Ôm ’sứ giả thời tiền sử’ trên Cổng Trời Bidoup
Áp má vào lớp vỏ cây cổ sinh nghìn năm bám đầy rêu phong mát lạnh, vòng tay ôm thân đại thụ khổng lồ, tôi thấy mình hạnh phúc hơn chuyên gia lâm sinh A.Tastagsceh (Viện hàn lâm Liên Xô), người từng kêu lên: “Ước gì tôi được sang Việt Nam, sờ tay lên cây Pinus Krempfii rồi chết cũng mãn nguyện”.
Loài thông cổ với đặc trưng có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế giới chỉ có độc nhất ở Việt Nam được các nhà khoa học gọi là “Sứ giả thời tiền sử”, do đã xuất hiện trên cao nguyên Langbiang từ hàng triệu năm về trước, cùng thời với loài khủng long.
Một chùm lá thông rụng dưới dốc cây cổ sinh. Trên thân cây có gắn logo hình mắt con Cù Lần và lá cây Cù Lần của đơn vị làm du lịch kết hợp bảo vệ rừng
Mãi đến cuối thế kỷ XIX, nhà thực vật học người Đức M. Kremplii mới phát hiện ra sự sống sót của loài “hóa thạch sống” này. Điều gây sửng sốt, là qua hàng nghìn năm tồn tại, thông hai lá dẹt hầu như không có sự biến đổi đáng kể nào về gen.
Phong lan rơi đầy quanh gốc thông hai lá dẹt
Ở Việt Nam, thông hai lá dẹt chỉ có vài quần thể trên các vùng núi cao phía Nam Trường Sơn thuộc các tỉnh Lâm Đồng ( vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương), Khánh Hòa (khu vực Khánh Vĩnh, khu bảo tồn nhiên nhiên Hòn Bà) và Chư Yang Sin (Đắk Lắk). Do thông hai lá dẹt sinh trưởng rất chậm, mỗi năm đường kính chỉ tăng trưởng khoảng 1mm, nên những cây đường kính cỡ 2,5m trở lên đều có tuổi đời cả nghìn năm.
Chiêm ngưỡng một “sứ giả thời tiền sử”
Gần đây, VQG Bidoup Núi Bà đã nuôi cấy mô, rồi trồng thử nghiệm thành công giống thông cổ sinh này ở khu vực rừng Bidoup giữa 2 tỉnh Lâm Đồng-Khánh Hòa, tỉ lệ cây sống đạt khá cao. Đây là tin vui đối với nhiều nhà khoa học đang miệt mài nghiên cứu bảo tồn, nhân giống các “sứ giả thời tiền sử” hiếm quý khác như thủy tùng, sồi ba cạnh, thông năm lá…
Hơn 3 vòng ôm mới kín gốc thông này
Video đang HOT
Trong bối cảnh lực lượng giữ rừng nhiều tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên đang phải chịu đựng mức thu nhập thấp tới vô lý, vì sống giữa nguồn tài nguyên cảnh quan rừng dồi dào mà chưa khai thác được, thì tỉnh Lâm Đồng đã triển khai cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng để tổ chức hoạt động du lịch sinh thái.
Cổ thụ nghìn năm bám đầy rêu xanh
TS Phạm S- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng xác nhận: Là doanh nghiệp bảo vệ tốt 140 ha rừng quanh điểm du lịch “Làng Cù Lần” suốt 9 năm qua, Công ty TNHH GBQ đã được Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng thực hiện dự án “Du lịch sinh thái Đại Ngàn kết hợp quản lý bảo vệ rừng” tại xã Lát, huyện Lạc Dương và xã Đạ Tông, huyện Đam Rông với tổng diện tích hơn 216 hecta.
Du khách lên vùng Cổng Trời bằng những chiếc xe Jeep mui trần lộng gió
Tuyến tham quan đặc biệt nhất của dự án chính là tua Đại Ngàn, đưa du khách từ Làng Cù Lần “phi” 8km trên những chiếc xe Jeep, Uaz mui trần lộng gió tới Cổng Trời Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, rồi đi bộ vào rừng sâu vài km nữa để được tận thấy những cây thông lá dẹt nghìn tuổi, “sứ giả thời tiền sử”, như chúng tôi vừa được trải nghiệm.
Đại ngàn thơm mát nơi có quần thể thông hai lá dẹt nghìn năm
Nhạc sĩ Văn Tuấn Anh- Tác giả nhiều ca khúc yêu rừng nổi tiếng, đại diện Công ty GBQ cho biết: Đơn vị đang tiếp tục sửa sang 8 lối mòn xuyên rừng sẵn có; Lắp thêm cầu gỗ, đặt bảng chỉ dẫn, làm lều trú chân, hoàn thiện điểm dừng chân mang tên “ Lãnh địa Khỉ Ho Cò Gáy” bên đường. “Từ nay tới khi khai trương tua Đại Ngàn vào dịp 2/9, Công ty sẽ mua thêm khoảng 50 chiếc Uaz bổ sung cho đoàn xe hiện có 40 chiếc, vì năm 2019 chưa có tua này mà Làng Cù Lần đã đón tới 580 nghìn du khách, với giá vé vào làng 100 nghìn đồng/người.”
Đi bộ ngắm cây, hít thở không khí thanh sạch
Điểm dừng chân ở “lãnh địa Khỉ Ho Cò Gáy”
“Ngoài việc tổ chức truyền bá, giáo dục, góp phần lan tỏa tình yêu rừng và ý thức bảo vệ môi trường cho công chúng, doanh nghiệp còn nộp 2% doanh thu từ hoạt động du lịch trên môi trường rừng cho Vườn Quốc gia, góp phần cải thiện mức thu nhập cho lực lượng bảo vệ rừng địa phương”- Ông Tuấn Anh chia sẻ.
Theo Tiền phong
Cái chết 'đau lòng' của lợn rừng 'ngốc nghếch' lần đầu gặp trăn
Nghĩ rằng trăn khổng lồ là sinh vật vô hại, lợn rừng ngây thơ mon men tìm hiểu và phải trả giá bằng sinh mạng của mình.
Lợn rừng mẹ và đàn con của mình đang tung tăng vượt qua vùng đất ngập nước ở Everglades, Florida, Mỹ để kiếm ăn mà không ngờ rằng hành động của mình đã lọt vào tầm ngắm tử thần của một con trăn khổng lồ đang ẩn núp gần đó.
Nghe thấy tiếng động khả nghi, trăn khổng lồ máu lạnh lập tức rời ổ, thè chiếc lưỡi chết chóc để dò đường, tiến thẳng về phía mẹ con lợn rừng xấu số.
Có thể lợn rừng mẹ có nhiều kinh nghiệm đối phó với những mãnh thú họ Mèo lớn như sư tử và báo đốm nhưng đối với trăn khổng lồ, dường như lợn rừng không có chút kiến thức thực tế nào.
Ngay cả khi con trăn tử thần tiến sát tận mõm, lợn rừng mẹ vẫn không hề có bất cứ động thái nào để báo động cho đàn con hoặc chạy trốn.
Tận dụng sự thiếu hiểu biết của lợn rừng mẹ, con trăn khổng lồ bình tĩnh khoanh vùng con mồi. Nó nhắm đến lợn rừng con bé nhất, có ít sức phản kháng nhất.
Đến lúc này, dường như nhận biết được sự nguy hiểm cận kề, lợn rừng mẹ mới có hành động. Nó trực tiếp chắn ngang đường trăn khổng lồ, không cho kẻ săn mồi tiếp cận với con mình.
Đáng tiếc, mọi hành động của lợn rừng mẹ đã quá muộn, trăn khổng lồ bỏ qua lợn rừng mẹ, tiến thẳng đến mục tiêu mà nó đã ngắm từ trước là con lợn rừng con nhút nhát đang trốn phía sau.
Sau khi bắt được lợn rừng con, trăn khổng lồ bắt đầu quấn quanh cơ thể con mồi và tăng dần vòng siết, khiến lợn rừng con nát vụn xương mà chết.
Chứng kiến cái chết đầy đau đớn của lợn rừng con, lợn rừng mẹ tuyệt vọng và đau đớn bất lực. Khi lợn rừng con chết hẳn, không còn kêu lên những tiếng thảm thiết, lợn rừng mẹ dẫn đứa con còn lại rời xa khỏi lãnh địa của trăn khổng lồ.
Sau khi xác nhận rằng lợn rừng con đã không còn thở, con trăn khổng lồ nhả dần từng vòng siết và sẵn sàng để tiêu hóa con mồi tại chỗ.
Với một con mồi cỡ trung như lợn rừng, trăn khổng lồ dễ dàng giải quyết chỉ trong vài tiếng. Sau khi nuốt gọn lợn rừng, trăn khổng lồ sẽ trở về nơi trú ẩn và nằm thoải mái, từ từ tiêu hóa bữa ăn.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Trận kịch chiến ác liệt giữa chim diệc và đại bàng Chim diệc khổng lồ tức giận lao vào tấn công đại bàng để bảo vệ lãnh địa của nó trong khu bảo tồn động vật hoang dã Zimanga, Nam Phi. Chim diệc Goliath tỏ thái độ tức giận khi phát hiện một con đại bàng đậu trong lãnh địa của nó tại khu bảo tồn động vật hoang dã Zimanga, Nam Phi. Chim...