“Ốm” sau yêu- hội chứng khiến phái mạnh mang tiếng oan
Hội chứng sau cực khoái lại là một hội chứng “dở khóc, dở cười”, khiến không ít đấng mày râu mang tiếng oan là “yếu” dù đưa được đối tác lên “đỉnh”.
(Dưới 18 tuổi cân nhắc đọc nội dung này)
Hội chứng sau cực khoái là gì?
Hội chứng sau cực khoái là một biểu hiện tại cơ quan sinh dục và biểu hiện toàn thân sau mỗi một lần nam giới hoạt động tình dục, đặc biệt là sau khi khiến đối tác lên đỉnh.
“Hội chứng sau cực khoái có khá nhiều triệu chứng, hay gặp như đau đầu, khó chịu, cảm giác mệt mỏi, không có sức sống, người bệnh có thể chảy nước mắt, chảy nước mũi giống như một cơn cảm cúm. Ngoài ra, có thể còn xuất hiện triệu chứng trên các cơ quan khác như nổi ban sần, đau mắt, hoặc có thể biểu hiện tại cơ quan sinh dục. Ví dụ như sau khi xuất tinh xong mình cảm thấy rất đau, chẳng hạn như cảm giác nóng, rát dọc niệu đạo sau quá trình xuất tinh”- Ths-BS Hà Ngọc Mạnh-PGĐ Bệnh viện nam học và hiếm muộn Việt – Bỉ lý giải.
Nam giới stress vì hội chứng sau cực khoái
BS Hà Ngọc Mạnh cho biết, hội chứng này ảnh hưởng cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, người bệnh sẽ có một biểu hiện được coi là khá đặc thù đối với cánh mày râu.
“Khi hoạt động tình dục mà đạt cực khoái, các anh luôn cảm thấy thích thú và sau đó có thể đi vào giấc ngủ rất ngon lành. Tuy nhiên, nam giới mắc hội chứng này thì đạt cực khoái lại là một cực hình, bởi sau đó, cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu và mệt mỏi. Chính vì vậy, tinh thần của các anh không còn cảm thấy thoải mái nữa. Thậm chí, khi quan hệ tình dục xong còn căng thẳng hơn, cảm thấy hoang mang và lo lắng” BS Hà Ngọc Mạnh chia sẻ.
Video đang HOT
Triệu chứng giống cảm cúm có thể xuất hiện sau khi nam giới đạt cực khoái
Tại Hoa Kỳ, Viện Y tế quốc gia và Văn phòng nghiên cứu các bệnh hiếm gặp ước tính, hội chứng sau cực khoái làm khổ từ 0,25 đến 1 % dân số nước này. Có những trường hợp bị ngay từ lần đầu làm “chuyện ấy”, nhưng cũng có người sau một thời gian quan hệ tình dục thì họ mới bắt đầu xuất hiện các hội chứng ốm sau “yêu”.
Ở Việt Nam chưa có thống kê thống nhất và số lượng cũng chưa chính xác. Tuy nhiên, trong lâm sàng khám bệnh hằng ngày cũng có không ít bác sĩ bỏ sót. Thêm nữa, triệu chứng của bệnh nhân cũng rất mơ hồ và nó còn liên quan đến các chuyên khoa khác nên nhiều khi bệnh nhân không đến khám chuyên khoa nam học.
“Các triệu chứng có thể kéo dài và khi đi khám các chuyên khoa khác có thể không phát hiện ra. Tuy nhiên, lúc tầm soát một cách vô tình thì chúng ta phát hiện ra hội chứng này. Có thể hiểu rằng, hội chứng này thường gặp do bệnh nhân bị phản ứng với chính chất có trong máu và tinh trùng của mình và nó gây ra một loạt các phản ứng miễn dịch trung gian như sốt, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, phát ban, chảy nước mắt… Rồi trong quá trình hoạt động tình dục kéo dài mà xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn thì những triệu chứng này nó sẽ nặng lên và dần dần về lâu về dài thì lượng kháng thể cũng nhiều lên gây ra phản ứng nặng hơn”- BS Hà Ngọc Mạnh khuyến cáo.
Chính vì vừa hoang mang vừa lo lắng về khả năng sức khỏe của mình nên họ rất ngại chia sẻ về tình trạng bản thân đang gặp phải. Tình trạng ốm yếu sau khi yêu diễn ra triền miên, diễn ra lâu dài khiến người trong cuộc bị mắc chứng sợ “yêu”.
Sống chung hay điều trị?
Sau khi đạt cực khoái mới bị mắc hội chứng này do đó, cũng có ý kiến cho rằng, nếu như phái mạnh chịu thiệt thòi một chút, tránh lên “đỉnh” thì có tránh bị những triệu chứng khó chịu của hội chứng sau cực khoái hay không?
“Thực ra trong quá trình sinh hoạt tình dục đã có một lượng dịch tiết nhất định từ ống phóng tinh, từ tinh dịch tiết ra rồi nên có thể gây ra những biểu hiện khó chịu giống như sau khi đạt cực khoái. Chúng tôi sẽ có cách điều trị, xử lý các nguyên nhân gây ra hội chứng này, để hoạt động tình dục trở nên an toàn hơn và bớt các triệu chứng khó chịu của hội chứng sau cực khoái. Khi đã điều trị, hoạt động tình dục có thể trở lại bình thường” – BS Mạnh cho hay.
Theo Ths-BS Hà Ngọc Mạnh, hội chứng sau cực khoái dễ khiến bệnh nhân từ chối “sex”
Theo chuyên gia y tế, hiện nay có một số phương pháp điều trị đang được áp dụng cho các bệnh nhân mắc phải hội chứng này.
“Đầu tiên các bác sĩ sẽ tập trung tìm các nguyên nhân cơ bản gây ra hội chứng này. Chúng tôi hay gặp nhất là những nguyên nhân liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn trong tinh dịch làm tăng các yếu tố gây viêm, tăng các yếu tố miễn dịch của cơ thể. Khi đó thì chúng ta cần điều trị sạch tình trạng nhiễm khuẩn thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Vấn đề thứ hai là tình trạng chấn thương cơ quan sinh dục, chấn thương tinh hoàn gây ra tổn thương hàng rào máu tinh hoàn. Các bác sĩ phải sử dụng đến một vài phương pháp giải mẫn cảm. Thứ ba là các nguyên nhân liên quan đến tình trạng dị ứng thì chúng ta có thể sử dụng các biện pháp giải mẫn cảm với liều nhỏ tinh dịch thì có thể sẽ giảm bớt các triệu chứng hoặc có thể làm mất hẳn các triệu chứng”- BS Mạnh cho biết
Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp không tìm ra nguyên nhân, do đó, các bác sĩ sẽ có thể lựa chọn vài loại thuốc để hỗ trợ. Ví dụ như sử dụng thuốc chống dị ứng, kháng histamin trước khi hoạt động tình dục để quá trình hoạt động tình dục sau đó diễn ra bình thường.
“Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường ở da, mắt, tai mũi họng, thần kinh sau khi đạt cực khoái, đi khám các chuyên khoa trên mà không phát hiện bất thường, người bệnh có thể nghĩ đến hội chứng sau cực khoái. Lúc này, việc cần làm là đến gặp các chuyên khoa nam học”- BS Hà Ngọc Mạnh khuyến cáo.
Khi bộ phận sinh dục nam bị nữ hóa
Tinh hoàn nữ hóa là một dị tật trong hội chứng lưỡng giới hay giới tính không phân định. Bệnh nhân là nam thực sự nhưng có biểu hiện nửa nam nửa nữ.
|
Tinh hoàn nữ hóa là một dị tật trong hội chứng lưỡng giới hay giới tính không phân định. Bệnh nhân là nam thực sự nhưng có biểu hiện nửa nam nửa nữ.
Tiến sĩ Trần Ngọc Bích, khoa phẫu thuật nhi Bệnh viện Việt Đức, cho biết, trong loại dị tật trên, bệnh nhân thuộc giới tính nam vì tuyến sinh dục chỉ là tinh hoàn và nhiễm sắc thể giới tính là 46 XY. Cả hai tinh hoàn chế tiết testosteron một cách bình thường; nhưng do các cơ quan cảm thụ với androgen không nhạy cảm nên cơ quan sinh dục không nam hóa được. Tùy theo mức độ, nguyên nhân mà tạo thành hai thể bệnh:
Thể hoàn toàn: Đây là bệnh di truyền lặn do mẹ truyền cho con trai qua nhiễm sắc thể X. Nguyên nhân sinh bệnh là di-hydrotestosteron không gắn được vào protein tiếp nhận nên không vận chuyển được vào nhân tế bào.
Thể không hoàn toàn: Gồm loại di truyền lặn gắn với nhiễm sắc thể X gây khuyết tật về cảm thụ androgen ở mức tế bào và loại bệnh di truyền lặn qua nhiễm sắc thể thường. Thiếu hụt men 5a - reductase là nguyên nhân gây bệnh. Men này có tác dụng chuyển testosteron thành di-hydrotestosteron để biệt hóa cơ quan sinh dục ngoài theo giới tính nam.
Tùy theo nguyên nhân mà người bệnh có biểu hiện biến dạng cơ quan sinh dục và thay đổi cơ thể khác nhau. Với thể không hoàn toàn, bộ phận sinh dục ngoài ở trạng thái nửa nam nửa nữ, có thể trông gần như trẻ trai bị dị tật lỗ đái lệch thấp thể bìu nhưng lại có thêm âm đạo. Bệnh nhân thường được đặt tên chung chung cho cả hai giới, nhưng cũng có người được đặt tên con gái.
Với thể tinh hoàn nữ hóa hoàn toàn, hình thái cơ thể thiên hẳn về nữ giới, bộ phận sinh dục ngoài hoàn toàn giống nữ, có hai môi, âm vật bé, có âm đạo nhưng ngắn và không có tử cung. Hai tinh hoàn thường nằm trong ổ bụng và hay tụt xuống ống Nuck (ống phúc tinh mạc ở nữ) gây thoát vị bẹn.
Bệnh nhân thường được đặt tên con gái, khi lớn lên sinh hoạt cùng giới nữ và không biết mình có bệnh tật. Ở tuổi dậy thì, họ không có lông mu hay kinh nguyệt. Một số lấy chồng (không có con), khi quan hệ tình dục thường thấy nổi lên một khối ở vùng mu, gây đau. Nguyên nhân là áp lực ổ bụng tăng trong thời điểm đó làm hai tinh hoàn tụt xuống và bị ép.
Về điều trị, tiến sĩ Bích cho biết, với bệnh nhân thể hoàn toàn, chỉ định tạo hình thành nữ thường dễ được gia đình và chính bệnh nhân chấp nhận ngay. Ở thể không hoàn toàn, việc tạo nam hay nữ còn phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ và chính bệnh nhân (nếu bệnh nhân có chính kiến của mình). Trong hoàn cảnh Việt Nam, hầu hết các bậc cha mẹ có xu hướng muốn tạo con mình thành trai. Tuy nhiên, việc phẫu thuật thành giới nào cũng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Có con gái tuổi dậy thì cha mẹ nhất định phải biết điều này để tốt cho con Ở thiếu nữ tuổi dậy thì, nhất là khi ở thời kỳ kinh nguyệt xuất hiện hằng tháng, thường gặp tình trạng thiếu máu, thiếu sắt mà y học gọi là 'hội chứng xanh lướt thiếu nữ'. 'Hội chứng xanh lướt thiếu nữ'là các triệu chứng xuất hiện và hay gặp trong giai đoạn cơ thể đang lớn nhanh cộng với nhu cầu...