên.
Cảnh đổ nát tại Đại học Aleppo – Ảnh: AFP
Trong một diễn biến khác, AP ngày 16.1 dẫn lời các nhân vật đối lập Syria cho hay số nạn nhân thiệt mạng trong hai vụ nổ lớn tại Trường đại học Aleppo ở thành phố cùng tên của Syria đã lên đến 87 người. Các vụ nổ xảy ra vào ngày 15.1 đã phá hủy nhiều khu nhà trong lúc các sinh viên đang thi. Cả phe đối lập lẫn phía chính phủ đều đổ lỗi cho nhau về 2 vụ nổ thảm khốc trên. Lực lượng nổi dậy cáo buộc lực lượng trung thành với ông al-Assad đã thực hiện hai vụ không kích vào trường. Ngược lại, chính quyền Damascus cho rằng đây là “hành động khủng bố” bằng rốc két của quân nổi dậy.
Theo TNO
Video đang HOT
Quân nổi dậy Mali cắt thông tin liên lạc ở Gao
Một binh sĩ Mali (trái) và xe tăng của Pháp (phải) ở miền bắc Mali - Ảnh: AFP
Lực lượng nổi dậy Hồi giáo cực đoan ở Mali đã cắt đứt cáp viễn thông dẫn đến thành phố miền bắc Gao nhằm ngăn chặn người dân báo tin cho lực lượng Pháp và quân đội chính phủ.
"Các tay súng cắt hết các cáp viễn thông. Họ tố cáo người dân cung cấp thông tin cho các binh sĩ Pháp và Mali", AFP dẫn lời một người dân ở Gao cho biết vào ngày 15.1.
Tất cả các đường dây điện thoại cố định và hệ thống phát sóng điện thoại di động bị cắt đứt, người dân này cho biết thêm.
Các tay súng Hồi giáo đã kiểm soát Gao suốt 9 tháng qua, áp dụng những luật Hồi giáo hà khắc.
Những cuộc không kích dữ dội của lực lượng Pháp ngày 14.1 buộc quân nổi dậy Hồi giáo cực đoan, bị tình nghi có dính líu đến tổ chức khủng bố al-Qaeda, rút khỏi các cứ điểm then chốt ở miền bắc Mali và chuyển sang ẩn náu tại các vùng sa mạc rộng lớn.
Tuy nhiên, các tay súng Hồi giáo cực đoan đã phản công và chiếm được thành phố Diabaly vào ngày 15.1.
Bộ Quốc phòng Pháp ngày 15.1 cho biết nước này sẽ "từng bước triển khai" tổng cộng 2.500 quân tới Mali. Hiện có 650 binh sĩ Pháp tại Mali và số còn lại đang trên đường tới quốc gia châu Phi này.
Pháp đã giành được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho chiến dịch can thiệp quân sự vào Mali nhằm đối phó lực lượng nổi dậy Hồi giáo cực đoan.
Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon bày tỏ hy vọng chiến dịch sẽ giúp khôi phục "trật tự hiến pháp và toàn vẹn lãnh thổ" của Mali.
Pháp bắt đầu tham chiến tại Mali từ ngày 11.1 theo yêu cầu của chính phủ nước này nhằm ngăn các tay súng tấn công thủ đô Bamako.
Trong một cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Bồ Đào Nha Jose Aguiar Branco tại thủ đô Lisbon, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 15.1 đã loại bỏ khả năng đưa lính Mỹ vào Mali, nhưng Mỹ sẽ hỗ trợ Pháp thu thập tin tình báo nhằm tấn công các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Theo TNO
Sợ khủng bố, Pháp tấn công phủ đầu Lo sợ lực lượng nổi dậy đang kiểm soát miền bắc Mali sẽ tiếp tục đe dọa châu Âu, Pháp thực hiện chiến dịch tấn công để ngăn chặn. Tuy nhiên, tình hình có vẻ khó khăn đối với quân đội Pháp sau đợt tấn công cuối tuần qua tại thuộc địa cũ. Một máy bay chiến đấu của Pháp đang tiếp nhiên...