Ocean Group giảm 111 tỷ lợi nhuận sau kiểm toán
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất nửa đầu năm của Ocean Group trên báo cáo tài chính đã kiểm toán chỉ đạt 128 tỷ đồng, thấp hơn 111 tỷ so với số liệu tự lập.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã soát xét của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp chênh lệch lớn so với con số trong báo cáo tự lập trước đó.
Ocean Group hiện kinh doanh các lĩnh vực bất động sản, khách sạn, đầu tư tài chính, thực phẩm. Trong mảng thực phẩm, tập đoàn này sở hữu 2 thương hiệu lâu đời là Kem Tràng Tiền và Givral.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm của Ocean Group trên báo cáo tài chính đã kiểm toán chỉ đạt 128 tỷ đồng. Trong khi đó, báo cáo do doanh nghiệp tự lập ghi nhận mức lãi lên tới 239 tỷ đồng, cao hơn 111 tỷ đồng.
Lý do lợi nhuận của ông chủ Kem Tràng Tiền “bốc hơi” cả trăm tỷ đồng sau kiểm toán là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 68 tỷ lên 180 tỷ đồng. Ocean Group phải trích lập bổ sung dự phòng đối với khoản công nợ phải thu sau khi đánh giá lại việc bù trù với nghĩa vụ phải trả của công ty cho đối tác.
Video đang HOT
Tập đoàn cho biết việc lập dự phòng bổ sung sẽ đảm bảo tính thận trọng hơn theo các nguyên tắc kế toán và phù hợp với tình hình thực tế của các khoản công nợ này.
Dù sụt giảm gần 50% lợi nhuận sau kiểm toán, kết quả kinh doanh của Ocean Group vẫn tích cực hơn nhiều so với mức lỗ 22 tỷ đồng cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2019. Tập đoàn này thoát lỗ nhờ khoản thu 272 tỷ đồng từ hoạt động tài chính sau khi thoái vốn tại một số công ty con hoạt động không hiệu quả.
Tuy nhiên, khoản lợi nhuận trên thấp hơn nhiều so với mức lỗ lũy kế hơn 2.700 tỷ đồng của Ocean Group đến cuối tháng 6. Đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, khoản lỗ lũy kế lớn cùng với các vấn đề ngoại trừ liên quan đến những khoản phải thu không thể đánh giá khả năng thu hồi “cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty”.
Giải trình về ý kiến của kiểm toán, Ocean Group cho biết tập đoàn đang chủ trương thoái vốn, chuyển nhượng ở một số dự án và tích cực thu hồi các khoản công nợ. Do đó, Ocean Group đánh giá báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục là phù hợp.
Ocean Group từng là một trong những tập đoàn có tốc độ tăng trưởng “thần tốc” tại Việt Nam. Thành lập năm 2007 với vốn điều lệ chỉ 10 tỷ đồng nhưng sau 4 năm, tập đoàn đã tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng.
Đây cũng là tập đoàn gắn với tên tuổi của ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ocean Group và Ocean Bank trước khi ông vướng vòng lao lý và bị bắt vào tháng 10/2014.
Sau biến cố này, kết quả kinh doanh của Ocean Group đi xuống nghiêm trọng. Năm 2014, tập đoàn lỗ sau thuế hơn 2.500 tỷ đồng. Năm 2015, Ocean Group có lãi 680 tỷ nhưng 2 năm sau đó lại lỗ nặng 470-790 tỷ đồng. Năm 2018-2019, tập đoàn ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn, lần lượt đạt 59 và 80 tỷ đồng.
Chỉ hơn 10% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự, đại hội cổ đông của Ocean Group bất thành
Ngày 20/6, CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, HoSE: OGC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 nhưng bất thành do chỉ có 31 cổ đông đại diện cho hơn 10% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội.
Do đó, đại hội đồng cổ đông của CTCP Tập đoàn Đại Dương không đủ điều kiện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự nên không được tiến hành.
Theo đó, Đại hội của Ocean Group sẽ được tiến hành lần hai. Theo tờ trình, OGC sẽ trình cổ đông một số vấn đề quan trọng như phân phối lợi nhuận năm 2019; thay đổi tên Công ty và thay đổi trụ sở chính; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty...
Ocean Group trình phương án đổi tên Công ty thành CTCP Tập đoàn OGC.
Ocean Group đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu dự kiến 1.008,56 tỷ đồng, giảm 21,81% so với kế hoạch chưa điều chỉnh (1.289,85 tỷ đồng). Ngược lại, công ty tăng 45,5% về mục tiêu lợi nhuận trước điều chỉnh, lên 207,55 tỷ đồng.
Trong khi đó, kết thúc quý 1/2020, Ocean Graoup ghi nhận doanh thu thuần đạt 147 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong kỳ Ocean Group thu về 257 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính cao gấp hơn 10 lần cùng kỳ, nên lợi nhuận sau thuế đạt gần 220 tỷ đồng, gấp hơn 34 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
2019 là năm thứ 2 liên tiếp Công ty có kết quả kinh doanh có lãi trên báo cáo tài chính hợp nhất nhưng trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ lại có kết quả lỗ và chưa bù đắp được các khoản lỗ luỹ kế của các năm trước. Theo đó, Công ty chưa đủ điều kiện để thực hiện chia cổ tức do đang lỗ luỹ kế trên báo cáo tài chính.
Ocean Group có các dự án nổi bật như Toà nhà Star City Lê Văn Lương (Tập đoàn đang hỗ trợ chủ đầu tư nghiệm thu đưa dự án vào sử dụng, đủ điều kiện làm sổ đỏ cho khách hàng, từ đó thu hồi số tiền nợ tại dự án này khoảng 20 tỷ đồng); Dự án 25 Trần Khánh Dư (dự án quy mô 900 tỷ đồng hiện vẫn dừng triển khai); Dự án Lega Fashion House (tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, đang thương thảo để tiếp tục phát triển); Dự án Công viên hồ điều hoà Nam Trung Yên (tổng mức đầu tư ban đầu 1.600 tỷ đồng, đang đề xuất phương án thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư, tạo điều kiện chuyển nhượng dự án); Dự án Toà nhà hỗn hợp văn phòng và chung cư Lê Văn Lương (tổng mức đầu tư dự kiến 1.400 tỷ đồng, chưa thể triển khai và đang có hướng chuyển cho đối tác)...
Về thu hồi công nợ và thanh toán nợ, HĐQT đã phê duyệt các chủ trương bán nợ, đàm phán với đối tác với giá trị thu hồi khoảng 30% giá trị khoản nợ nhưng cũng không thu hồi được và không có đối tác mua nợ. Công ty đã thực hiện khởi kiện một số đối tác, nhưng số tiền thu hồi được không đáng kể so với khoản nợ, việc thi hành án kéo dài, không hiệu quả.
Dự kiến tại Đại hội, Ban lãnh đạo Công ty đề xuất thông qua phương án giao và uỷ quyền cho HĐQT xem xét, quyết định việc xoá nợ, bán các khoản nợ xấu đã lập dự phòng và có tuổi nợ trên 3 năm theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2019 trong năm 2020 và các năm tiếp theo.
Trong đó, các khoản nợ phải thu ngắn hạn đã lập dự phòng khoảng 2.158 tỷ đồng và các khoản phải thu dài hạn đã lập dự phòng khoảng 525 tỷ đồng.
Năm 2019, Công ty chưa hoàn thành kế hoạch đã đặt ra chủ yếu do việc tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Khách sạn và dịch vụ Đại dương (OCH) dẫn đến tăng khoản trích lập dự phòng các khoản lỗ luỹ kế tại Công ty này. Một số khoản nợ khó đòi đã trích lập dự phòng chưa thu hồi được theo kế hoạch nên chưa hoàn nhập được dự phòng trong năm.
Đột biến lợi nhuận OCG thời hậu Hà Văn Thắm, đại hội lần 1 bất thành Ghi nhận gần 200 tỷ lợi nhuận trong khi các DN khác trầy trật vì dịch bệnh, những đột biến tại Ocean group thời điểm này gây sự chú ý khi hé lộ loạt thay đổi đầy tham vọng Sáng ngày 20/6/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 tại...