OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước Anh xuống còn 1%
Với vị trí quan trọng là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới và thứ 2 tại EU, sự suy giảm của kinh tế Anh cũng tác động trực tiếp kinh tế toàn cầu.
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước Anh xuống còn 1%. Ảnh: sprnews.com.vn
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) hạ dự báo nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước Anh trong năm tới xuống còn 1%, do việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới này.
Vào tháng Sáu, thời điểm trước khi nước Anh tiến hành trưng cầu dân ý về việc ở lại hay rời khỏi ngôi nhà chung châu Âu, OECD dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 2% trong năm 2017.
Tuy nhiên, trong dự báo mới nhất công bố ngày 21/9, OECD cho rằng khó có khả năng nước Anh đạt mức tăng trưởng trên.
Video đang HOT
Với vị trí quan trọng là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới và thứ 2 tại EU, sự suy giảm của kinh tế Anh cũng tác động trực tiếp kinh tế toàn cầu.
OECD dự báo kinh tế thế giới năm nay tăng trưởng 2,9%, và tăng 3,2% trong năm 2017. OECD cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của 19 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu xuống còn 1,4% trong năm 2017, so với mức ước tăng 1,5% trong năm nay.
Thủ tướng Vương quốc Anh Theresa May mới đây cũng đã cảnh báo kinh tế Anh sẽ chịu tác động bất lợi từ việc cử tri nước này lựa chọn phương án rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu vừa qua. Bà May cho hay London sẽ tiếp tục theo sát các số liệu kinh tế trong những tháng tới trước khi đưa ra các chính sách tài khóa để đối phó vào cuối năm nay.
Mặc dù London đang ghi nhận nhiều tín hiệu kinh tế khác nhau và phản ứng của nền kinh tế đối với Brexit là không tồi tệ như dự đoán, nhưng chắc chặng đường sắp tới của “con tàu kinh tế Anh” sẽ không bằng phẳng.
Theo BNews
Thiếu kỹ năng và kiến thức cơ bản không được học đại học
OECD khuyến cáo một ưu tiên hàng đầu của giáo dục là phải cải thiện các tiêu chuẩn giáo dục, trong đó chú ý giáo dục kỹ năng và kiến thức cơ bản cho học sinh, sinh viên.
Các trường đại học không được tuyển các học sinh thiếu kỹ năng và kiến thức cơ bản vào làm sinh viên, đây là khuyến cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong một báo cáo mới được công bố ngày 28-1.
Báo cáo ra kết luận dựa vào một khảo sát quốc tế về tình trạng thiếu kỹ năng và kiến thức cơ bản của học sinh, sinh viên 34 nước thành viên thực hiện năm 2012.
Sinh viên trong một kỳ thi. Ảnh: THE MIRROR
OECD cho rằng thời gian học ở trường đại học chỉ lãng phí tiền của và không phù hợp với các học sinh này. Những sinh viên này nếu có ra trường được thì hạn chế, kém kỹ năng và kiến thức cơ bản cũng khiến họ không đủ năng lực làm việc.
Báo cáo chỉ ra tại Anh cứ 10 sinh viên thì có một sinh viên thiếu kỹ năng và kiến thức cơ bản, gần gấp đôi mức trung bình các nước thuộc OECD. 7% số sinh viên 20-34 tuổi thiếu kiến thức cơ bản - chẳng hạn nhìn vào đồng hồ hiển thị mức xăng trên xe mà không đo lường được bình còn bao nhiêu xăng, 3,4% thiếu các kỹ năng cơ bản - chẳng hạn không hiểu được chỉ dẫn cách dùng trên một chai thuốc.
1/3 số học sinh, sinh viên tuổi 16-19 thiếu kỹ năng và kiến thức cơ bản, nhiều gấp ba các nước Phần Lan, Nhật, Hàn Quốc, Hà Lan. 1/5 sinh viên Anh tốt nghiệp có thể xử lý các vấn đề đơn giản nhưng nếu nó phức tạp hơn thì lại chịu thua.
Anh có số sinh viên tốt nghiệp nhiều hơn nhiều nước khác nhưng lượng sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng và kiến thức cơ bản cũng nhiều hơn nhiều nước khác. Khoảng chín triệu cựu sinh viên đã đi làm ở Anh là thiếu kỹ năng và kiến thức cơ bản.
Báo cáo nhận xét về kiến thức cơ bản, sinh viên Anh thua sinh viên Áo, Ireland, Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha. Báo The Mirror (Anh) cho rằng sinh viên Anh thuộc hàng dốt nhất trong số các nước phát triển.
OECD cảnh báo tình trạng sinh viên thiếu kỹ năng và kiến thức cơ bản sẽ kéo thấp năng lực làm việc của họ. Một ưu tiên hàng đầu của giáo dục các nước là phải cải thiện các tiêu chuẩn giáo dục, trong đó chú ý giáo dục kỹ năng và kiến thức cơ bản cho học sinh, sinh viên.
OEDC cho rằng ngăn các trường nhận vào các sinh viên kém kỹ năng và thiếu kiến thức toán cơ bản sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Cũng theo OEDC, cho phép các trường đại học dỡ bỏ chỉ tiêu tuyển sinh là tạo điều kiện cho các trường nhận vào sinh viên kém kỹ năng và kiến thức cơ bản.
OECD khuyến cáo các sinh viên thiếu kỹ năng và kiến thức cơ bản một khi được tuyển vào đại học cần có ý thức nâng cao kỹ năng và kiến thức cơ bản. Các trường ngoài đào tạo chuyên môn cũng cần có biện pháp giúp sinh viên nâng cao kỹ năng và kiến thức cơ bản.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
7 dự đoán về kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 Tờ Los Angeles Times (Mỹ) vừa có bài viết trích dẫn phân tích của các chuyên gia để đưa ra 7 dự đoán về diễn biến kinh tế Trung Quôc trong năm 2016. Quốc kỳ Trung Quôc tại một chung cư ở Bắc Kinh - Anh: AFP Các nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế đang trở nên bớt lạc quan về...