ộc tố gây chết người ẩn giấu trong hoa
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 350.000 loài thực vật có hoa và hầu hết trong số chúng là những loài hoa đẹp, không gây hại nhưng có một số ít mang trên mình vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút nhưng lại ẩn chứa những độc tố có thể gây chết người.
Ảnh minh họa: Internet
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 350.000 loài thực vật có hoa và hầu hết trong số chúng là những loài hoa đẹp, không gây hại nhưng có một số ít mang trên mình vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút nhưng lại ẩn chứa những độc tố có thể gây chết người.
Hoa Kalmia Latifolia – Nguyệt quế núi
Hoa Kalmia Latifolia thường được gọi là nguyệt quế núi, có màu hồng tinh tế hoặc màu trắng, thường nở vào cuối mùa xuân. Đây là loài hoa đặc trưng của vùng Pennsylvania và bang Connecticut (Mỹ). Nó cũng mọc ở khắp miền Đông Hoa Kỳ.
Nhưng ẩn giấu bên trong vẻ đẹp lộng lẫy ấy, hoa nguyệt quế núi lại chứa hai độc tính andromedotoxin và arbutin có thể gây chết người. Với liều lượng cao, chất độc của loài hoa này gây ra hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW).
Đây là hội chứng có thể gặp ở người bình thường mắc bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng. Chất độc andromedotoxin khiến một phần trái tim đập nhanh hơn và một phần đập chậm dưới mức cho phép dẫn đến nguy cơ tử vong. Ở liều lượng thấp, người bệnh có triệu chứng nôn, khoảng 1 tiếng sau sẽ có hiện tượng khó thở và mất khả năng sử dụng cơ bắp, dần dần rơi vào trạng thái hôn mê.
Hoa Jacobaea Vulgaris – Cúc dại
Đây là một loài hoa dại khá phổ biến ở Anh, là một phần quan trọng của hệ sinh thái bản địa. Có khoảng 80 loại côn trùng hấp thụ dinh dưỡng từ loài hoa cúc dại này.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận có khoảng 8 chất độc có chứa trong hoa cúc dại và 10 loại chất độc khác. Các chất độc này không nhanh chóng bị loại khỏi cơ thể mà chúng tích tụ trong gan dẫn đến xơ gan – tình trạng các tế bào khỏe mạnh biến đổi thành các mô xơ và không thể hoạt động bình thường khiến chức năng gan bị suy giảm.
Các triệu chứng khi trúng phải độc tố của loài hoa này: mù lòa, đau bụng và mắt chuyển sang màu vàng. Mật ong và sữa của những con dê ăn hoa cúc dại cũng có chứa thành phần của độc tố, thậm chí chất độc còn thấm qua da tay của những người nông dân khi phải tiếp xúc với chúng.
Hoa Veratrum – Lê lư hoa trắng
Loài hoa này được tìm thấy chủ yếu trên các ngọn núi ở Bắc bán cầu, có hình dáng xoắn ốc tuyệt đẹp, hoa màu trắng, hình trái tim. Loài hoa này thường được trồng để trang trí do lá của chúng rất đẹp, tuy nhiên nó lại độc hại chết người từ cánh hoa, nhụy hoa và đến cả rễ cây.
Triệu chứng đầu tiên khi ngộ độc veratrum là sau khoảng 30 phút, bụng sẽ lên cơn đau quặn thắt dữ dội, chất độc ngấm vào máu và tác động lên kênh natri trong cơ thể. Khi kênh ion natri mở ra, các natri sẽ tràn qua dây thần kinh, kích thích tế bào hoạt động dẫn đến cơ bắp co thắt. Do cơ thể không kịp phản ứng lại nên tim sẽ rối loạn nhịp, toàn thân co giật. Cuối cùng, chất độc sẽ gây ra cơn đau tim hoặc hôn mê.
Hoa Colchicum Autumnale
Hoa Colchicum Autumnale hay còn gọi là báo vũ, thu thủy tiên, huệ đất hay nghệ tây mùa thu vì có bề ngoài khá giống với cây nghệ tây và chỉ nở hoa vào mùa thu. Loài hoa này có chứa chất độc colchicine, gây chết người tương tự như ngộ độc thạch tín (asen) và không có thuốc giải độc.
Video đang HOT
Hoa Laburnum – Hoa kim tước
Loài hoa Laburnum được từ điển tiếng Việt dịch là hoa kim tước, loài hoa này có chứa chất hóa học cytisine. Ở liều thấp, cytisine không có hại, thậm chí giúp người nghiện thuốc có thể bỏ hút thuốc vì nó liên kết với nicotinic. Nhưng với liều lượng lớn hơn, nó có thể dẫn đến chết người. Ngộ độc kim tước được ghi nhận trong nhiều thế kỷ và thường liên quan đến trẻ em ăn phải.
Các cytisine có trong tất cả các phần của cây hoa. Ngộ độc bắt đầu với các triệu chứng nôn mửa dữ dội, tiếp theo là trào bọt ra khỏi miệng và sau 1 tiếng bệnh nhân sẽ lên cơn co giật liên tục. Ngộ độc cytisine khiến các cơn co giật quá gần nhau, do đó, các cơ bắp của bạn vĩnh viễn co lại, được gọi là co tetanic. Đỉnh điểm là tình trạng hôn mê sâu và tử vong.
Hoa Cerbera Odollam
Cerbera Odollam được người dân địa phương tại Ấn Độ gọi là cây tự sát, là vũ khí giết người hoàn hảo. Trong khoảng thời gian 10 năm, ít nhất có 500 trường hợp được ghi nhận tử vong do loài hoa này.
Chất độc tố cerberin bắt đầu hoạt động trong vòng một giờ, sau khi trúng độc, bạn sẽ rơi vào tình trạng hôn mê, tim ngừng đập. Toàn bộ quá trình diễn ra trong khoảng 3 giờ. Hóa chất này không mùi vị, do đó nó là vũ khí giết người kín đáo.
Hoa Oenanthe Crocata – Củ cải nước
Năm 2002, 8 khách du lịch ở Argyll, Scotland đã quyết định lấy một số thức ăn gần một dòng suối nơi họ dựng trại. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, 4 người trong số họ đã phải nhập viện vì trong số thức ăn đó có củ cải nước, một loại có chứa độc tố gây tỷ lệ tử vong lên đến 70%. Khi trúng độc loại này, các oenanthotoxin khiến các cơ xung quanh môi của bạn co giãn, buộc bạn phải cười ngay cả khi đau đớn trong cơn co giật.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Hiểu bệnh để dùng kháng sinh đúng cách
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với một số bệnh nhiễm khuẩn, lạm dụng quá mức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Khoảng 5.000 người chết vì bệnh nhiễm trùng kháng thuốc mỗi năm ở Anh và tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây cho thấy một nửa bác sĩ thừa nhận kê đơn thuốc kháng sinh ngay cả khi biết rằng nó không có hiệu quả. 90% nói rằng nguyên nhân là do áp lực từ các bệnh nhân.
Việc lạm dụng quá mức thuốc kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng. Ảnh minh họa: vancouversun
Tiến sĩ Louise Selby đưa ra một số phân tích khi nào thực sự nên dùng kháng sinh và khi nào không cần thiết phải sử dụng.
Viêm họng
Đây là một trong những lý do phổ biến hầu hết mọi người đến và yêu cầu được dùng thuốc kháng sinh.
Không cần kháng sinh:
Trong hầu hết trường hợp, viêm họng là do virus, không phải do vi khuẩn.Kháng sinh làm việc bằng cách giết chết hoặc vô hiệu hóa vi khuẩn. Chúng không có hiệu lực với virus.
Tốt hơn hên, bạn nên giảm bớt sự khó chịu bằng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Cần kết hợp nghỉ ngơi để giúp hệ thống miễn dịch đánh bại các virus.
Dùng kháng sinh
Khi có sốt cao trên 38,5 độ kết hợp với các đốm trắng trên amiđan có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số triệu chứng thường gặp của viêm họng do vi khuẩn là xuất hiện chảy mũi, hắt hơi, sưng đau hạch cổ... Nếu các triệu chứng kéo dài trên 24-48 giờ có thể dùng kháng sinh như penicillin.
Viêm xoang
Không cần kháng sinh
Hầu hết viêm xoang là do virus, vì vậy kháng sinh sẽ không có tác dụng. Xông mũi trong một bát nước bốc hơi với một chiếc khăn trên đầu có thể giúp làm ẩm và lỏng các dịch tiết, dễ dàng thông mũi. Các thuốc giảm đau cũng có thể làm giảm cảm giác nghẹt mũi tạm thời.
Dùng kháng sinh
Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau một tuần hoặc những cơn viêm xoang xuất hiện nhiều lần trong năm thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh. Khoảng 1/3 người bị viêm xoang sẽ phát triển nhiễm khuẩn thứ phát trong các màng của xoang và đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.
Đau mắt
Các chứng viêm, đau và nhiễm trùng mắt có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Không cần kháng sinh
Khi mắt nhiễm trùng nhẹ, cảm giác khó chịu có thể điều trị với thuốc kháng khuẩn như Brolene Eye Drops và GoldenEye có chứa isetionate propamidine. Thay vì giết chết các vi khuẩn, các thuốc này làm chậm sự tăng trưởng, cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Dùng kháng sinh
Khi mắt có biểu hiện đau nặng, xuất hiện dấu hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn thì việc dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh là cần thiết.
Nhiễm trùng ngực
Không cần kháng sinh
Viêm phế quản thường được gây ra bởi virus. Có thể giảm bớt các triệu chứng với aspirin, paracetamol và ibuprofen.
Nếu bị ho khoảng 2 tuần, có thể không cần thuốc kháng sinh. Nếu kéo dài hơn 3 tuần, bạn có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát từ một nhiễm trùng ngực để theo dõi các triệu chứng khác như sốt cao và thở khò khè.
Dùng kháng sinh
Khi có các triệu chứng như sốt cao hơn 38,5 độ, khó thở, đau đầu, ho ra đàm... có thể là triệu chứng của viêm phổi. Không giống như viêm phế quản, viêm phổi có thể được gây ra bởi vi khuẩn và kháng sinh thường là cần thiết. Nếu ho ra máu hoặc có ho dai dẳng trong hơn 3 tuần, bạn phải gặp bác sĩ.
Nhiễm trùng tai
Không cần kháng sinh
Nhiễm trùng tai giữa thường được gây ra bởi một loại virus. Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau hoặc sốt.
Dùng kháng sinh
Ở người lớn hoặc trẻ em, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm sốt cao trên 38,5 độ và ói mửa, không khỏi trong vòng 2-3 ngày hoặc nếu có mủ chảy ra ở tai, cần phải dùng đến kháng sinh.
Nhiễm trùng tiết niệu
Không cần kháng sinh
Các triệu chứng nhẹ bao gồm cảm giác nóng rát nhẹ khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần có thể được giảm bớt bằng cách uống nhiều nước và nước trái cây nam việt quất 250-500 ml hàng ngày.
Nếu nhiễm trùng tiểu tái phát, đôi khi chỉ đơn giản là do không uống đủ nước hoặc sử dụng quá nhiều xà phòng khi vệ sinh vùng kín.
Dùng kháng sinh
Nếu bạn bị đau thắt lưng, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đã lan đến thận và kháng sinh là cần thiết. Kháng sinh cũng đóng vai trò chính để điều trị viêm bàng quang.
Mỹ Lê (Theo Live Press)
10 bài thuốc trị bí tiểu Đông y gọi bí tiểu tiện là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc. Đông y gọi bí tiểu tiện là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế...