Ổn định tiền tệ mới thu hút được đầu tư

Theo dõi VGT trên

Nếu điều hành chính sách tiền tệ mà không chắc tay, thì Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội thu hút nguồn vốn xã hội, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)trong lúc dịch chuyển các dòng vốn.

Chuyên gia kinh tế – tài chính Bùi Đức Thụ trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư ngay sau cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuối tuần qua.

Ổn định tiền tệ mới thu hút được đầu tư - Hình 1
Chuyên gia kinh tế – tài chính Bùi Đức Thụ.

Thưa ông, không ít lần tại diễn đàn Quốc hội, ông đã bày tỏ quan điểm về quản lý tài chính công, siết chặt kỷ cương ngân sách. Giờ là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, khi Thủ tướng Chính phủ đề nghị các chuyên gia hiến kế để thu hút đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, vốn FDI, đồng thời đề cập khả năng tăng bội chi, nợ công, quan điểm của ông thế nào?

Theo tôi, cần hết sức cân nhắc trong điều hành chính sách tiền tệ. Bởi 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân đã tăng 4,19%, trong khi áp lực của năm 2020 là phải thực hiện nghị quyết của Quốc hội, CPI dưới 4%. Để duy trì mục tiêu này, điều hành 6 tháng cuối năm hết sức quan trọng, phải kiểm soát được những yếu tố tăng giá tác động đến CPI như giá thịt lợn, giá sách giáo khoa, điện, nước sạch…; phí và lệ phí cũng phải cân nhắc hết sức thận trọng.

Tôi xin lưu ý rằng, nếu từ giờ đến cuối năm, giá xăng dầu phục hồi, dư nợ tín dụng không thấp như 6 tháng đầu năm mà đạt được tốc độ 14% như kế hoạch, thì chắc chắn áp lực lạm phát sẽ tăng cao.

Trước mắt, phải dùng các biện pháp rà soát lại và kiềm chế như nói trên, song về lâu dài, phải đảm bảo được cân đối hàng – tiền và muốn vậy, phải kiểm soát được mức cung tiền tệ trong từng thời điểm. Thời gian qua, chúng ta đã nới lỏng tiền tệ ở mức độ nhất định để hạ lãi suất cho vay, các ngân hàng cũng chia sẻ với doanh nghiệp, nhưng nếu giá dầu và tín dụng tăng thì áp lực lạm phát cũng tăng.

Tuy nhiên, với diễn biến của Covid-19, với khó khăn của nền kinh tế thế giới, thì tổng cầu giảm xuống, tránh được áp lực tăng giá của thị trường thế giới. Vì thế, nếu điều hành tốt, thì CPI năm nay của Việt Nam vẫn có thể dưới 4%.

Về lâu dài thì sao, thưa ông?

Về lâu dài, chính sách tiền tệ luôn phải thận trọng, linh hoạt, nếu nới lỏng quá mức thì sẽ phá vỡ ổn định tiền tệ, lạm phát gia tăng, tỷ giá biến động, gây tổn thương đến môi trường đầu tư.

Với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, trong điều kiện quy mô GDP 280 tỷ USD mà hơn 70% là tiêu dùng cuối cùng, tiết kiệm nội địa để tích luỹ cho đầu tư là rất ít, thì để tăng trưởng, vẫn cần vốn. Vậy lấy tiền đâu mà đầu tư? Câu trả lời là vẫn cần thu hút nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có FDI, kể cả vay để bù đắp thâm hụt ngân sách cũng như các nguồn vay ngoài nước khác.

Tuy nhiên, để thu hút được nguồn lực tài chính ngoài nước, rõ ràng là phải ổn định tiền tệ, ổn định tỷ giá. Nếu như điều hành chính sách tiền tệ không chắc tay, thì có thể đầu tư gián tiếp sẽ rút ra ồ ạt, đầu tư trực tiếp di chuyển sang nơi khác, Việt Nam không đón được các làn sóng đầu tư.

Video đang HOT

Covid-19 tuy tác động tiêu cực nhiều mặt, nhưng cũng là thời cơ, nếu Việt Nam cam kết ổn định chính sách tiền tệ thì sẽ thu hút được các nguồn lực trong và ngoài nước.

Ngoài chính sách tiền tệ, để hỗ trợ doanh nghiệp cả trong ngắn hạn cũng như trong trung, dài hạn, cần phải tính đến chính sách tài khoá. Theo ông, hiện tại chính sách tài khóa có thể nới lỏng được không?

Có thể, vì còn dư địa. Vài năm trước, nợ công trên 64% GDP, sát trần 65% được Quốc hội cho phép thì dư địa không còn, nếu những năm đó nới lỏng thì có nguy cơ vượt trần dẫn đến khủng hoảng nợ công. Theo thực tế của nhiều nước, thì điều này để lại hậu quả vô cùng to lớn. Nhưng thời điểm này, nợ công khoảng 55% GDP, dưới trần khoảng 10%, tức là dư địa vẫn còn.

Mặt khác, chính sách tài khoá thường vận động ngược chiều với chu kỳ kinh tế. Khi chu kỳ kinh tế đang ở giai đoạn phát triển thì phải tăng thu, giảm chi, cân đối ngân sách phải có thặng dư để tăng tiềm lực nhà nước, đồng thời có nguồn để thanh toán các khoản nợ gốc và lãi. Còn khi kinh tế suy thoái, thì chính sách tài khoá phải nới lỏng để khắc phục hậu quả đó. Hiện tại, Covid-19 làm giảm tốc độ tăng trưởng xuống rất thấp, để phục hồi, chúng ta phải nới lỏng tài khoá. Trong điều kiện nợ công hiện nay, tôi cho rằng, có thể làm được việc này.

Vậy khi nào sẽ nới lỏng? Theo tôi, hiện tại chưa cần nới lỏng, vì có nhiều thứ cần tăng chi nhưng nguồn tương đối đủ. Dự phòng ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng cho phép ứng phó những vấn đề phát sinh, nhất là thiên tai dịch bệnh. Ngoài khoản đó, Chính phủ còn có quyền sử dụng dự trữ tài chính. Chưa kể năm 2019, thu ngân sách của cả Trung ương và địa phương đều vượt tương đối lớn và nguồn này Quốc hội đã cho phép chuyển sang năm 2020 để ưu tiên xử lý những vấn đề cấp bách. Trong trường hợp cần thiết, theo Luật Ngân sách nhà nước, Chính phủ có quyền ứng dự toán ngân sách của năm 2021 để xử lý.

Tôi tin là, nếu Chính phủ trình đề án nới lỏng tài khóa những năm tới có kiểm soát, đảm bảo trúng và đúng những chỗ đang vướng mắc để tăng cường tính ổn định của kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và làm cho lành mạnh hoá, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thì chắc chắn các đại biểu Quốc hội sẽ ủng hộ. Vấn đề còn lại là chất lượng của đề án đầu tư công, đề án ngân sách thuyết phục ở mức nào.

Trong bối cảnh như vậy, áp lực quyết định và giám sát những vấn đề liên quan đến ngân sách, để không lãng phí dù chỉ một đồng tiền thuế của dân như Thủ tướng từng nói, của Quốc hội cũng rất lớn?

Biến động của kinh tế – xã hội do Covid-19, do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đòi hỏi những khoản chi ngoài dự toán. Như trên đã nói, về nguồn và cơ chế, Quốc hội đã cho phép, vấn đề còn lại là Chính phủ điều hành đúng mục tiêu, đúng quy định và đại biểu giám sát sự điều hành đó.

Giám sát là cần thiết, nhưng điều quan trọng trong quản lý ngân sách nói riêng, quản lý tài sản công nói chung là phải tuân thủ pháp luật, ai làm sai phải chịu trách nhiệm đầu tiên, chứ không phải chỉ khi có giám sát mới làm đúng. Kể cả giám sát rồi, sau này thanh, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì vẫn phải xử lý.

Cũng cần nói rõ trách nhiệm giám sát không chỉ của Quốc hội, mà rộng ra là của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, nhưng theo tôi, không nên thành lập ra quá nhiều tổ chức giám sát mà kém hiệu quả.

Khi tiếp xúc, tôi thấy có những doanh nghiệp 6 tháng mà 18-19 đoàn vào thanh, kiểm tra, giám sát, nhưng không phát hiện ra sai phạm gì, chỉ có mấy vấn đề nhỏ. Điều đó gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm vẩn đục môi trường kinh doanh.

Vấn đề quan trọng của Việt Nam hiện tại là quản lý, sử dụng tài sản công. Tài chính công cần minh bạch, công khai để toàn dân giám sát. Như thế không tốn kém, mà lại hạn chế tiêu cực. Đó là điều cần thiết để đảm bảo kỷ cương tài chính.

Với Quốc hội, các ủy ban, các đại biểu cần đồng hành với doanh nghiệp, với Chính phủ để nghiên cứu, xem xét những vấn đề gì là mấu chốt, là nút thắt đang đe dọa sự sinh tồn của doanh nghiệp, cản trở sự phát triển của nền kinh tế, từ đó có thể phối hợp với Chính phủ trong quá trình hình thành chính sách để trình Quốc hội.

Các đại biểu cũng phải chủ động để khi Chính phủ trình Quốc hội có thể phản biện. Kể cả những vấn đề Chính phủ không trình, nhưng với tư cách đại biểu, nếu nhìn thấy cần thiết phải tạo cơ chế, thì có thể đề xuất, kiến nghị chính sách. Nhưng để làm được như vậy còn phụ thuộc vào năng lực của đại biểu, để tránh bàn quá nhiều những vấn đề đã rõ, bỏ qua các vấn đề hết sức quan trọng mà thực tế đang đòi hỏi.

Hai áp lực lớn đặt Ngân hàng Nhà nước vào thế khó

Hai áp lực lớn đang thể hiện rõ, trước khi xét đến khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới lỏng tiền tệ.

Hai áp lực lớn đặt Ngân hàng Nhà nước vào thế khó - Hình 1

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội.

Dự kiến ngày 18/2, Chính phủ Singapore sẽ tung một gói ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế trước ảnh hưởng tiêu cực của bệnh dịch Covid-19, ước tính có thể lên tới hơn 500 triệu USD.

Singapore là thành viên tiếp theo trong khu vực châu Á dự kiến có ứng xử cụ thể bằng chính sách tài khóa và tiền tệ.

Trước đó, dĩ nhiên là Trung Quốc, các biện pháp nới lỏng ngắn hạn để ổn định nền kinh tế trước đại dịch đã được triển khai. Thái Lan cũng đã giảm lãi suất. Malaysia cân nhắc đưa ra gói kích thích kinh tế. Nhật Bản cũng cân nhắc gói biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp...

Còn Việt Nam thì sao?

Đến nay, ở chính sách tài khóa, ghi nhận đầu tiên có ở quyết định miễn thuế nhập khẩu một số nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch.

Ở chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã sớm có văn bản định hướng xem xét cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất... đối với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực bị ảnh hưởng dịch bệnh. Nhiều ngân hàng thương mại đã vào cuộc bằng chính sách giảm lãi suất, miễn phí dịch vụ; các đầu mối trực thuộc hoặc có sở hữu Ngân hàng Nhà nước chi phối cũng đã thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ.

Nhưng về tổng thể, một bước nới lỏng tiền tệ tại Việt Nam hiện nay, theo hướng vừa đẩy mạnh bơm tiền vừa giảm rõ lãi suất, đang ở thế khó. Bởi Ngân hàng Nhà nước đang đối diện với hai áp lực lớn.

Thứ nhất, tỷ lệ đòn bẩy tín dụng đối với nền kinh tế đang có khả năng chịu tác động kép.

Theo số liệu ước tính, năm 2019 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,7%, tương ứng với tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế xấp xỉ 8,2 triệu tỷ đồng. Quy mô GDP cuối 2019 ước tính quanh 6 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ đòn bẩy tín dụng với GDP theo đó đã vào khoảng 135-136%.

Tỷ lệ trên đã lên mức cao nhất từ trước tới nay. Mà đây là một trong những chỉ báo các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế quan tâm (thực tế ở kỳ đánh giá gần nhất, Ngân hàng Nhà nước đã từng phải làm việc và trao đổi cụ thể với một tổ chức xếp hạng tín nhiệm nước ngoài về chỉ báo này).

Áp lực một mặt ở sự gia tăng nói trên, mặt khác có ở tình huống tác động kép khi tăng trưởng GDP năm nay có thể suy giảm trước ảnh hưởng bệnh dịch Covid-19, khiến cân đối tỷ lệ tín dụng với GDP có thể càng bất lợi.

Thứ hai, áp lực lạm phát tăng lên những kỳ cập nhật gần đây, trong đó có lạm phát cơ bản - liên quan đến yếu tố tiền tệ.

Tháng 1/2020, lạm phát tại Việt Nam có mức tăng đột biến, cao nhất trong 7 năm qua; tương ứng, lạm phát cơ bản cũng tăng mạnh.

"Leo thang" là từ đã bắt đầu xuất hiện trong một số phân tích kinh tế gần đây, mà nó từng chỉ được dùng để nói về lạm phát giai đoạn 2010-2011.

Không chỉ riêng tháng 1/2020 có yếu tố mùa vụ (cao điểm thanh toán và tiêu dùng, lễ tết), mà tháng liền trước nữa (12/2019) đã gợi mở xu hướng tăng mạnh của lạm phát cơ bản; và tháng 2 này dự báo cũng sẽ tiếp tục thể hiện áp lực.

Như BizLIVE đề cập ở bài viết trước về kỷ luật điều hành chính sách, đặt trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, trước khi kỳ vọng hoặc chờ đợi một sự nới lỏng tiền tệ nào đó, thay vì để tiền "ngập" trong hệ thống mà giảm lãi suất thì từ trước Tết Nguyên đán đến nay Ngân hàng Nhà nước phải liên tục (không ngắt quãng) hút bớt tiền về.

Cập nhật đến ngày giao dịch cuối tuần qua (14/2), với số dư tín phiếu lưu hành, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tổng cộng xấp xỉ 86.000 tỷ đồng. Số dư này ngày một lớn, đương nhiên phải trả lãi suất (2,65%/năm), cũng là một điểm được chú ý về chi phí của ngân sách.

MINH ĐỨC

Theo Bizlive.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?
22:27:16 08/01/2025
Cô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xaCô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xa
20:41:37 08/01/2025
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
22:01:26 08/01/2025
Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!
20:41:34 08/01/2025
Thực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụngThực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụng
22:49:57 08/01/2025
Từ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợTừ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợ
22:58:09 08/01/2025
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50
23:28:42 08/01/2025
Gia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệGia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệ
21:35:40 08/01/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual sinh ra để đóng công tử giàu có

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual sinh ra để đóng công tử giàu có

Phim việt

23:49:23 08/01/2025
Một lần nữa lại vào vai công tử có gia cảnh tốt và tính tình khá ương ngạnh, Bình An vẫn nổi bật với dáng vẻ đúng chuẩn một thiếu gia.
Bom tấn cổ trang có rating tăng 113% chỉ sau 1 tập, nam chính diễn đỉnh đến mức dân tình đòi trao luôn Daesang

Bom tấn cổ trang có rating tăng 113% chỉ sau 1 tập, nam chính diễn đỉnh đến mức dân tình đòi trao luôn Daesang

Phim châu á

23:46:55 08/01/2025
Bộ phim cổ trang The Queen Who Crowns của đài tvN đã lên sóng tập 2 vào tối ngày 7/1 vừa qua và tiếp tục chứng minh được sức hút mạnh mẽ của mình.
2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

Tv show

23:35:02 08/01/2025
NSX Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió tiết lộ kế hoạch trong năm 2025 sẽ tổ chức 2 show mới hoàn toàn.
Quang Sự nói gì khi trượt giải Diễn viên nam ấn tượng ở VTV Awards?

Quang Sự nói gì khi trượt giải Diễn viên nam ấn tượng ở VTV Awards?

Sao việt

23:26:22 08/01/2025
Diễn viên Quang Sự gây chú ý khi tham gia phim Vật chứng mong manh phần 2. Dịp này, anh cũng có những chia sẻ về kết quả ở VTV Awards cách đây không lâu.
Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Netizen

22:53:20 08/01/2025
Theo CNN, ngày 3/1 vừa qua, một phụ nữ 22 tuổi người Tây Ban Nha, Blanca Ojanguren Garcia, đã phải nhập viện ở đảo Yao, Thái Lan khi đang tắm cho một con voi tại Trung tâm bảo tồn voi.
Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

Thế giới

22:52:54 08/01/2025
Mô hình Đan Mạch đã được áp dụng thành công khi nước này đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Vào tháng 7/2024, Đan Mạch đã tài trợ cho 18 khẩu pháo tự hành bánh lốp Bohdana do Ukraine sản xuất.
Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lạ vui

22:48:46 08/01/2025
Theo Sci-News, các phần xương hóa thạch có niên đại lên tới 67 triệu tuổi của con quái vật đã được khai quật tại mỏ phốt phát Sidi Chennane ở tỉnh Khouribga của Morocco.
Hé lộ màn kết hợp giữa SOOBIN - Vũ Cát Tường và Lil Wuyn trong ca khúc chủ đề WeChoice 2024: Nghe mà thổn thức không yên!

Hé lộ màn kết hợp giữa SOOBIN - Vũ Cát Tường và Lil Wuyn trong ca khúc chủ đề WeChoice 2024: Nghe mà thổn thức không yên!

Nhạc việt

22:17:04 08/01/2025
Như thông lệ hàng năm, WeChoice Awards đều giữ phong độ mang đến những màn collab choáng ngợp, chưa từng thấy trên thị trường.
Vợ của Justin Bieber tiếp tục thể hiện sự ủng hộ với Selena Gomez

Vợ của Justin Bieber tiếp tục thể hiện sự ủng hộ với Selena Gomez

Sao âu mỹ

22:03:28 08/01/2025
Hailey Bieber đã thể hiện sự ủng hộ cho bạn gái cũ của Justin Bieber là Selena Gomez, sau khi cô và dàn diễn viên Emilia Perez giành giải Quả cầu vàng cho Phim hay nhất.
Diễn viên lồng tiếng phim hoạt hình 'Shin - Cậu bé bút chì' qua đời

Diễn viên lồng tiếng phim hoạt hình 'Shin - Cậu bé bút chì' qua đời

Sao châu á

21:55:35 08/01/2025
Làng giải trí Hàn Quốc vừa đón nhận tin buồn, diễn viên lồng tiếng kỳ cựu Yoo Ho Han qua đời vào ngày 8/1 ở tuổi 52, nguyên nhân chưa được công bố.