Ông Abe tiết lộ Nga và Nhật Bản chút nữa đã ký được hiệp ước hòa bình
Trở ngại chính để đạt được điều này là vấn đề quyền sở hữu đối với Quần đảo Nam Kuril, được gọi là Lãnh thổ phía Bắc ở Nhật Bản.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Hãng tin Tass ngày 26/9 dẫn lời cựu Thủ tưởng Nhật Bản Shinzo Abe tiết lộ rằng, năm 2018, Nga và Nhật Bản tiến gần nhất đến việc ký hiệp ước hòa bình.
Cựu Thủ tưởng Nhật Bản cũng đã đề cập đến căng thẳng leo thang giữa Washington và Moscow sau các sự kiện ở Ukraine năm 2014.
Nhật Bản và Nga đã tiến gần nhất đến việc ký kết hiệp ước hòa bình vào năm 2018, trong cuộc gặp giữa Thủ tướng khi đó là Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Abe tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với báo Nikkei.
Khi nói về những lý do ngăn cản hiệp ước hòa bình được ký kết, ông Abe đề cập đến căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Hoa Kỳ sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crime của Ukraine năm 2014.
Video đang HOT
Ông Abe cũng nói rằng bất kể Nhật Bản và Nga có đạt được thỏa thuận nào đi chăng nữa, ông sẽ sẵn sàng giải tán quốc hội và thông báo bầu cử sớm, cho phép người dân Nhật Bản có quyền nói về thỏa thuận giữa Tokyo và Moscow.
Trong thời gian đó, nhiều phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng hai quốc gia đang thảo luận về việc có thể bàn giao hai trong số bốn đảo tranh chấp phía nam Kuril cho Nhật Bản. Tuy nhiên, thông tin này chưa bao giờ được chính thức xác nhận.
Nga và Nhật Bản đã đàm phán để ký hiệp ước hòa bình từ giữa thế kỷ 20. Trở ngại chính để đạt được điều này là vấn đề quyền sở hữu đối với Quần đảo Nam Kuril, được gọi là Lãnh thổ phía Bắc ở Nhật Bản.
Theo hãng thông tấn Nga, sau khi Chiến tranh thế giới lần II kết thúc, quần đảo Kuril được sáp nhập vào Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, quyền sở hữu Iturup, Kunashir, quần đảo Shikotan và quần đảo Habomai đã bị Nhật Bản thách thức.
Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần nói rằng chủ quyền của Nga đối với các hòn đảo này, đã được cam kết trên giấy tờ trong các tài liệu quốc tế, không thể bị nghi ngờ.
Vào tháng 11/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tổ chức một cuộc họp tại Singapore và nhất trí rằng Moscow và Tokyo sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán về hiệp ước hòa bình dựa trên Tuyên bố chung năm 1956.
Văn kiện chấm dứt tình trạng chiến tranh và nói rằng chính phủ Liên Xô sẵn sàng giao đảo Shikotan và một nhóm đảo nhỏ cho Nhật Bản với điều kiện Tokyo sẽ kiểm soát chúng một khi hiệp ước hòa bình được ký kết.
Oanh tạc cơ Mỹ luồn vào 'sân sau' Nga
Oanh tạc cơ B-1B Lancer bay qua không phận quốc tế giữa quần đảo Kuril và tiến vào biển Okhotsk, khu vực được ví như "sân sau" của Nga.
"Chiếc B-1B mang mã liên lạc 'Dodge 01' bay qua vùng trời quốc tế rộng hơn 22 km giữa đảo Simushir và Chirpoy thuộc quần đảo Kuril để tiến vào biển Okhotsk hôm 19/5. Họ đã bay lọt qua khe hẹp trong vùng lãnh hải của Nga", tài khoản Twitter Golf9 chuyên theo dõi hoạt động của máy bay Mỹ hôm qua cho biết.
Chiếc B-1B cất cánh từ Guam, tham gia nhiệm vụ diễn tập hôm 21/5. Ảnh: USAF.
"Đây là động thái chưa từng có tiền lệ, có thể coi là hành động khiêu khích nhất trong loạt chuyến bay tầm xa của phi đội B-1B sau khi Mỹ chấm dứt nhiệm vụ Duy trì Hiện diện Oanh tạc cơ Liên tục (CBP) trên đảo Guam. Biển Okhotsk có thể coi là sân sau của Nga bởi nó có ba mặt được bao quanh bởi lãnh thổ nước này, trong khi hướng còn lại được chốt giữ bởi quần đảo Kuril do Nga kiểm soát", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) cho biết biên đội gồm hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer cất cánh từ đảo Guam để tới bang Alaska diễn tập cùng tiêm kích F-16 và F-22, sau đó di chuyển đến Nhật Bản và huấn luyện cùng các lực lượng Mỹ tại đây.
"Chuyến bay kéo dài tổng cộng 24 giờ. Hoạt động này tiếp tục thể hiện mô hình triển khai lực lượng linh động của không quân Mỹ", PACAF cho biết trong thông cáo hôm 22/5 nhưng không đề cập tới lộ trình bay vào biển Okhotsk của "Dodge 01".
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về sự việc. Hiện chưa rõ oanh tạc cơ B-1B Mỹ có bị tiêm kích Nga giám sát khi bay vào biển Okhotsk hay không, nhưng dữ liệu định vị cho thấy không quân Nga đã tiến hành một cuộc tuần tra tầm xa và điều phi cơ áp sát bang Alaska sau đó một ngày.
Vị trí Biển Okhotsk và quần đảo Kuril do Nga kiểm soát. Đồ họa: Wikipedia.
Kể từ khi rút hết oanh tạc cơ B-52 khỏi Guam và chấm dứt nhiệm vụ CBP hôm 17/4, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện của oanh tạc cơ B-1B ở Thái Bình Dương, trong đó 4 chiếc Lancer và 200 binh sĩ được triển khai tới Guam hồi đầu tháng 5.
PACAF cho biết phi đội B-1B hiện diện ở Guam nhằm thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và "các sứ mệnh răn đe chiến lược" ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Kế hoạch này được thiết kế nhằm di chuyển các oanh tạc cơ chiến lược tới nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới nhằm thể hiện "tính khó dự đoán trong tác chiến" của chúng, khiến đối thủ phải liên tục phỏng đoán lực lượng Mỹ đang ở đâu.
Chiến đấu cơ Mỹ, Nhật cùng phô diễn sức mạnh 31 máy bay quân sự Mỹ và Nhật nối đuôi nhau trong diễn tập "Voi đi bộ" tại căn cứ Misawa nhằm phô diễn khả năng sẵn sàng chiến đấu. Cuộc diễn tập được tổ chức tại căn cứ không quân Misawa, đông bắc Nhật Bản, hôm 23/6. Đây là lần đầu tiên lực lượng Mỹ và Nhật cùng tham gia một cuộc...