Obama kêu gọi Nga, Trung Quốc theo đuổi giải pháp ngoại giao
Tổng thống Mỹ hôm qua thể hiện giọng điệu đối đầu trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, khi cho rằng Nga, Trung Quốc có hành động làm bất ổn trong các cuộc xung đột trên thế giới.
Tổng thống Mỹ phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP
Theo Straits Times, phát biểu trước lượt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Obama phản đối hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông và Moscow ở Ukraine.
Ông cho rằng việc Nga sáp nhập Crimea và hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông là một âm mưu nhằm từ bỏ trật tự thế giới được Liên Hợp Quốc thiết lập cách đây 70 năm và thể hiện tư tưởng “mạnh thì thắng” từ thời tiền Thế chiến II.
“Ngoại giao là việc khó khăn, kết quả đôi khi không thỏa mãn, và nó hiếm khi phổ biến về mặt chính trị”, ông Obama nói trước các lãnh đạo thế giới tại phiên khai mạc cuộc họp thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. “Nhưng tôi tin rằng các lãnh đạo nước lớn có nghĩa vụ thực hiện những rủi ro này, chính bởi vì họ đủ mạnh để bảo vệ lợi ích của chúng ta, nếu và khi ngoại giao thất bại”.
Obama lấy thỏa thuận cột mốc về hạt nhân Iran làm ví dụ về thành quả khi hệ thống quốc tế được phép hoạt động đúng phương cách. Ngược lại, ông chỉ ra tình hình bất ổn ở Ukraine và hậu quả của lệnh trừng phạt ở Nga sau khi Crimea được sáp nhập.
Video đang HOT
“Hãy thử hình dung rằng thay vào đó, khi Nga thực hiện ngoại giao thực sự, làm việc cùng Ukraine và cộng đồng quốc tế để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ. Điều đó sẽ tốt hơn không chỉ cho Ukraine mà còn cho Nga, và tốt hơn cho cả thế giới. Đó là lý do chúng tôi tiếp tục kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng này… không phải vì chúng tôi muốn cô lập Nga, mà vì chúng tôi muốn một nước Nga hùng mạnh làm việc với chúng tôi, để làm vững mạnh toàn thể hệ thống quốc tế”, ông Obama cho hay.
Về vấn đề Biển Đông, Obama cho biết Mỹ không có tuyên bố chủ quyền tại đây, nhưng có lợi ích trong việc “gìn giữ nguyên tắc cơ bản của tự do đi lại và tự do vận chuyển thương mại, và trong việc giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế, không phải bằng luật của vũ lực”.
Sau đó, ông Obama nhắc đến những ví dụ tích cực của các nước nhỏ hơn: “Từ Singapore tới Colombia tới Senegal, thực tế cho thấy các nước thành công khi theo đuổi hòa bình và thịnh vượng trong biên giới của họ, và hợp tác cùng các nước ngoài biên giới”.
Diễn văn của tổng thống Mỹ được coi là một trong những bài phát biểu được theo dõi nhiều nhất tại các hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc trong những năm gần đây, thể hiện ở thứ tự phát biểu trong danh sách. Ông Tập cũng lần đầu phát biểu tại Liên Hợp Quốc, trong khi ông Putin lần đầu xuất hiện tại cuộc họp lần đầu tiên trong một thập kỷ.
Trong phiên khai mạc Đại Hội đồng, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng đề cập đến một danh sách các thách thức toàn cầu và hối thúc các lãnh đạo thế giới hành động nhiều hơn nữa. Dù nhấn mạnh sự cần thiết của ngoại giao, ông Ban cũng kêu gọi những khoản đóng góp khẩn cấp.
“Thế giới tiếp tục phung phí hàng nghìn tỷ vào chi tiêu quân sự”, ông Ban nói. “Vì sao chi tiền để tàn phá hành tinh và con người dễ hơn bảo vệ họ?”
Trọng Giáp
Theo VNE
Triều Tiên không có dấu hiệu chuẩn bị thử hạt nhân
Một viện nghiên cứu Mỹ cho rằng Triều Tiên không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào về hoạt động chuẩn bị cho cuộc thử hạt nhân, dù nước này đưa ra những lời đe dọa.
Phân tích của 38 North dựa trên hình ảnh vệ tinh ngày 7/9. Ảnh: 38North
"Bất chấp những nghi ngờ mới được khơi dậy về một cuộc thử hạt nhân Triều Tiên, hình ảnh vệ tinh thương mại ngày 7/9 cho thấy không có dấu hiệu về hoạt động chuẩn bị cho một cuộc thử hạt nhân tại bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên, và gần như không hoặc không hề có thay đổi nào tại cơ sở từ tháng 8", Yonhap hôm qua dẫn lời Viện nghiên cứu 38 North của Mỹ cho biết trong báo cáo ngày 18/9.
Cổng phía tây của địa điểm này, nơi diễn ra hai vụ thử năm 2009 và 2013, xuất hiện rất ít hoạt động kể từ đầu năm nay, đặc biệt là ở ụ đất dường như do hoạt động đào một đường hầm khác tạo nên, 38 North cho biết. Điều đó có thể nghĩa là việc đào đất đã hoàn tất hoặc bị gián đoạn.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy có hai tòa nhà mới được dựng lên tại lối vào cổng phía tây, nhiều khả năng để hỗ trợ đội ngữ canh gác, kiểm soát ra vào khu vực, viện cho hay.
Triều Tiên tuần trước tuyên bố cơ sở hạt nhân sản xuất bom tại khu phức hợp Yongbyon đã đi vào hoạt động bình thường và sẵn sàng đối phó với "chính sách thù địch" của Mỹ bằng "một trận sấm hạt nhân", một cụm từ ám chỉ vụ thử hạt nhân.
Bên cạnh lời đe dọa thử hạt nhân, Triều Tiên cũng dọa phóng tên lửa tầm xa, có thể trong khoảng thời gian kỷ niệm thành lập đảng cầm quyền, điều sẽ vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Bình Nhưỡng từ lâu bị cáo buộc sử dụng các vụ phóng tên lửa tầm xa làm cái cớ để phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Các chuyên gia nói tên lửa tầm xa và ICBM về cơ bản giống nhau, chỉ khác ở tải trọng.
Hàn Quốc và Mỹ nghi ngờ hiện Triều Tiên nhiều khả năng sẽ phóng tên lửa hơn là thử hạt nhân, và kêu gọi Bình Nhưỡng không thực hiện nếu không muốn bị Liên Hợp Quốc trừng phạt mạnh mẽ hơn.
Trọng Giáp
Theo VNE
Lý do Trung Quốc liều mạng xây đảo ở Biển Đông Trung Quốc không thể từ bỏ ý định xây dựng đường băng quân sự trên Biển Đông được vì có rất nhiều lý do chi phối. Ông Phạm Nguyên Long, chuyên viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã phân tích để thấy vì sao sau nhiều cảnh báo của Mỹ, Trung Quốc vẫn quyết xây đường...