Ốm nghén và những điều cần biết
Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Trong thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình này.
Tuy nhiên, cũng có nhiều bà bầu may mắn mang thai suôn sẻ mà chẳng hề có những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Ốm nghén khi mang thai là gì
Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Trong thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình này. Tuy nhiên, cũng có nhiều bà bầu may mắn mang thai suôn sẻ mà chẳng hề có những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nhiều người băn khoăn rằng, liệu không có hiện tượng ốm nghén thì thai nhi có được khỏe mạnh không, hay ốm nghén nặng thì có thể dẫn đến ảnh hưởng như thế nào, vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu!
Các triệu chứng thường gặp khi bị ốm nghén
Biểu hiện của ốm nghén rất đa dạng, mỗi người phụ nữ ốm nghén lại có một trải nghiệm không hoàn toàn giống nhau. Ốm nghén cũng có các mức độ từ nhẹ, vừa đến nặng. Phần đa phụ nữ khi ốm nghén có các dấu hiệu sau:
- Cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày, thường xuyên có hiện tượng ợ hơi, ợ chua do tăng tiết dịch vị dạ dày.
- Bà bầu nào nhạy cảm với mùi, có thể mùi thức ăn hoặc mùi gì đó
- Thường xuyên có cảm giác nôn nao, buồn nôn, nôn.
- Thường xuất hiện cảm giác chóng mặt, choáng váng, khó chịu, mệt mỏi trong cơ thể
- Bà bầu có cảm giác thèm ăn một thứ gì đặc biệt mà trước đó không thường thích những món này. Thậm chí nhiều người thèm những thứ không phải thức ăn như gạch, ngói,vữa tường, đất cát,…
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén
Video đang HOT
Nguyên nhân dẫn tới việc ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, tuy nhiên đây có thể là tổng hợp của lượng thay đổi về mặt thể chất trong cơ thể bà bầu dưới một số tác động như:
- Lượng hormone HCG trong cơ thể tăng nhanh thời gian đầu của giai đoạn mang thai. Chúng được xem là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bà bầu bị cảm giác nôn nao muốn ói, ở những thai phụ có lượng HCG cao thì khả năng ốm nghén sẽ cao hơn.
- Lượng estrogen tăng nhanh trong giai đoạn đầu của chu kỳ mang thai cũng là một nguyên nhân dẫn tới ốm nghén.
- Trong giai đoạn đầu mang thai thì tâm lý của các bà bầu thường căng thẳng, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ốm nghén nặng hơn.
Thời gian xuất hiện tình trạng ốm nghén
Đối với hầu hết phụ nữ, ốm nghén bắt đầu từ tuần thứ 4 và thứ 8 của thai kỳ và kết thúc giữa tuần thứ 12 và 16. Tuy nhiên ở một số người, ốm nghén có thể kéo dài hơn, cho tới những tháng cuối của thai kỳ.
Ảnh hưởng của ốm nghén khi mang thai
Các bà mẹ thường lo sợ hiện tượng thai nghén có thể gây bất lợi cho sự phát triển của các bé. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng trong các trường hợp thai nghén bình thường. Cái hay của tạo hóa chính là thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp. Ngược lại, những bà mẹ không có triệu chứng ốm nghén cũng không cần phải lo lắng, chỉ cần thông qua việc siêu âm thấy rằng em bé vẫn phát triển hoàn toàn bình thường thì không cần lo lắng.
Các biện pháp giảm ốm nghén cho bà bầu
Hiện nay chưa có biện pháp xử lý chung cho ốm nghén, dưới đây là một vài lời khuyên phần nào giảm bớt được sự khó chịu:
- Tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tốt hơn là ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày. Đừng để bụng đói quá lâu trong ngày. Bụng đói sẽ càng khiến dễ bị nghén hơn.
- Nên uống thật nhiều nước. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5-2 lít nước. Hãy cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong khi ăn. Đôi khi đồ uống hơi âm ấm sẽ dễ làm buồn nôn. Vì vậy hãy uống nước mát.
- Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các biểu hiện ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.
- Không nên tự ý uống thuốc, nếu biểu hiện ốm nghén quá trầm trọng nên đi khám bác sĩ để xác định xem có cần uống thuốc không. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc giảm ốm nghén và tìm kiếm giải pháp tốt nhất. Vitamin B6 và B12 có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa, vitamin C và vitamin K cũng có hiệu quả trong việc chống lại các biểu hiện khó chịu này.
- Mỗi ngày nên uống đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén. Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện ốm nghén.
- Hãy thử thêm một lát mỏng gừng vào nước nóng hoặc trà, hoặc nhấm nháp lát gừng tươi. Ăn kẹo gừng hay mứt gừng… giúp không còn cảm giác buồn nôn.
Kết luận
Mang thai là một quá trình hạnh phúc của người mẹ, nhưng cũng không ít khó khăn vất vả. Tình trạng ốm nghén nếu mức độ nhẹ thì hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, tuy nhiên nếu mức độ nặng thai phụ cần đi gặp bác sỹ để được can thiệp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi được tốt nhất.
Theo CSTY
Sinh con an toàn từ phụ nữ mắc viêm gan B.
Vô cùng nguy hiểm khi mẹ bầu mắc viêm gan B bởi bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ mẹ sang con.
Đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ này có thể mắc viêm gan B bẩm sinh và khả năng tiến triển đến xơ gan hoặc ung thư gan cũng rất lớn vì thế làm thế nào để sinh con an toàn từ phụ nữ mắc viêm gan B là việc làm hết sức quan trọng.
Viêm gan B với thai phụ và lây truyền khi mang thai
- Viêm gan B không gây ảnh hưởng gì cho thai phụ trong quá trình mang thai chỉ khi chuyển dạ hoặc bị sẩy thai, người mẹ có nguy cơ tử vong cao do mất các yếu tố đông máu và rơi vào tình trạng hôn mê do gan mất chức năng chống độc.
Nguồn ảnh: Internet.
- Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60- 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguy cơ lây nhiễm sau sinh bé
- Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%- 95% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.
- HbsAg có trong sữa mẹ nhưng lây truyền chủ yếu là khi trẻ bú thường cắn đầu vú mẹ và làm trầy xước da nên phải điều trị ngay những chỗ trầy xước. Ngoài ra còn điều trị sớm tưa miệng và các chứng đau miệng của trẻ.
Sinh con an toàn từ phụ nữ mắc viêm gan B
Nguồn ảnh: Internet.
Đ ối v ới mẹ
- Trước khi có ý định mang thai nên đi kiểm tra viêm gan B, nếu phụ nữ chưa bị lây nhiễm nên tiêm vắc- xin phòng viêm gan B.
- Nếu đã bị lây nhiễm và xét nghiệm cho thấy virus đang hoạt động thì phải điều trị cho virus về trạng thái không hoạt động rồi mới mang thai. Trong suốt qua trình mang thai phải thường xuyên theo dõi, khám thai định kỳ hay bất cứ lúc nào cảm thấy sức khỏe thai kỳ bất ổn để nhanh chóng có sự điều chỉnh.
- Xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu HBsAg ( ) dương tính, để đánh giá mức độ truyền bệnh có thể tiến hành xét nghiệm bổ sung HBeAg hoặc ADN và Anti-HBe. Còn nếu HBsAg (-) âm tính thì nên tiêm phòng cho mẹ vì vắc-xin này không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.
Đối với trẻ sơ sinh
- Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B (Ig anti-HB) ngay trong phòng sinh 100 đơn vị quốc tế.
Nguồn ảnh: Internet.
- Tiếp sau đó, tiêm vắc-xin viêm gan B ở một vị trí khác trên cơ thể trẻ sơ sinh theo công thức 3 mũi (mũi 1 sau khi sinh, mũi 2 khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6-12 tháng). Sau 15 năm tiêm nhắc lại.
Viêm gan B tuy có thể lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình mang thai nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế tối đa được. Phụ nữ viêm gan B vẫn có thể sinh con an toàn mà không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Phụ nữ giai đoạn mang thai cần đi khám định kỳ kiểm tra sự hoạt động của virus để điều trị nếu như đã bị nhiễm viêm gan B. Trẻ sinh ra từ thai phụ mắc viêm gan B sẽ được tiêm huyết thanh đặc hiệu phòng viêm gan B và vắc- xin phòng viêm gan B trong 24h đầu để phòng bệnh.
Theo CSTY
4 loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai Ông bà ta thường dạy rằng "phòng bệnh hơn chữa bệnh" quả thật không sai, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngày càng có nhiều loại vắc xin phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe con người một cách hiệu quả và và triệt để Chính vì vậy việc tiêm vắc xin phòng bệnh đã và đang trở thành...