OCB đạt 1.864 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 ghi nhận 575 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1.864 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý II/2020 của OCB tăng gần 13% so cùng kỳ, lên mức 1.123 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng khá gần 63% lên 183 tỷ đồng. Kinh doanh ngoại hối tăng 15% khi đạt gần 36 tỷ đồng.
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh gấp 2,7 lần khi đạt 2,5 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác ghi nhận 85 tỷ đồng, tăng 23%. Chỉ riêng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 32% về còn 144 tỷ đồng.
OCB ghi nhận 1.575 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động trong quý 2/2020, tăng gần 11% so cùng kỳ.
Sau khi trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gần 288 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,3%, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt trên 575 tỷ đồng trong quý 2/2020; lợi nhuận sau thuế của OCB đạt gần 606 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ (sau khi trừ 151 tỷ đồng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp).
Video đang HOT
Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế của OCB là hơn 1.864 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của OCB ghi nhận 1.491 tỷ đồng, tăng khá gần 67% so cùng kỳ.
Mục tiêu lợi nhuận 2020 của OCB là 4.400 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2019. Theo lãnh đạo OCB, năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016-2020.
Do đó, Ngân hàng đề ra mục tiêu tham vọng hơn với mục tiêu tăng trưởng 25% đối với chỉ tiêu hoạt động (trong điều kiện cơ quan quản lý chấp thuận giới hạn tăng trưởng tín dụng như kỳ vọng), tỷ lệ CIR kiểm soát dưới 37%.
Để đạt được mục tiêu này, OCB đề ra kế hoạch đạt 103,284 tỷ đồng tổng huy động thị trường 1 và 90,549 tỷ đồng tổng dư nợ thị trường 1 (trên cơ sở phê duyệt của NHNN), lần lượt tăng 21% và 25% so với thực hiện năm 2019.
Tổng tài sản đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 27% và vốn điều lệ dự kiến đạt 11.275 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2019. Mục tiêu tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Với kế hoạch lợi nhuận trên, OCB dự kiến mức cổ tức 2020 từ 25 – 27%/năm, trong khi cổ tức năm 2019 dự kiến trả bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%.
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của OCB tăng thêm 6.238 tỷ đồng lên mức 124.398 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 77.315 tỷ đồng, tăng 8,7% so đầu kỳ. Tiền gửi khách hàng cũng tăng 8,8% khi đạt 75.264 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ vay, nợ xấu của OCB tăng gần 15% lên mức 1.491 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,8% của đầu kỳ lên 1,9%.
BIDV giảm lợi nhuận, tăng dự phòng mùa Covid-19
BIDV đang chấp nhận giảm lợi nhuận để gia tăng "bộ đệm" dự phòng nợ xấu, trong bối cảnh hệ lụy từ dịch Covid-19 còn phức tạp và khó lường.
BIDV giảm lợi nhuận, tăng dự phòng mùa Covid-19
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 vừa được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) công bố cho thấy, lợi nhuận lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 của ngân hàng này đạt 4.454 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự suy giảm này không nằm ngoài xu hướng chung của ngành trong bối cảnh các ngân hàng chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 từ nhiều phía.
Như trường hợp của BIDV, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế suy giảm khiến dư nợ cho vay của ngân hàng này chỉ tăng 2% trong nửa đầu năm nay. Cùng với các biện pháp giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, đồng thời việc các khoản nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN không được ghi nhận lãi dự thu đã khiến thu nhập lãi (biểu thị doanh thu thuần mảng tín dụng) của BIDV chỉ tăng 3,4%.
Trong khi đó, chi phí lãi (biểu thị giá vốn của mảng tín dụng) lại tăng tới 10,3% (một phần do chi phí trả lãi trái phiếu tăng vốn cấp 2 tăng mạnh) đã khiến chênh lệch thu nhập lãi - chi phí lãi, hay thu nhập lãi thuần, từ mảng tín dụng giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống gần 16.100 tỷ đồng.
Bù đắp cho sự suy giảm nguồn thu tín dụng, các hoạt động phi tín dụng đem về cho BIDV tổng cộng gần 6.000 tỷ đồng lãi thuần trong nửa đầu năm nay, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do sự khởi sắc ở mảng mua bán chứng khoán đầu tư và mua bán chứng khoán kinh doanh.
Như vậy, tổng thu nhập hoạt động của BIDV đạt trên 22.000 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,8% so với 6 tháng đầu năm 2019. Trừ chi phí hoạt động và chi phí dự phòng, lợi nhuận trước thuế còn lại 4.454 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, như đã đề cập phía trên.
Một trong những thành quả đáng chú ý nhất của BIDV trong nửa đầu năm nay là việc ngân hàng này đã tất toán toàn bộ trái phiếu tại VAMC. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất cuối tháng 6/2020 của BIDV ở mức 2%, tương đương tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2019 (tính cả nợ xấu tại VAMC).
Trong kỳ, nhờ vẫn tiếp tục giữ lượng trích lập dự phòng ở mức cao, trên 10.000 tỷ đồng, nên số dư dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tính đến cuối tháng 6/2020 của BIDV tăng mạnh lên mức trên 18.200 tỷ đồng (nửa đầu năm, ngân hàng dùng 4.485 tỷ đồng dự phòng để xóa nợ xấu). Điều này đã giúp BIDV nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng/nợ xấu) lên mức 80%, từ mức 64% cuối năm 2019.
Tựu trung, BIDV đang chấp nhận giảm lợi nhuận để gia tăng "bộ đệm" dự phòng nợ xấu, trong bối cảnh hệ lụy từ dịch Covid-19 còn phức tạp và khó lường.
Cơ cấu thu nhập ngân hàng có sự dịch chuyển Hệ thống ngân hàng đã và đang có những giải pháp để giảm thiểu việc lệ thuộc vào hoạt động cho vay, tăng thu từ phi tín dụng. Nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020. Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm, phần lớn ngân hàng có tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tiếp tục ghi...