Obama đối đầu Assad trên truyền hình Mỹ
Một cuộc chiến ngôn từ trên mặt trận truyền thông giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad đã nổ ra.
Các nghị sĩ Mỹ xem một số hình ảnh chụp thi thể những người được cho là nạn nhân vũ khí hóa học ở Syria
Hôm qua 9/9, hai kênh truyền hình Mỹ PBS và CBS đã phát hình cuộc phỏng vấn Tổng thống al-Assad. Trả lời phóng viên kỳ cựu Charlie Rose của CBS, ông Assad khẳng định Washington không hề có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Ông cảnh báo: “Tôi có một thông điệp dành cho người Mỹ. Đó là dính dáng đến các cuộc xung đột và chiến tranh ở Trung Đông không bao giờ là một trải nghiệm tốt đẹp với nước Mỹ”. Ông Assad cũng đe dọa nếu quân đội Mỹ mở cuộc không kích, chính quyền Syria và các đồng minh sẽ trả đũa.
Trong khi đó, cũng trong hôm qua, Tổng thống Mỹ Obama đã trả lời phỏng vấn sáu kênh truyền hình Mỹ với thông điệp là lực lượng Assad đã sử dụng vũ khí hóa học và Washington phải hành động để ngăn chặn cuộc tắm máu tiếp diễn.
Hôm nay 10/9, ông Obama cũng sẽ phát biểu trên truyền hình để kêu gọi người dân Mỹ ủng hộ kế hoạch can thiệp vào Syria.
Video đang HOT
Báo Politico cho biết trước đó Nhà Trắng cũng đã công bố đoạn video chiếu cảnh những người bị cho là nạn nhân Syria chết và bị thương vì vũ khí hóa học.
Đoạn video cho thấy cảnh nhiều thi thể nằm trên sàn nhà, một số người bị co giật, số khác sùi bọt mép. Đích thân chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough đã chiếu đoạn video này cho các nghị sĩ xem để thuyết phục họ thông qua kế hoạch tấn công.
Dự kiến ngày 11/9, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về nghị quyết cho phép Mỹ sử dụng vũ lực tại Syria. Giới quan sát dự báo hầu như nghị quyết này sẽ vượt qua cửa ải thượng viện, nơi phe Dân chủ chiếm đa số.
Tuy nhiên, ông Obama sẽ phải đối mặt với thử thách lớn ở hạ viện. Một khảo sát của báo Washington Post cho thấy 224 trên tổng số 433 nghị sĩ hạ viện đã quyết định nói “không” hoặc “có thể sẽ nói không”.
Có 184 người chưa quyết định và chỉ 25 người thể hiện sự ủng hộ phương án của ông Obama.
“Ông Obama phải cho thấy rõ rằng can thiệp vào Syria là vấn đề an ninh quốc gia cốt lõi của Mỹ. Và ông ấy cũng phải thuyết phục mọi người rằng một cuộc can thiệp sẽ không dẫn tới nguy cơ Mỹ sa lầy trong cuộc nội chiến ở Syria” – AFP dẫn lời nghị sĩ Dân chủ Elijah Cummings.
Khảo sát của báo USA Today cũng cho thấy số lượng nghị sĩ phản đối vượt xa số người ủng hộ. Giới quan sát nhận định tuần này sẽ là tuần lễ định hình toàn bộ nhiệm kỳ hai của ông Obama.
Hiện Nga vẫn tiếp tục kêu gọi Mỹ từ bỏ ý định tấn công Syria. Theo RIA Novosti, hôm qua Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo một cuộc can thiệp quân sự vào Syria sẽ dẫn tới nguy cơ “khủng bố bùng nổ” tại khu vực Trung Đông và kích động một làn sóng di tản lớn.
Ông Lavrov nhấn mạnh vẫn còn cửa cho một giải pháp chính trị ở Syria. Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ đưa vấn đề Syria trở lại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Theo ông Lavrov, Syria cần giao toàn bộ vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế để tiêu hủy chúng. Đó sẽ là cách ngăn chặn một cuộc tấn công của Mỹ.
Theo Xahoi
Dấu hiệu thỏa thuận bí mật về Syria
Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đang cân nhắc một đề nghị bí mật do châu Âu thúc đẩy nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.
Cả ông Obama lẫn al-Assad đều đang chờ quyết định của Quốc hội Mỹ - Ảnh: AFP
Trong cuộc phỏng vấn với Đài PBS của Mỹ phát ngày 9.9, ông al-Assad tiếp tục phủ nhận liên quan đến vụ tấn công bằng vũ khí hóa học gần Damascus ngày 21.8.
Vị tổng thống này tuyên bố "sẵn sàng cho mọi tình huống" ám chỉ nguy cơ Mỹ tấn công quân sự nhưng đồng thời lại nói: "Không nhất thiết tôi buộc phải chuẩn bị đối phó một cuộc can thiệp của Mỹ".
Trang tin DEBKAfile dẫn các nguồn quan chức và chuyên gia nhận định đây là cụm từ đáng chú ý nhất trong cuộc phỏng vấn, có thể cho thấy tình hình bắt đầu có lối thoát. Theo nhận định, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang trì hoãn hành động quân sự để đặt trước ông al-Assad một thỏa thuận mới nhằm chấm dứt khủng hoảng. Nội dung thỏa thuận vẫn đang nằm trong vòng bí mật nhưng các nguồn tin tiết lộ EU đang rất ủng hộ giải pháp này.
Nhận định về sự "hãm phanh" của Mỹ càng rõ nét khi Reuters ngày 9.9 dẫn lời Ngoại trưởng Kerry nói rằng Syria có thể tránh khỏi một cuộc tấn công quân sự nếu chấp nhận giao nộp toàn bộ vũ khí hóa học của nước này trong vòng 1 tuần.
Ông cũng lặp lại quan điểm rằng chiến dịch quân sự nếu có chỉ nhằm ngăn chặn sử dụng vũ khí hóa học tấn công người dân chứ cuộc khủng hoảng Syria phải được giải quyết bằng biện pháp chính trị. Ngoài ra, những thông tin vừa được tình báo Đức tiết lộ cho thấy ông al-Assad có thể không ra lệnh tấn công mà do cấp dưới tự tung tự tác.
Giải pháp hòa bình cho Syria cũng là điều Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov nhất trí trong cuộc gặp tại Moscow hôm qua. CNN dẫn lời ông Lavrov khẳng định Nga "không bị thuyết phục về các bằng chứng chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học". Tuy nhiên, ông cũng cho biết Moscow sẽ thúc giục Damascus đặt kho vũ khí hóa học của họ dưới sự kiểm soát quốc tế. Theo báo Ha'aretz, ông Muallem dự kiến sẽ giới thiệu một lộ trình chuyển giao quyền lực tại Syria do nước này và Iran cùng soạn thảo.
Dự kiến Tổng thống Obama sẽ có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình Mỹ vào ngày 10.9 (giờ địa phương) về Syria trước khi Quốc hội nhóm họp.
Dự kiến Thượng viện sẽ bỏ phiếu về chiến dịch Syria vào ngày 11.9 còn Hạ viện chưa thông báo lịch cụ thể. Hôm qua, CNN công bố kết quả khảo sát ở Mỹ cho thấy 59% hngười được hỏi phản đối can thiệp vào Syria.
Theo TNO
Tổng thư ký LHQ kêu gọi tiêu hủy vũ khí hóa học ở Syria Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon ngày 9.9 kêu gọi thiết lập các khu vực giám sát của LHQ ở ngay trên lãnh thổ Syria và vũ khí hóa học của Syria cũng sẽ được tiêu hủy tại các khu vực này. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon - Ảnh: AFP AFP dẫn lời ông Ban nói với các phóng...