Obama, từ chặng đường tái tranh cử nhìn lại
Tổng thống Mỹ Obama bước vào chiến dịch tái tranh cử trong bối cảnh kinh tế vẫn còn ngổn ngang và các cuộc thăm dò khắp cả nước cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông sít sao với đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney.
Tuy nhiên có một lợi thế lớn dành cho ông: Đó là cử tri có vẻ như vẫn rất yêu mến ông, xét về bình diện cá nhân và nhiều người vẫn trung thành với ông, mặc dù họ cho ông điểm thấp về cách đối phó với kinh tế.
Nếu chiến dịch tranh cử của ông có thể thuyết phục được những người ủng hộ từ năm 2008 trở lại phòng bỏ phiếu vào ngày 6/11 này, trong khi thuyết phục được những cử tri do dự rằng Romney không hề đặt lợi ích của họ trong tâm, thì Obama sẽ giành chiến thắng nhiệm kỳ 2.
Sinh 4/8/1961 ở Hawaii
Học luật tại Harvard
Làm luật sư nhân quyền dân sự ở Chicago
Phục vụ tại thượng viện bangIllinois từ 1996-2004
Trúng cử vào Thượng viện Mỹ năm 2004
Đánh bại Hillary Clinton, trở thành ứng viên tổng thống đảng Dân chủ
Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2008, đánh bại đối thủ Cộng hòa John McCain
Ông Obama, với tư cách là tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ đã có một nhiệm kỳ đầu tiên đầy sóng gió.
Ông và đội ngũ của mình đã ghi được nhiều thành tựu mang tính lịch sử. Nhưng kinh tế Mỹ vẫn phải vật lộn rất nhiều kể từ khi Obama nhậm chức trong bối cảnh Mỹ đang lâm vào một trong những cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất nhiều thập niên. Tăng trưởng việc làm vẫn èo uột, trong khi tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức trên 8%.
Ngoài ra, đảng Dân chủ gánh chịu thất bại lịch sử trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2010, với đảng Cộng hòa nổi lên, mạnh mẽ và quyết đoán hơn bao giờ hết khi thúc đẩy được chương trình nghị sự bảo thủ của họ và cản trở được các kế hoạch của tổng thống.
Mitt Romney và đảng Cộng hòa hiện đang đánh cược rằng Obama sẽ không thể truyền được nguồn cảm hứng nồng nhiệt như ông đã đem đến Nhà Trắng 4 năm trước và các cử tri độc lập sẽ quay lưng với chính sách kinh tế của ông trong bối cảnh kinh tế vẫn trì trệ.
Có tài diễn thuyết, lịch lãm và kín đáo
Barack Hussein Obama làm nên lịch sử vào này 4/11/2008, khi ông dễ dàng đánh bại đối thủ đảng Cộng hòa John McCain, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ.
Video đang HOT
Mới 47 tuổi khi tuyên thệ nhậm chức, ông Obama cũng là tổng thống “thành thị” đầu tiên kể từ Harry Truman và tổng thống đầu tiên sinh ra ở Hawaii.
Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức trước hơn 1 triệu người vào tháng 1/2009.
Hơn triệu người bất chấp giá lạnh đã theo dõi lễ nhậm chức của Obama.
Và không giống John McCain, George Bush và Bill Clinton, gốc gác của ông không dính dáng gì đến cuộc chiến ở ViệtNam hay những xung đột văn hóa trong những năm 1960.
Kể từ khi nắm quyền, đảng Dân chủ đã đánh bại được liên minh đối lập thống nhất của đảng Cộng hòa, thông qua được gói kích thích kinh tế, cải cách hệ thống y tế Mỹ, đưa ra những quy định mới cho Phố Wall và ngành ngân hàng, cứu được ngành công nghiệp ô tô Mỹ khỏi sụp đổ.
Sau đó, ông và đảng Dân chủ đã lật ngược được luật kéo dài 2 thế kỷ qua, cấm người đồng tính nam Mỹ phục vụ trong quân đội Mỹ. Với quyền lực tổng thống trong tay, ông Obama cũng hành động mà không cần có sự phê chuẩn của quốc hội, trao chứng nhận pháp lý tạm thời cho một số người nhập cư bất hợp pháp trẻ tuổi, được mang vào Mỹ khi còn là trẻ con.
Obama cũng phái một đội biệt kích tiêu diệt Osama bin Laden, chấm dưt cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và ký hiệp ước hạt nhân mới với Tổng thống Nga Medvedev.
Vào đầu nhiệm kỳ, ông tăng cường cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu tạiAfghanistan và Mỹ đã phải chứng kiến bạo lực leo thang tại nước này. Nhưng Obama đã cam kết sẽ trao sứ mệnh an ninh ở Afghanistan cho quân đội Afghanistan vào cuối năm 2014, chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn một thập kỷ tại đây.
Lớn lên trong môi trường quốc tế
Obama sinh năm 1961, được đặt theo họ cha, một học giả Kenya đã gặp mẹ ông, bà Ann, cô gái da trắng đến từ Kansas, khi đang học tại đại học Hawaii.
Khi Obama còn bé xíu, cha ông bỏ gia đình và cha mẹ ông ly dị. Ông Obama và cha chỉ gặp nhau thêm một lần nữa, khi cha ông có chuyến thăm ngắn ngủi tới Hawaii.
Khi ông Obama lên sáu, mẹ ông kết hôn với một người Indonesia và gia đình chuyển tới Jakarta. Thời gian đó, Obama được gọi là “Barry”. Nhưng sau đó ông trở lại Hawaii, nơi phần lớn ông được ông bà ngoại nuôi dưỡng.
Obama và các quan chức cấp cao theo dõi vụ tiêu diệt Osama bin Laden từ Nhà Trắng.
Tuổi thơ của Obama ở Indonesia, đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới, và gốc gác Hồi giáo Kenya của cha ông, đã làm dấy lên những giả thuyết nghi ngờ rằng ông không sinh ra ở Mỹ và ông là một người Hồi giáo bí mật.
Obama đã đưa ra 2 giấy khai sinh khác nhau để chứng minh ông được sinh tại bang Hawaii, Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp đại học Columbia ở New York, ông Obama làm nhà tổ chức cộng đồng trong 3 năm tại các khu nghèo ở Chicago.
Sau đó ông học trường luật Harvard, trở thành tổng thống Mỹ gốc Phi đầu tiên học luật Harvard.
Khi làm việc ở một công ty luật Chicago, ông gặp Michelle Robinson. Hai người đã kết hôn năm 1992 và có hai con gái Malia và Sasha. Vợ chồng Obama là những người đầu tiên kể từ Jimmy và Rosalynn Carter sống ở Nhà Trắng với con còn nhỏ.
Sau khi học xong Harvard, ông Obama trở lại Chicago, hành nghề luật nhân quyền dân sự, đại diện cho các nạn nhân trong các vụ phân biệt đối sử về nhà ở, việc làm.
Ông tham gia giảng dạy tại khoa luật tại Đại học Chicago, nơi ông được ca ngợi là một thầy giáo giỏi và là nhà tư tưởng luật xuất chúng.
Năm 1995, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên, Những giấc mơ từ cha tôi, một cuốn tự truyện và năm sau ông được bầu làm thượng nghị sỹ bang Illinois.
Là một thượng nghị sỹ bang, ông đã lên án mạnh mẽ cuộc chiến Iraq sắp diễn ra, và quan điểm này sau đó đã giúp ông giành được sự ủng hộ trong cuộc đua sơ bộ ở đảng Dân chủ năm 2008.
“Barry” Obama gặp cha duy nhất một lần sau khi cha ông bỏ đi, tới Harvard học.
Cũng từ đó, ông Obama nổi tiếng khắp nước trong cuộc chạy đua vào Thượng viện Mỹ năm 2004, khi ông truyền được cảm hứng trong Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, với bài phát biểu về sự tự tin, về khát vọng và về đoàn kết dân tộc.
Sau chiến thắng áp đảo vào Thượng viện Mỹ vài tháng sau đó, ông trở thành một trong những nhân bật nổi bật ở Washington và sau đó ông xuất bản cuốn sách bán chạy thứ hai, “The Audacity of Hope” (Sự táo bạo của Hi vọng).
Khi tham gia vào cuộc tranh cử tổng thống tháng 2/2007, ông Obama mới ở thượng viện được 2 năm và đối thủ của ông luôn cho rằng ông không đủ tư cách và chưa có sự chuẩn bị để trở thành tổng thống.
Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của ông đã làm xao động hàng triệu con tim theo chủ nghĩa tự do, đặc biệt là cử tri trẻ, những người đang khao khát cái mới ở Washington sau 2 nhiệm kỳ dưới sự điều hành của George W Bush.
Obama đã giành được sự ứng cử của đảng Dân chủ, sau cuộc chiến dài và khốc liệt với cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton, người mà sau đó được ông Obama bổ nhiệm làm ngoại trưởng.
Thất vọng về kinh tế
Chiến thắng của ông Obama trước thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa 70 tuổi John McCain một phần nhờ vào quan niệm của công chúng lúc bấy giờ rằng, chính chính sách của đảng Cộng hòa đã khiến kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và ông McCain không được chuẩn bị tốt để vực dậy kinh tế Mỹ.
Giờ đây Obama và nhóm các nhà chiến lược, cố vấn của mình hi vọng họ có thể lập cú đúp chiến thắng năm 2008.
Cuộc suy thoái đã chấm dứt, con số thất nghiệp đã dần hạ xuống và các chỉ số khác cho thấy kinh tế đã cải thiện.
Nhưng vẫn còn đó ở các đại cử tri cảm giác bất ổn, thất vọng với những gì đang diễn ra.
Romney và liên danh tranh cử Paul Ryan cùng đảng Cộng hòa đã được hậu thuẫn bởi những ông bầu lắm tiền, nóng lòng muốn “tiêu diệt” Obama. Họ đổ lỗi cho chính sách của Obama gây ra những bất ổn kinh tế hiện nay và họ hi vọng cử tri sẽ mất dần tình cảm cũng như đầu tư chính trị cho Obama.
Theo Dantri
Obama 'tạo' thêm 1 triệu triệu phú Mỹ
WealthInsight tính toán số triệu phú tại Mỹ sẽ đạt 6,1 triệu người năm 2016 với tổng tài sản 23.500 tỷ USD.
Theo khảo sát mới nhất của WealthInsight, kể từ khi Tổng thống Obama đắc cử năm 2008, Mỹ đã có thêm 1,1 triệu triệu phú mới. Mức tăng này tương đương 29%, tức khoảng 1.000 triệu phú mới mỗi ngày. Giới phân tích ước tính số triệu phú tại Mỹ đang nắm giữ 18.800 tỷ USD - 34% tổng tài sản quốc gia, cao hơn nhiều so với trung bình thế giới là 29%.
Christopher Rocks - chuyên gia phân tích tại WealthInsight cho biết: "Chuyện này không liên quan gì tới chiến dịch tranh cử cả. Số triệu phú sẽ vẫn tăng lên, dù ông Obama hay Romney giành chiến thắng".
Số triệu phú tại Mỹ hiện sở hữu tới 34% tổng tài sản quốc gia. Ảnh: The Guardian
Số triệu phú tại Mỹ đã giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuối năm 2011, nước này chỉ có 5,1 triệu triệu phú, giảm hơn 165.000 người so với năm 2007, trước khi tổng thống Obama đắc cử. Sự khởi sắc gần đây của thị trường chứng khoán và bất động sản được dự đoán sẽ giúp số triệu phú nước này quay về mức tiền khủng hoảng cuối năm 2012.
Năm 2007, tổng tài sản của người giàu ở đây vào khoảng 20.000 tỷ USD. WealthInsight dự đoán cuối năm 2012, con số này sẽ giảm xuống còn 19.900 tỷ USD và chỉ tăng lên 21.000 tỷ USD vào năm sau. WealthInsight tính toán số triệu phú tại Mỹ sẽ đạt 6,1 triệu người năm 2016 với tổng tài sản 23.500 tỷ USD.
Cũng theo báo cáo trên, giới siêu giàu ở lĩnh vực tài chính khôi phục tài sản nhanh nhất. Ngoài ra, số người sở hữu từ 30 triệu USD trở lên tăng 12% kể từ năm 2007. 16% tài sản của những người siêu giàu đến từ lĩnh vực sản xuất, theo sau là giao thông và logistic với 10%, công nghệ thông tin và viễn thông với 8%.
Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái (1929 - 1933) chỉ có ảnh hưởng rất nhỏ đến giới siêu giàu. Cuối năm 2011 tại Mỹ, số người siêu giàu tại đây là 39.378 người, giảm nhẹ so với 40.197 người năm 2007. Tương tự, tài sản của những người này chỉ giảm từ 5.600 tỷ xuống 5.500 tỷ trong cùng thời điểm.
Connecticut, quê hương của hàng loạt tỷ phú đầu tư, có số người giàu tăng nhanh nhất dưới thời ông Obama với 26%. Tuy nhiên, giới siêu giàu lại tập trung đông nhất ở New York với hơn 4.000 người, theo sau là Texas với hơn 3.800 người.
Theo VNE
Nhật, Trung đều muốn Obama thắng cử Người Nhật và Trung Quốc có thể mâu thuẫn kịch liệt vì đảo tranh chấp và nhiều thứ khác, nhưng họ có một điểm chung: cùng muốn đương kim tổng thống Mỹ Obama thắng cử. Kết quả thăm dò của AFP-Ipsos cho thấy dường như những phát biểu có tính chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào các cường quốc kinh tế châu Á...