Omicron khiến cuộc chiến chống Covid-19 sang giai đoạn mới
Biến thể Omicron đã gây ra xáo trộn trên diện rộng và khiến các nhà khoa học phải chạy đua với thời gian để tìm hiểu về nó.
Theo Reuters, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 29.11 cảnh báo biến thể Omicron (B.1.1.529) có thể lây lan rộng, gây ra nguy cơ rất cao trên toàn cầu và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở một số khu vực. WHO cũng khuyến cáo các nước thành viên tăng cường giám sát và giải trình tự gien để hiểu rõ hơn về các biến thể đang lây lan, trong đó có Omicron.
Hành khách ra khỏi khu vực xét nghiệm Covid-19 tại sân bay quốc tế Ben Gurion (Israel). Ảnh REUTERS
Báo động trên toàn cầu
Các nhà khoa học Nam Phi xác định được biến thể này đầu tuần trước. Thông tin được báo cáo lên WHO ngày 24.11, theo BBC. Đến hôm 26.11, biến thể B.1.1.529 chính thức được đặt tên là Omicron và đưa vào danh sách đáng lo ngại. Chưa biến thể nào gây nên báo động nhanh như vậy kể từ khi được xác định. Việc phát hiện Omicron cho thấy cuộc chiến chống Covid-19 của thế giới đã bước vào giai đoạn mới.
Omicron đã gây xáo trộn trên diện rộng. Giá cổ phiếu, giá dầu và trái phiếu chính phủ đối mặt nguy cơ lao dốc sau khi nhà đầu tư nhận ra rằng sự xuất hiện của biến thể này có thể cản trở quá trình quay lại bình thường của các nước trên thế giới.
Giới khoa học đang tập trung tìm hiểu điều gì về biến thể Omicron của virus gây Covid-19?
Biến thể này cũng gây ra báo động trên toàn cầu chỉ trong một tuần. Một loạt các nước như Mỹ, Canada, Úc, Anh, Qatar, Hà Lan, Indonesia, Ả Rập Xê Út, Singapore, Thái Lan đã cấm chuyến bay từ Nam Phi và các nước lân cận, gồm Namibia, Zimbabwe, Botswana, Angola, Mozambique, Malawi, Zambia. Điều này đã dẫn đến một cuộc “tháo chạy” khỏi Nam Phi trước khi lệnh cấm có hiệu lực.
Israel và Nhật Bản còn mạnh tay hơn khi cấm toàn bộ khách quốc tế nhập cảnh. AFP đưa tin biến thể Omicron cũng khiến Philippines và Úc phải xem xét lại kế hoạch mở cửa du lịch của mình. Anh đã quyết định áp đặt lại quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng từ ngày 30.11.
Theo CNN, tính đến ngày 29.11, các ca nhiễm biến thể Omicron đã được ghi nhận ở ít nhất 14 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Nam Phi, Botswana, Canada, Úc, Hà Lan, Anh, Đức, Israel, Ý, CH Czech và Hồng Kông… Trong đó, 2 ca mắc biến thể Omicron Canada báo cáo ngày 28.11 là trường hợp đầu tiên tại Bắc Mỹ.
Chạy đua với thời gian
Tờ South China Morning Post đưa tin các nhà nghiên cứu Ý mới đây công bố hình ảnh đầu tiên của biến thể Omicron cho thấy nó mang 43 đột biến trên protein gai, cao hơn rất nhiều so với biến thể Delta chỉ có 18 đột biến trên protein gai. Các đột biến tập trung nhiều ở khu vực vi rút tiếp xúc với tế bào của con người.
WHO, Nam Phi kêu gọi dỡ lệnh cấm bay
Nam Phi đã phản đối dữ dội lệnh cấm bay của các quốc gia và ví đây là hình phạt khi nước này có khả năng giải trình tự gien và xác định biến thể mới. Theo South China Morning Post, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 28.11 kêu gọi gỡ lệnh cấm bay trước khi biện pháp này gây ra thiệt hại kinh tế đối với nước này.
Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti cũng kêu gọi các nước tuân theo khoa học thay vì đóng cửa biên giới. Theo bà Moeti, biến thể Omicron đã được phát hiện ở nhiều khu vực và chỉ cấm bay đối với châu Phi sẽ làm tổn hại sự đoàn kết toàn cầu.
Song, vẫn còn nhiều thông tin chúng ta chưa biết rõ về biến thể Omicron. Nhóm nghiên cứu ở Ý cho biết việc mang nhiều đột biến không có nghĩa là biến thể Omicron nguy hiểm hơn. WHO cũng nhấn mạnh việc phải thực hiện thêm nghiên cứu để xác định khả năng lây lan và độc lực của Omicron.
Số ca nhiễm biến thể Omicron tăng, các nước cảnh giác tìm cách đối phó
Giai đoạn tiếp theo trong cuộc chiến chống Covid-19 sẽ được định hình bằng tính chất của 43 đột biến trên. Để đưa ra kết luận chắc chắn về điều này, các nhà khoa học sẽ mất nhiều tuần. Theo báo The Guardian, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen ngày 28.11 cho biết các chính phủ đang phải chạy đua với thời gian để hiểu rõ về Omicron. Bà Ursula von der Leyen cũng lưu ý rằng các nhà sản xuất vắc xin cần từ hai đến ba tuần để kiểm tra các đột biến.
Dù hướng đi của đại dịch có thể thay đổi như thế nào đi nữa, các chuyên gia đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường chủng ngừa trong lúc các nhà sản xuất vắc xin thử nghiệm hiệu quả của mũi tiêm trước biến thể Omicron. NBC dẫn lời bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn chống Covid-19 của Nhà Trắng, cho biết đây là lúc những người chưa chủng ngừa đi tiêm vắc xin và những người đã tiêm vắc xin đi tiêm nhắc lại.
Nam Phi có thể ghi nhận đến 10.000 ca Covid-19/ngày vì biến thể Omicron
Một nhà dịch tễ học hàng đầu Nam Phi ngày 29.11 cảnh báo biến thể Omicron có thể khiến các ca bệnh hằng ngày tại Nam Phi tăng gấp ba lần trong tuần này.
Hành khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở Sân bay Quốc tế OR Tambo, Johannesburg, Nam Phi vào ngày 27.11 sau khi một loạt quốc gia cấm các chuyến bay từ nước này để ngăn biến thể Omicron. Ảnh AFP
AFP đưa tin chuyên gia dịch tễ Nam Phi Salim Abdool Karim trong cuộc họp báo trực tuyến của Bộ Y tế Nam Phi ngày 29.11 cảnh báo số ca mắc Covid-19 tại nước này sẽ tăng lên nhanh chóng. Ông Karim cũng dự đoán khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron cao hơn so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu.
"Số ca nhiễm mới mỗi ngày ở Nam Phi có thể vượt mức 10.000 vào cuối tuần này và chúng ta sẽ thấy các bệnh viện phải chịu áp lực trong vòng hai, ba tuần tới", ông Karim phát biểu.
Giới chức y tế Nam Phi ngày 28.11 báo cáo hơn 2.800 ca mắc Covid-19, tăng đáng kể từ mức trung bình 500 ca mỗi ngày trong tuần trước và 275 ca trong tuần trước đó.
Các nhà khoa học Nam Phi cho rằng biến thể Omicron là nguyên nhân các ca nhiễm ở nước này tăng lên nhanh chóng. Số người nhập viện đã tăng hơn gấp đôi trong tháng qua ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất Nam Phi và là tâm của đợt lây nhiễm mới.
Bác sĩ nói người trẻ tuổi nhiễm biến thể Covid-19 Omicron có triệu chứng "bất thường nhưng nhẹ"
Giới chức y tế cho biết tỉnh Gauteng đã bước vào đợt lây nhiễm thứ tư. Làn sóng lây nhiễm này dự kiến lan sang phần còn lại của Nam Phi vào cuối năm nay.
Tuy vậy, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla trấn an rằng người dân nước này không cần phải hoảng sợ. Ông Phaahla cũng chỉ ra rằng Nam Phi từng có kinh nghiệm đối phó với biến thể Beta, được phát hiện ở nước này vào tháng 12.2020.
Tính đến ngày 29.11, Nam Phi đã ghi nhận 2,9 triệu ca mắc Covid-19 và 89.797 trường hợp tử vong. Tuy là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất châu Phi, các số liệu về đại dịch của Nam Phi vẫn thấp hơn các nước khác có cùng quy mô dân số, đặc biệt là ở châu Âu.
Nhiều nước hoãn mở cửa, hoãn nới lỏng vì biến thể Omicron Úc ngừng kế hoạch mở cửa trong tuần này vì Omicron, Hàn Quốc cũng dừng nới lỏng các biện pháp chống dịch, còn Thái Lan cân nhắc lại việc thay xét nghiệm PCR bằng xét nghiệm nhanh với khách du lịch hàng không. Hành khách tại sân bay Sydney, Úc, ngày 29-11 - Ảnh: REUTERS Ngày 29-11, Hãng tin AFP dẫn lời Thủ...