Olympic Tokyo 2020 lần đầu tiên áp dụng nhận diện khuôn mặt
Ngay cả khán giả nếu muốn đăng ký vé xem Olympic cũng phải gửi kèm hình ảnh khuôn mặt cho ban tổ chức qua website. Từ đó, các máy quét sẽ kiểm tra thẻ ID và xác minh hình ảnh trong điều kiện thực tế trước khi vào sân vận động.
Tokyo 2020 là kỳ Olympic đầu tiên sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt
Thế vận hội mùa đông 2018 diễn ra tại Pyeongchang, Hàn Quốc, chứng kiến màn biểu diễn ánh sáng của hơn 1.200 chiếc drone bay trên bầu trời với nhiều màu sắc độc đáo khác nhau, khiến người xem cảm nhận rõ được tầm ảnh hưởng của công nghệ tới mọi mảng lĩnh vực đời sống.
Tuy nhiên, sự thống trị của công nghệ tại Pyeongchang 2018 sẽ sớm bị vượt qua bởi chính đối thủ “hàng xóm láng giềng” – Nhật Bản. Cụ thể, kỳ Olympic 2020 sắp tới tổ chức tại Tokyo được xác nhận sẽ có sự góp mặt của một trong những công nghệ hiện đại nhất vào thời điểm hiện nay: nhận diện khuôn mặt.
Theo đó, tất cả những thành viên tham dự kỳ Olympic, bao gồm vận động viên, huấn luyện viên, tình nguyện viên, cổ động viên, trọng tài,… đều sẽ qua cửa bằng nhận diện khuôn mặt thay vì các phương thức thông thường.
Ngay cả khán giả nếu muốn đăng ký vé xem Olympic cũng phải gửi kèm hình ảnh khuôn mặt cho ban tổ chức qua website. Từ đó, các máy quét sẽ kiểm tra thẻ ID và xác minh hình ảnh trong điều kiện thực tế.
Việc áp dụng phương pháp này sẽ giảm tải tình trạng tắc nghẽn tại các phòng vé, cũng như hoàn toàn loại bỏ được phương thức vé xem truyền thống.
Tại Tokyo 2020, “nhận diện khuôn mặt” cũng sẽ lần đầu tiên được áp dụng trong thể thức Paralympic Games (thế vận hội dành cho người khuyết tật).
Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên “nhận diện khuôn mặt” được sử dụng trong một kỳ thế vận hội, mặc dù trước đó tại Olympic 2014, hệ thống tương tự đã được sử dụng tại sân bay Sochi.
Tsuyoshi Iwashita, giám đốc điều hành an ninh tại Tokyo 2020, cho biết hệ thống có mục tiêu “ngăn chặn các truy cập trái phép” tại các địa điểm tổ chức sự kiện.
Nhân viên an ninh sẽ vẫn có mặt, nhưng hệ thống sẽ làm cho công việc của họ trở nên dễ dàng hơn. Thay vì việc các nhân viên an ninh phải kiểm tra “từng người một”, công nghệ sẽ quét khuôn mặt của họ, giúp đẩy nhanh quá trình nhập cảnh.
Video đang HOT
Bên cạnh “nhận diện khuôn mặt”, Tokyo 2020 hứa hẹn sẽ là sân khấu lớn cho các giải pháp, dịch vụ công nghệ được triển khai nhằm quảng bá hình ảnh của đất nước “xứ sở mặt trời mọc” bên cạnh những vòng thi đấu gay cấn, căng thẳng.
Theo dan tri
Hơn 50 nghìn đã mua được pin dự phòng nhỏ bằng cái móc khóa nhưng liệu có đáng tin?
Các cụ bảo "của rẻ là của ôi", và viên pin dự phòng giá chỉ 55.000 đồng này chính là minh chứng hùng hồn nhất.
Hầu hết các mẫu pin dự phòng thường có giá không rẻ cho lắm, ít nhất cũng phải 200.000 đến 400.000 đồng cho dung lượng từ 5000 - 10.000mAh. Thế nhưng, trên thị trường đến giờ vẫn tràn lan các loại pin dự phòng dung lưọng thấp với giá rẻ như cho, chỉ khoảng 100.000 đồng hoặc thấp hơn nữa. Ví dụ điển hình có thể nhắc tới viên pin dự phòng Powerbank A5 dung lượng 2600mAh tôi vừa lỡ tay mua này.
Sạc dự phòng dung lượng 2600mAh giá chỉ 55 ngàn đồng?
Vẻ ngoài nhỏ gọn dễ thương đáng yêu của nó dễ khiến nhiều người muốn đặt mua ngay lập tức, nhất là khi mức giá chỉ vài chục ngàn đồng, bằng một bữa ăn trưa hay cốc sữa tươi trân châu đường đen size M mà thôi.
Phía dưới có kha khá đánh giá 5 sao với nhiều lời khen ngợi nhưng chẳng rõ có phải review giả không?
Nhìn qua thông số nữa vấn thấy khá ấn tượng đây. Nào là dung lượng 2600mah, nguồn ra tối đa 5V/1A đủ sạc cho iPhone và kích thước chỉ thì vài cm mỗi chiều nên còn được quảng cáo là dùng như móc chìa khóa
Kỳ vọng thì nhiều nhưng vừa mở hộp ra là muốn thất vọng bấy nhiêu, không chỉ quy cách đóng hộp, bề ngoài mà còn cả chất lượng bên trong.
Tôi đã đặt hàng hai cục pin loại này qua một shop trên Lazada, mức giá khuyến mãi từ 96.000 đồng xuống còn 55.000 đồng, tương đương giảm tận 43%. Nghe thì tưởng là món hời, nhưng không...
Vỏ hộp của cả hai đều đã nát bét, một thì mất tem niêm phong, một thì có dán băng keo của Vietnampost vì lý do nào đó. Bên trong là hai thỏi pin trông còn mới nguyên và may là vẫn đủ phụ kiện gồm 1 cáp microUSB ngắn (chỉ hỗ trợ sạc) và một dây móc khóa vải dù đồng màu.
Vỏ hộp rách nát, đã bị bóc nhìn là muốn bỏ đi...
Lời quảng cáo trên vỏ thì hay lắm, không biết dùng thì như thế nào đây?
Điểm thất vọng thứ 2 nằm ở cổng USB. Cổng này ở cả hai cục sạc đều đã chuyển màu vàng ố trông rất ghê, một trong hai còn sứt sẹo và bẩn hơn nữa, khiến tôi nghĩ ngay rằng mình đã nhận phải hàng "dởm", qua sử dụng từ rất lâu rồi và được "mông má" lại với bộ vỏ mới.
Dù bên ngoài trông còn mới nguyên, không có dấu hiệu gì là dùng rồi nhưng...
Cổng sạc đã ngả màu cháo lòng và sứt sẹo như đã bị cắm "nát" rồi.
Cũng may vẫn có đủ phụ kiện như quảng cáo.
Lồng dây vào là dùng như móc chìa khóa được...
... nhưng cũng hơi bị to nên chỉ để vào túi xách là hợp chứ để túi quần thì khó lắm.
Thời gian sạc cho hai cục pin này thì cực kì lâu, mất khoảng 1.5 - 2 giờ và đèn báo cũng bị lỗi, nhấp nháy liên tục dù đã đầy . Cũng may là chúng không nóng lên khi đang sạc, nếu không có lẽ tôi phải vứt ngay kẻo lỡ nó phát nổ thì lại tiền mất tật mang.
Cảm thấy không ổn lắm về chất lượng nhưng tôi vẫn thử sạc với vài chiếc điện thoại xem sao.
Đầu tiên là với một chiếc iPhone SE với dung lượng pin chỉ 1600mAh. Hẳn là mọi người sẽ nghĩ cục pin dự phòng 2600mAh sẽ sạc đầy được một chiếc iPhone cỡ nhỏ như thế này, nhưng sự thật thì khác xa.
Cục pin 2600mAh nhưng chỉ sạc được có chưa đến 20% cho một chiếc iPhone SE bé xíu.
Mới cắm sạc được khoảng 30 phút là cục pin đã cạn, và chiếc iPhone thì nạp được từ 74% lên 91% pin, tức là khoảng 17%. Con số này hẳn là không thể làm bất kì ai thấy dùng được chứ đừng nói là hài lòng.
Thử nghiệm sạc với chiếc Meizu M6s có pin 3000mAh, hiệu suất của cục pin dự phòng này còn thảm bại hơn khi chỉ sạc được trong 20 phút là cạn sạch. Dung lượng pin của điện thoại cũng chỉ tăng đúng 13%, không đủ để máy hoạt động tiếp trong một tiếng.
Một điểm cộng nhỏ xíu xiu của cục pin là nguồn ra "suýt" được như quảng cáo, đạt khoảng 800 - 900mAh khi còn đầy. Song, với tốc độ sạc thực tế siêu chậm và kém ổn định thì nguồn ra có là bao nhiêu cũng chẳng thể bù lại cho sự lo lắng về ảnh hưởng của nó đến điện thoại.
Kết
Thấy rẻ đến mấy thì cũng đừng đụng vào món này nhé các bạn.
Dù có thấy đẹp mắt, dễ thương và rẻ đến mấy thì bạn cũng không nên mua loại pin sạc này chút nào. Ngoài việc không hoạt động đúng như quảng cáo thì bạn có thể gặp nhiều vấn đề khi nhận được hàng đã cũ, chất lượng không đồng đều và có thể còn nguy hiểm khi sử dụng. Nếu vừa lỡ mua, đừng ngại gửi yêu cầu gửi trả hàng càng sớm càng tốt, may ra thì lấy lại được số tiền mình chi mà mua cốc trà sữa uống còn sướng hơn.
Theo: Genk
Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên cấm mạng di động trên điện thoại Cơ quan quản lý dịch vụ viễn thông Ấn Độ, (viết tắt là TRAI), vừa giới thiệu một số sửa đổi dành cho chính sách phát triển dịch vụ viễn thông, qua đó tập trung vào việc cắt giảm các cuộc gọi và tin nhắn 'rác' (spam) trong nước. Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên cấm mạng 2G, 3G, 4G...