Obama nói về Biển Đông, Trung Quốc phản đối
Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ sự quan ngại trước tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển tại khu vực Đông Á, bất chấp phản đối của Trung Quốc về việc đề cập đến vấn đề trên.
Nhà lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 7 đều tỏ ra lo ngại trước tình hình tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Ảnh: AFP
AFP đưa tin, ông Obama bàn về chủ đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN cũng như tranh chấp trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại ngày cuôi của hôi nghị câp cao diễn ra hôm qua.
“Tôi nghĩ rằng thông điệp của Tổng thống Obama muốn gửi đến đó là cần phải hạ nhiệt những căng thẳng để đảm bảo các tranh chấp không có nguy cơ leo thang”, Ben Rhodes, cố vấn cao cấp của tổng thống Mỹ, nói với các phóng viên.
Để đáp lại sự lo ngại của tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo khác tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Campuchia, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra lời phản bác những chỉ trích nhằm vào Trung Quốc và bảo vệ quan điểm của nước mình.
Video đang HOT
“Chúng tôi không muốn đưa tranh chấp ra bàn bạc trong một dịp như thế này”, ông Ôn nói với ông Obama và các nhà lãnh đạo các nước trong phiên họp cuối cùng của hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh cho biết.
“Những hành động của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền của mình là cần thiết và hợp pháp. Chúng tôi đã xử lý một cách thích hợp những sự việc không phải do Trung Quốc gây ra”, thủ tướng Trung Quốc tuyên bố.
Ông Ôn Gia Bảo nhắc lại rằng Bắc Kinh không muốn “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp trên biển và cho rằng các bên cần thảo luận nhiều nội dung khác thay vì vấn đề này. Trung Quốc muốn đàm phán riêng rẽ với từng nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp trên Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Trước đó, Campuchia và Philipines đã thê hiên sự bât đông trong nôi bô ASEAN vê vân đê tranh châp biên đảo. Khi thủ tướng nước chủ nhà nói rằng Hiêp hôi đã thông nhât không “quôc tê hóa” vân đê Biên Đông, thì tông thông Philippines Aquino phản đôi và cho rằng không hê có sự thông nhât như vây. Bât đông tương tự từng xảy ra hôi tháng 7, dân đên viêc ASEAN không ra được tuyên bô chung sau môt hôi nghị câp cao.
Ông Obama tới dự Hội nghị Cấp cao Đông Á và có chuyến thăm Campuchia, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm lịch sử tới ba nước Đông Nam Á. Đây là chuyến công du đầu tiên kể từ sau khi ông Obama tái đắc cử tổng thống, nhằm củng cố chiến lược hướng đến châu Á – Thái Bình Dương đề ra từ cuối năm ngoái.
Hội nghị cấp cao Đông Á có sự tham dự của 18 nước đã bế mạc và ra tuyên bố chung về Sáng kiến phát triển Đông Á và Tuyên bố EAS về phòng chống sốt rét kháng thuốc, đồng thời chính thức khởi động đàm phán về Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Chiều cùng ngày cũng đã diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21. Campuchia, nước chủ tịch ASEAN năm nay trao lại chức chủ tịch cho Brunei. Từ tháng 1/2013, Brunei sẽ bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN.
Cũng từ tháng 1 năm sau, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017, kê nhiêm ông Surin Pitsuwan kêt thúc nhiêm kỳ vào cuôi năm nay.
Theo VNE
Người Việt Nam đầu tiên làm Tổng Thư ký ASEAN
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh đã nhận được sự đồng thuận của các lãnh đạo ASEAN vào vị trí Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017.
Như vậy, kể từ ngày 1/1/2013, ông Lê Lương Minh sẽ chính thức đảm nhiệm cương vị Tổng thư ký ASEAN. Ông Lê Lương Minh được đánh giá là có trình độ và kinh nghiệm ngoại giao ở cấp độ toàn cầu. Năm nay 60 tuổi, ông từng có 14 năm làm việc tại Liên hợp quốc, trong đó có 7 năm làm Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Xin chúc mừng ông trở thành người Việt Nam đầu tiên đảm nhận vị trí Tổng Thư ký ASEAN. Ông có thể cho biết nhiệm vụ lớn nhất của Tổng thư ký ASEAN là gì?
Nhiệm vụ quan trọng nhất của ASEAN là tiếp tục nỗ lực thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên 3 trụ cột chính là cộng đồng chính trị - an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa xã hội. Do đó, nhiệm vụ của Tổng thư ký là hỗ trợ và điều phối các hoạt động để hiện thực hóa các chương trình đó".
Ông đã có chiến lược hành động thế nào để thực hiện những mục tiêu đề ra của ASEAN?
Để triển khai thành công các chương trình hành động ưu tiên đó, thì ASEAN cần một môi trường hòa bình, ổn định. Tổng Thư ký cần quan tâm, thúc đẩy việc hình thành và thực hiện các chuẩn mực ứng xử. Trong bối cảnh khu vực có tình hình diễn biến phức tạp liên quan tới tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, việc đảm bảo tôn trọng, thực hiện tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông cũng như sớm tiến tới một bộ luật, một bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông là rất quan trọng để duy trì hòa bình, ổn định. Để loại bỏ các nguy cơ gây mất ổn định thì việc đảm bảo thực hiện Hiệp ước các nước ASEAN không có vũ khí hạt nhân cũng rất quan trọng.
Xin cảm ơn ông và chúc ông có một nhiệm kỳ thành công!
Theo 24h
Tổng thống Mỹ sẽ nêu vấn đề biển Đông ở Hội nghị Đông Á Tổng thống Mỹ Barack Obamadự định sẽ nêu vấn đề an ninh hàng hải và tranh chấp lãnh thổ tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào hôm nay, 20.11, bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn cản đưa vấn đề này ra bàn bạc. Phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho hay, ông Obama sẽ...