OIC chính thức đình chỉ tư cách thành viên của Syria
OIC hy vọng quyết định này góp phần ngăn chặn không để tình hình bạo lực leo thang.
Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) gồm 57 thành viên vừa đình chỉ tư cách thành viên của Syria. Đây là tuyên bố do ông Ekmeleddin Ihsanoglu, Chủ tịch OIC đưa ra hôm nay (16/8).
Hội nghị Cấp cao của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo diễn ra trong 2 ngày 14, 15/8 đã nhất trí đình chỉ tư cách thành viên của Syria khỏi tổ chức này (Ảnh: AFP)
Trong tuyên bố được đưa ra khi kết thúc cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo tại Mecca, Saudi Arabia, đại diện các nước thành viên đã nhất trí cần phải chấm dứt ngay lập tức các hành động bạo lực tại Syria và đình chỉ tư cách thành viên của nước này trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.
Tuyên bố cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng thảm sát và các hành động vô nhân đạo mà người dân Syria đang phải chịu đựng. Ông Ekmeleddin Ihsanoglu nhấn mạnh, thế giới Hồi giáo ủng hộ một giải pháp hòa bình tại Syria, muốn chấm dứt tình trạng đổ máu hiện nay và ngăn chặn không để tình hình hiện nay leo thang thành một cuộc xung đột tôn giáo và ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực.
Video đang HOT
Hội nghị khẩn cấp của Tổ chức Hồi giáo lớn nhất thế giới diễn ra từ ngày 14/8 để thông qua đề xuất của Ngoại trưởng các nước thành viên về việc gia tăng áp lực đối với chính quyền Syria nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng đã kéo dài 17 tháng tại nước này.
Trước đó, Iran đã lên tiếng phản đối việc đình chỉ tư cách thành viên của Syria tại Tổ chức Hợp tác Hồi giáo vì cho rằng việc này không thể giải quyết tình hình bạo lực tại nước này./.
Theo VOV
Homs - Sự sống đang bị cắt bỏ
CNN đã dẫn lời các bác sĩ của thành phố Homs (Syria) làm tiêu đề bài viết để miêu tả về cảnh chết chóc đang diễn ra tại đây khi các cuộc bạo loạn đổ máu vẫn không dừng lại.
Đổ máu vô nhân đạo
Vị bác sĩ có tên là Ali làm việc trong một cơ sở y tế ở khu vực Baba Amr của thành phố Homs cho biết, mỗi ngày, trung tâm phải đón nhận bệnh nhân từ lúc mặt trời chưa mọc, cho đến lúc mặt trời đi ngủ vẫn còn phải chạy đua để cứu chữa những người bị thương. Hàng trăm nạn nhân vào đây mỗi ngày chủ yếu bị thương ở đầu, tay và ngực do trúng đạn...
Các bệnh viện ở Homs đã quá tải khi người thương vong ngày càng tăng.
Những gì ở nơi Ali làm việc có chỉ là băng, gạc, và kim khâu. Bác sĩ Ali miêu tả, Homs, thành phố lớn thứ ba của Syria, vốn nổi tiếng với cảnh đẹp của những công viên đầy cây lá và những quán cà phê ven đường, giờ đang biến thành chiến trường hoang tàn do các cuộc nổi dậy.
Theo thống kê của các nhà hoạt động ở Syria, tính đến ngày 11.2, đã có khoảng 400 người thiệt mạng tại Homs. Các nhóm hoạt động nhân quyền cho biết tại nước này đã có hơn 7.000 thường dân bị thiệt mạng. Những xác chết này thậm chí không được chôn cất tại nghĩa trang. Họ được bọc trong những tấm chăn và chôn ngay tại các khu vườn nhà dân.
"Những tay súng bắn tỉa hiện diện trên mọi nóc nhà ở Baba Amr. Bất kỳ thứ gì di chuyển cũng là mục tiêu bị bắn hạ. Sự sống bị cắt bỏ hoàn toàn và nơi đây trở thành thành phố của những bóng ma" - Abu Muhammad Ibrahim, một nhà hoạt động tại Homs miêu tả.
Tổng thống Mỹ Obama đã lên án các cuộc tấn công của lực lượng an ninh ở nhiều nơi trong thành phố Homs là "sự đổ máu vô nhân đạo". Ngày 10.2, Đại sứ Mỹ tại Syria, ông Robert Ford đã đăng tải một tin nhắn trên Facebook của Đại sứ quán Mỹ ở Damas lên án "việc sử dụng vũ khí hạng nặng... nhằm vào khu vực dân cư lân cận" tại thành phố Homs, điều mà ông gọi là "một sự suy thoái mới của chế độ Assad".
Mỹ sẽ can thiệp quân sự?
Theo các nguồn tin báo chí địa phương ngày 11.2, các lực lượng an ninh và quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad đã gần đập tan được lực lượng nổi dậy chống chính quyền. Theo đó, quân đội Syria đang tấn công những ổ kháng cự cuối cùng của lực lượng nổi dậy, nhất là tại thành phố lớn thứ ba Syria-Homs. Khả năng bùng phát các cuộc đụng độ vẫn có thể xảy ra.
Các chính khách hàng đầu của Mỹ đã công khai kêu gọi trang bị vũ khí cho quân đội Syria tự do (FSA), một lực lượng gồm toàn những người Sunni đang trú chân tại Thổ Nhĩ Kỳ, và đang nhận được sự tài trợ và hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xê út và Qatar.
Tuy nhiên, trái với nguồn tin trên, mạng tin "Nghiên cứu toàn cầu" ngày 11.2 cho rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lập kế hoạch cho việc can thiệp quân sự tại Syria. Theo các nguồn tin lần đầu tiên chính thức thừa nhận kế hoạch trên, một cuộc tấn công quân sự sẽ được Mỹ phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ, các nước vùng Vịnh và các thành viên NATO khác.
Kế hoạch này đang được Bộ Chỉ huy trung tâm Lầu Năm Góc mô tả là cuộc "xem xét nội bộ" để Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục giả bộ rằng Nhà Trắng vẫn đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao.
Sự giả bộ trên là quan trọng vì sự can thiệp quân sự nhiều khả năng sẽ được thực hiện thông qua các nước Trung Đông, trong khi Mỹ và NATO sẽ hỗ trợ không lực. Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia thuộc Liên đoàn Arập, dẫn đầu là Arập Xêút và Qatar không muốn bị coi là những "con rối" của Mỹ, điều đòi hỏi Mỹ phải giấu giếm hoàn toàn sự can dự của họ.
Theo Dân Việt
Mỹ nỗ lực khiến ông Assad từ chức Một số nhà quan sát quốc tế coi cuộc chiến tại Aleppo là một bước ngoặt lớn trong cuộc xung đột Syria Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Patrick Ventrell, Mỹ đang tiếp tục nỗ lực để Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức. "Tình hình hiện nay rất nghiêm trọng, chúng ta đang chứng kiến các cuộc tấn công bạo...