Ôm 3 mảnh đất lúc giá cao, nửa năm sau lỗ nặng
Thị trường bất động sản nhiều địa phương chững lại khiến không ít nhà đầu tư khóc ròng khi lỡ mua đất lúc giá cao, giờ bán lỗ tiền tỷ.
Anh Nguyễn Ngọc Anh (Thanh Trì, Hà Nội) kể, cuối năm 2021, anh lấy tiền tích góp và vay ngân hàng mua 3 mảnh đất của một tỉnh ven Hà Nội, mỗi mảnh rộng 80m2, với giá 2,4 tỷ đồng, tổng 3 mảnh là 7,2 tỷ đồng. Mỗi tháng, anh Ngọc Anh phải xoay xở tiền để trả gốc lẫn lãi cho ngân hàng gần 100 triệu đồng.
Từ sau Tết 2022, do thấy đã đến thời điểm chốt lời, anh Ngọc Anh rao bán mỗi mảnh đất với giá 3 tỷ đồng.
Thời gian mới rao, có vài người hỏi thăm, chủ yếu là “cò” đất. Một vài người thực sự muốn mua để ở nhưng không mua nổi, bởi trả tiền đất xong thì không còn tiền xây nhà.
Nhiều người lỡ “ôm” đất lúc giá cao, giờ lỗ đậm. (Ảnh minh họa)
Do không chịu nổi số tiền gốc và lãi phải trả hàng tháng nữa, anh Ngọc Anh giảm giá mỗi mảnh 200 triệu đồng, rồi 300 triệu đồng nhưng không ai mua. Nhờ phòng giao dịch bất động sản ở địa phương bán giùm cũng không ăn thua.
” Bây giờ tôi đang ôm mảnh đất như “ôm bom”, không biết nó sẽ nổ lúc nào. Tôi chỉ mong bán được giá vốn, tiền lãi ngân hàng xem như mất trắng cũng được. Đây quả thật là kinh nghiệm đau thương khi mua đất với hy vọng làm giàu của tôi“, anh Ngọc Anh nói.
Video đang HOT
Cũng theo anh Ngọc Anh, 3 lô đất anh mua vào lúc thị trường sốt nóng và thời điểm đó có tin đồn sẽ xây một khu đô thị mới ở gần đó, nên giá được đẩy lên quá cao. Tuy nhiên, đến giờ các nhà đầu tư đều biết thông tin về dự án kia chỉ là tin đồn, không có thật, nên kể cả giờ bán đất bằng giá gốc lúc mua cũng khó tìm khách.
Theo các môi giới, anh Ngọc Anh muốn bán được giờ phải giảm giá mạnh, giá thị trường của lô đất này hiện tại chỉ còn 1,7 – 1,8 tỷ đồng. Điều đó đồng nghĩa anh Ngọc Anh chấp nhận bán lỗ 700 triệu đồng mỗi căn.
” Tôi mua đất có nửa năm, giờ đã lỗ tới hơn 2 tỷ đồng. Đây đúng là bài học cay đắng“, anh Ngọc Anh chia sẻ.
Thực tế, câu chuyện nhà đầu tư bốc hơi tiền tỷ khi lao vào cơn sốt đất là không hiếm.
Còn nhớ cơn sốt đất hơn 10 năm trước, nhiều nhà đầu tư cũng méo mặt khi lỡ ôm quá nhiều để nuôi ý định “lướt sóng”.
Ông Nguyễn Văn Hòa, một nhà đầu tư đất Hòa Lạc cách đây hơn 10 năm cho biết: Thời điểm trước năm 2009, đất Hòa Lạc chỉ dao động 500.000 – 700.000 đồng/m2. Ngay cả những lô đất có vị trí đẹp, giá trị cũng chưa tới 3 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, sau khi “sốt” đất xuất hiện, chỉ trong 2 năm (2009 – 2011), giá đất Hòa Lạc tăng gần 10 lần, giá đất trong ngõ tăng lên 5 – 8 triệu đồng/m2, trong khi các lô đất đẹp, mặt đường tăng lên ngưỡng 25 – 30 triệu đồng/m2.
Với tốc độ tăng giá chóng mặt, cuối năm 2010, ông Hòa cũng đã bỏ ra hơn 8,7 tỷ đồng để mua 350 m2 đất nông nghiệp, thuộc xã Thạch Hòa (tương đương 25 triệu đồng/m2).
Tới cuối năm 2011, “bong bóng” Hòa Lạc bắt đầu xì hơi, giá đất tụt dốc không phanh. Với lô đất của ông Hòa, trong vòng chưa đầy 1 năm, giá từ 8 tỷ đồng đã giảm một nửa, xuống 3,9 tỷ đồng. Cay đắng nhìn đất mất giá thê thảm, ông Hòa chấp nhận bán cắt lỗ với mức giá mới.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, hiện nay, đầu tư “lướt sóng” không còn phù hợp. Bởi, thị trường đã ổn định hơn nhiều so với 10 năm trước, rất khó để “lướt sóng”, đánh đâu thắng đó như trước. Bản thân nhà đầu tư cũng đã có kinh nghiệm hơn khi đối phó với các cơn sốt đất. Thay vào đó, xu hướng hiện nay là đầu tư dài hạn và có chiến lược cụ thể theo từng giai đoạn.
Trong giai đoạn này, để đầu tư dài hạn, nhà đầu tư nên chú ý tới nguồn vốn tự có và nên lựa chọn các sản phẩm vừa túi tiền. Nhà đầu tư cần tránh việc sử dụng đòn bẩy tài chính, với tỷ lệ vượt quá 30% giá trị tài sản.
Nếu vượt quá tỷ lệ này, nhà đầu tư sẽ phải vật lộn với các khoản lãi hàng tháng, như vậy việc đầu tư sẽ không mang lại nhiều hiệu quả.
Sốt đất 'xì hơi', nhà đầu tư rao bán cắt lỗ nhưng không ai mua
Có người trả mảnh đất nông nghiệp của anh Trần Văn Tĩnh chênh 500 triệu đồng nhưng sợ bán hớ, anh Tĩnh giữ lại đến giờ bán bằng giá cũng không ai mua.
Anh Trần Văn Tĩnh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, cuối năm 2021, anh mua 1 mảnh đất ven hồ 1.000 m2 ở Thạch Thất với giá 5 tỷ. Mảnh đất này có 20 mét mặt hồ và 100 m2 đất thổ cư.
Anh Tĩnh vừa mua được vài tháng, thì cuối tháng 3/2022 cơn sốt đất ven hồ bùng lên, lô đất của anh Tĩnh được hỏi mua lại với giá chênh 500 triệu đồng so với lúc anh mua. Tuy nhiên, anh Tĩnh sợ bán hớ nên quyết định giữ lại chờ giá lên tiếp.
" Tôi nghĩ lãi 500 triệu đồng là quá ít vì lô đất của tôi có vị trí đẹp, đất ven hồ luôn nên giá ấy bán sẽ bị hớ nhiều. Hơn nữa thị trường có thể sẽ tiếp tục tăng, nên tôi cũng không vội vàng gì", anh Tĩnh chia sẻ.
Nhiều nhà đầu tư sợ bán hớ, bị mắc kẹt khi cơn sốt đất đi qua.
Tuy nhiên, chỉ hơn 1 tháng sau, do gia đình có việc cần tiền gấp, anh Tĩnh đành nhờ các môi giới bán giúp mảnh đất của mình. Mức giá anh gửi bán là 6 tỷ đồng.
Nhưng rao bán cả tháng, lô đất của anh Tĩnh cũng có rất ít khách hỏi, gần như không nhiều người quan tâm.
Theo môi giới, hiện thị trường khá trầm lắng, họ giới thiệu nhiều khách nhưng cũng không mấy ai quan tâm. Thị trường khi có sóng mới đẩy được hàng, còn khi đứt sóng thì giá rẻ cũng chưa chắc bán được, trừ khi giá thật rẻ.
" Dù tôi đã hạ giá 5,5 tỷ như xưa có khách hỏi mua, nhưng đến nay gần 2 tháng rao bán vẫn chưa có người hỏi mua. Giá lúc trước tôi không chần chứ, quyết bán luôn thì giờ thu hồi vốn về làm việc khác", anh Tĩnh chia sẻ.
Giống như anh Tĩnh, chị Lê Thanh Lan cũng mắc kẹt lô đất vườn ở Quốc Oai (Hà Nội). Chị kể, sau 1 tháng mua đất, nhiều khách hàng trả chênh 300- 500 triệu đồng nhưng vì sợ bán hớ nên chị vẫn chưa bán. Đến giờ, gần như không có khách hỏi mua, chị bán bằng giá lúc mua cũng không có ai hỏi.
" Đất vườn thực tế tăng là do môi giới và nhà đầu tư làm sóng, chứ giá trị sử dụng không nhiều. Vì thế, khi môi giới rút đi, thị trường trầm lắng thì có bán rẻ, lô đất của tôi cũng không ai hỏi mua", chị Lan chia sẻ.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội thừa nhận, một số thị trường địa ốc đang có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân là do mức giá ở một số khu vực đang đứng ở mức cao. Mức giá cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính thanh khoản trên thị trường, lượng giao dịch thành công thời gian vừa qua đã ghi nhận sự sụt giảm.
Cũng theo các chuyên gia phân tích, nếu như mức giá cao kéo dài trong một khoảng thời gian, người mua không có, nhà đầu tư phải đứng trước áp lực phải cắt lỗ. Tâm lý người mua hiện tại không còn mạnh tay xuống tiền. Họ có phần cẩn trọng và xem xét, cân nhắc kĩ. Hoặc họ chờ đợi thị trường sụt giảm về giá để vào tiền. Nên những nhà đầu tư đủ khả năng gồng gánh nợ lãi cần chờ đợi thời gian. Còn nhà đầu tư không thể gánh nợ sẽ buộc phải cắt lỗ.
Trót ôm lô đất hoang được nâng giá lên bạc tỷ, nhà đầu tư nhận trái đắng Sau cơn sốt đất điên cuồng tại nhiều địa phương trên cả nước, đến thời điểm hiện tại, giá đất nền đã giảm và giao dịch diễn ra chậm chạp. Anh Trần Đắc Huy (Hải Dương) cho biết, trong cơn sốt đầu năm 2021, anh đã mua 1 mảnh đất trồng cây công nghiệp tại xã Đại Cường (Ứng Hoà, Hà Nội) với...