Ôm con đi viện còn bị mẹ chồng mắng “lang chạ với ai chứ giống nhà này toàn người khỏe”, tôi đáp lại khiến bà cứng họng
Trong lúc lòng tôi rối như tơ vò vì con đau ốm, mẹ chồng lại buông lời mỉa mai: “Lang chạ với ai chứ giống nhà này toàn người khỏe”.
Tôi mới sinh con được 5 tháng. Ngày mang bầu thì đau lưng, đau vai gáy nên tôi chỉ cầu thằng cu Bon nó tòi ra mau mau cho mẹ nó nhẹ người. Ấy vậy mà khi bế con trên tay rồi, tôi mới thấy ân hận. Mang thai mệt 1 chắc nuôi con còn mệt 10. Nó quấy, khóc, gắt ngủ, ốm đau,… và ôi thôi đủ những thứ khiến tôi muốn trầm cảm.
Nào đã hết, mẹ chồng vốn đã không ưa tôi, giờ tranh thủ lúc tôi ở cữ mà “trả thù”. Mang tiếng là tôi đưa 5 triệu/tháng để bà cơm nước giúp ấy vậy mà toàn ăn cơm với ruốc khô, rau ngót sẵn vườn và thịt luộc nhạt thếch. Tôi nằm nguyên trong phòng 1 tuần thì hết 6 ngày thực đơn y chang nhau như thế. Tới mức tôi chán ăn quá phải bắt chồng mua đồ ngoài về ăn dấm ăn dúi và uống thêm sữa bột dinh dưỡng để có sữa cho con.
Nhưng khiến tôi mệt mỏi nhất chính là cu Bon sức khỏe không được tốt, thường xuyên ốm đau, cứ bệnh này chưa qua bệnh khác đã tới. Chính vì thế, con mới được ít tháng mà thời gian ở viện còn nhiều ngang ở nhà. Khang cũng buồn, nhưng chưa bao giờ anh buông lời đổ lỗi là do vợ hay gì. Anh chỉ động viên tôi, bảo: “Con thì hay đau ốm, anh mà xin nghỉ ở nhà chăm cùng em thì lại không có tiền chữa bệnh. Mẹ thì không khéo, thế nên em chịu khó nhé. Anh biết em mệt, nhưng cũng chẳng còn cách nào. Vì con, vợ chồng mình cố gắng nhé!”
Đương nhiên, chồng chẳng bảo cố gắng thì tự tôi cũng cố vì con thôi. Nhưng điều tôi muốn nói là anh hiểu, thông cảm và thương tôi khiến tôi cảm thấy an lòng phần nào.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, chứng kiến cảnh các con khó khăn, cháu nội ốm đau là thế, mẹ chồng lại toàn lườm nguýt và chê bai. Có lần, tôi chứng kiến bà đứng giữa ngõ, bô bô với mấy bà hàng xóm:
- Con bé này nuôi con vụng thối ra. Mấy tháng trời thằng Bon có tăng cân đâu, lại ốm đau suốt. Nói gì thì nói, sức khỏe của con phụ thuộc vào mẹ rất nhiều.
Video đang HOT
Lúc ấy, tôi tức lắm. Tuy nhiên, vì giữ thể diện cho mẹ chồng nên tôi lẳng lặng đi về. Tới tối, tôi mới bảo bà:
- Mẹ ạ, con ít sữa chẳng lẽ mẹ không có chút liên quan nào? 10 bữa thì hết 9 bữa mẹ cho con ăn cơm ruốc với thịt luộc đấy?
Bà bối rối. Gì thì gì, bị con dâu bắt gặp đang nói xấu sau lưng bà cũng ngại ngùng chứ. Tưởng sau vụ ấy thì bà sẽ bớt nói xấu tôi đi nhưng không. Hôm gần đây, cu Bon lại bị sốt, ho nghi viêm màng phổi, tôi khóc nức nở gọi em gái và mẹ đẻ lên viện cùng. Mẹ chồng chẳng được lời động viên, an ủi nào thì chớ lại đứng giữa nhà, tay chống nạnh rồi mỉa mai:
- Lang chạ với ai con mới đau ốm, còi cọc thế, chứ giống nhà này toàn người khỏe.
Tôi vừa lo cho con, vừa ức vì câu nói của mẹ chồng. Bà nói thế khác nào vu oan giá họa, hạ thấp nhân phẩm của tôi? Tôi không chịu nhịn nữa, liền nhìn thẳng vào mắt mẹ chồng và lạnh lùng nói:
- Con thấy bà nội kể ngày bé anh Khang cũng khó nuôi mà mẹ!
Thấy bà đảo mắt liên tục như đang suy nghĩ căng lắm, tôi bồi thêm 1 câu:
- Thế bé Bon cũng giống anh Khang đấy chứ mẹ! Ý mẹ là anh Khang không phải giống nhà này hay…
Mẹ chồng thừa hiểu ẩn ý của tôi nên im re. Đẻ con ra ai chẳng mong chúng khỏe mạnh, bình an. Thấy con đau ốm lòng tôi cũng đau như cắt ấy chứ, vậy mà mẹ chồng còn chọc ngoáy, mỉa mai.
Theo afamily.vn
3 đối tượng cần nói "không" với rau ngót kẻo ung thư "ghé thăm" bất ngờ
Rau ngót là loại rau được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể tuỳ tiện ăn rau ngót. Hãy chú ý đến những trường hợp đặc biệt sau đây.
Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, ăn kém
Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.
Người bị thiếu canxi, còi xương
Rau ngót gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho. Nguyên nhân là trong loại rau này có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị coi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn một lần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tránh tác dụng phụ đáng tiếc.
Phụ nữ mang thai
Rau ngót tính mát và theo quan niệm dân gian thì nó có khả năng làm tăng sự co bóp của dạ con. Do đó, với phụ nữ mang thai thì rất độc.
Ảnh minh họa.
Đặc biệt là ở thời kỳ đầu rất dễ gây xảy thai, lưu thai khi thường xuyên ăn rau ngót.
Theo y học hiện đại thì lượng papaverin trong rau ngót sẽ gây kích thích dạ con dễ gây xảy thai, hơn nữa trong cuốn Dược thư Việt Nam 2002 cũng có khuyến cáo rằng: "Không dùng papaverin cho người có thai".
Khi phụ nữ mang thai ăn lượng rau ngót vượt quá 30mg/ lần sẽ dễ gây xảy thai. Đặc biệt ở thời kỳ đầu xảy thai sẽ dễ dàng xảy ra. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót là cách tốt nhất.
Cẩn trọng để tránh ăn phải rau ngót phun thuốc kích thích
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), để tránh mua phải rau ngót phun thuốc kích thích, trừ sâu... bạn cần mua rau ở những nơi có địa chỉ uy tín và nguồn gốc xuất xứ đáng tin cậy.
Chú ý nhất là khâu chọn mua rau ngót. Rau ngót an toàn có màu xanh lá mạ, lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, có thể có lá bị sâu đục, khi nấu canh có màu xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường, khi chế biến, rau có mùi vị đặc trưng riêng, không bị quá nồng xen lẫn mùi hắc...
Ngay cả khi mua được rau ngót với những tiêu chí tương đối an toàn, khi chế biến, bạn cũng không được chủ quan. Sau khi tuốt lá xong nên loại bỏ lá rau héo, rửa sạch bằng nước sạch nhiều lần và nên rửa dưới vòi nước chảy. Có thể ngâm rau vào nước muối loãng khoảng 15 - 20 phút để loại bỏ chất độc hại rồi mới chế biến.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Bí quyết để luộc bắp bò giòn sật, chắc thịt Bắp là phần thịt nạc kèm gân sật sật, chứa nhiều dinh dưỡng nhất ở bò. Cách chế biến bắp bò sao cho chắc thịt, đậm vị là điều mà các mẹ nội trợ cần biết. Theo Zing